Phát ban đỏ không sốt là bệnh gì? Nguyên nhân, cách trị dứt điểm
Phát ban đỏ không sốt nhưng đi kèm ngứa ngáy, châm chích da rất khó chịu. Triệu chứng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Vậy, phát ban đỏ không sốt là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả ra sao? Hãy cùng tham khảo bải viết sau để có được câu trả lời thỏa đáng.
Phát ban đỏ nhưng không sốt cảnh báo bệnh gì?
Phát ban đỏ nhưng không sốt là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở mỗi độ tuổi thì triệu chứng này lại cảnh báo một bệnh lý khác nhau, cụ thể:
Trẻ phát ban đỏ nhưng không sốt
Trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ nhưng không kèm theo hiện tượng sốt phụ huynh cần chú ý với những bệnh lý mà trẻ có thể đang gặp phải bao gồm:
- Rôm sảy do thời tiết: Hầu như đứa trẻ nào cũng mắc bệnh lý này, đặc biệt vào thời tiết nóng ẩm. Làn da của trẻ rất nhạy cảm, cộng thêm mồ hôi không được kiểm soát nên rất dễ bị rôm sảy đặc biệt ở vùng bẹn, nách, lưng, cổ,….
- Hăm tã: Bé đóng bỉm trong một thời gian dài hoặc bé bị dị ứng với bỉm sẽ xuất hiện mụn nhọt nước nhỏ gây ngứa ngáy, rát ở vùng bẹn, mông.
- Chàm sữa: Thời gian đầu các nốt ban sẽ có màu hồng sau đó nổi lên thành các cụm mụn nước nhỏ li ti. Mặc dù không gây sốt nhưng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát. Lâu ngày các mụn nước này sẽ vỡ ra, đóng vảy, bong thành mảng miếng. Khi trẻ lớn lên hiện tượng này sẽ biến mất.
- Do viêm da tiếp xúc: Tình trạng tổn thương da xảy ra có thể do trẻ tiếp xúc với một số dị nguyên như: hóa chất, bị côn trùng cắn, lông chó mèo trong nhà, phấn hoa, nấm mốc,… Da bị viêm sẽ xuất hiện mụn màu hồng kèm mụn nước kèm châm chích, khó chịu.
- Dị ứng thực phẩm: Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, hoạt động còn kém nên dễ bị dị ứng khi thu nạp thực phẩm gây kích ứng. Đặc biệt phát ban đỏ không sốt xảy ra khi cha mẹ cho trẻ ăn một số loại như: đậu phộng, hải sản, trứng, sữa,… Trẻ có thể kèm theo một số biểu hiện khi bị dị ứng thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Với cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị phát ban đỏ không sốt do đó cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc bé tốt nhất.
Người lớn bị phát ban đỏ nhưng không sốt
Hiện tượng phát ban đỏ không sốt xảy ra ở người lớn cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý cần lưu tâm:
- Rôm sảy: Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực ra nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông bị bít, gây nổi mẩn trên da.
- Viêm da cấp tính hoặc mãn tính: Do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: thay đổi thời tiết, sang chấn cơ – hóa học,… Một số biểu hiện đặc trưng bao gồm: phát ban đỏ, mụn nước kèm cảm giác ngứa ngáy. Nếu hiện tượng này để lâu mà không điều trị có thể chuyển thành viêm da cơ địa, viêm da thần kinh, viêm da dị ứng,…
- Do dị ứng nổi mề đay: Trường hợp người bệnh bị nổi mề đay mẩn ngứa cấp tính cũng có thể xuất hiện phát ban, nổi mẩn và không sốt. Hiện tượng này khởi phát đột ngột và có thể biến mất trước 6 tuần.
- Bệnh tâm lý: Áp lực cuộc sống, công việc, thi cử dẫn tới căng thẳng stress kéo dài, cơ thể lúc này sẽ tiết ra nhiều serotonin và norepinephrine. Đây là 2 hoạt chất tương tự như histamin nên gây phát ban, nổi mẩn trên da.
- Mắc bệnh nội tạng: Khi chức năng của gan, thật, mật bị suy giảm hoặc bạn bị mắc bệnh tiểu đường cơ thể sẽ ngày càng tích tụ nhiều độc tố và khi không kịp đào thải ra môi trường sẽ gây ra hiện tượng phát ban ngoài da. Các mụn nhọt trong trường hợp này chỉ gây ngứa ngáy nhưng không sốt.
Phát ban đỏ nhưng không ngứa
Hiện tượng này xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ cảnh báo một số bệnh lý đáng chú ý sau đây:
Ban xuất huyết
Đặc điểm dễ dàng nhận biết ban xuất huyết đó là các đốm tròn nhỏ trên da có màu tím hoặc màu đỏ không kèm theo sốt hay ngứa ngáy. Bệnh lý này xảy ra do hồng cầu bị thoát ra ngoài mạch máu sau đó tổ chức dưới da hình thành các nốt ban. Người bị cháy nắng hay thường xuyên bị căng thẳng, stress rất dễ bị ban xuất huyết.
Giãn mao mạch
Bệnh lý này có thể gây phát ban đỏ nhưng không ngứa ngáy. Thường xảy ra phổ biến ở đối tượng phụ nữ trong thời gian thay đổi nội tiết tố, người ít vận động, người bị tăng cân, béo phì.
Hiện tượng giãn mao mạch xuất hiện nhiều ở vùng da mỏng, yếu như đầu, mũi, má, mặt sau của đùi, bắp chân,… Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, chảy máu tiêu hóa.
Viêm mao mạch dị ứng
Đây là bệnh lý cấp tính thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ và không có khả năng lây nhiễm. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch của bé bị rối loạn, hệ thống vi mạch bị tấn công dẫn tới tình trạng xuất huyết phát ban dưới da mà không gây ngứa ngáy hay sốt.
Phụ huynh có thể nhận biết rõ hơn bệnh lý này thông qua một số triệu chứng điển hình khác như: Phát ban đỏ khắp người, nổi mẩn đỏ kèm bọng nước, vết bầm máu, buồn nôn và nôn.
Nguyên nhân phát ban đỏ không sốt là gì?
Phát ban đỏ không sốt là hiện tượng da bị kích ứng, dị ứng dẫn tới phát ban, nổi mẩn đỏ trên da kèm ngứa ngáy, châm chích nhưng không sốt. Theo các chuyên gia da liễu, hiện tượng này xảy ra có thể xuất phát từ việc chăm sóc da không đúng cách hoặc do tác động của môi trường. Trong một số trường hợp đây cũng là cảnh báo sớm của một số bệnh lý về da liễu. Cụ thể nguyên nhân gây nổi mẩn không sốt bao gồm:
- Việc vệ sinh da kém khiến lỗ chân lông da bị bít tắc, nhiều bã nhờn, bụi bẩn. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển thành ban đỏ trên da.
- Trẻ nhỏ, người có làn da nhạy cảm là đối tượng dễ bị kích ứng da gây nổi mẩn khi thời tiết thay đổi hoặc khi thời tiết quá nóng nực.
- Một số loại thực phẩm, nước hoa, lông chó mèo, phấn hoa, nọc độc côn trùng,… cũng là những dị nguyên khiến cho da bị nổi mẩn đỏ mà không đi kèm triệu chứng sốt.
- Viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,… là những bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng phán ban trên da.
- Người mắc bệnh về gan, thận, mật, bệnh cường tuyến giáp trạng cũng tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng da nổi mẩn đỏ ngứa và không sốt.
Ngoài ra khi nổi mẩn đỏ trên da không ngứa, không sốt còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Da bị nhiễm ký sinh trùng
- Người bệnh mắc một số bệnh lý truyền nhiễm
- Bệnh lý lây qua đường tình dục như: mụn rộp sinh dục, giang mai, sùi mào gà,…
Phát ban đỏ không sốt và triệu chứng nhận biết
Không khó để phát hiện bị phát ban đỏ không sốt, trong đó một số triệu chứng điển hình bao gồm:
- Phan ban đỏ không ngứa: Da nổi mụn, ban màu hồng hoặc màu đỏ nhưng không gây tình trạng ngứa ngáy, châm chích.
- Phát ban, nổi mẩn, sẩn phù đỏ kèm cảm giác ngứa rát, hoặc nổi mụn nước trên da
- Vết ban có thể khu trú tại một vài bộ phận hoặc lây lan khắp người
- Xuất hiện mụn nước, chạm vào có mủ
- Da dày hơn, khô ráp và bong tróc vảy
- Phát ban kèm ngứa hay không ngứa nhưng không bị sốt
Ở mức độ nhẹ, hiện tượng phát ban đỏ không sốt chỉ gây ra tình trạng ngứa ngáy, châm chích, nóng rát khó chịu. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng, xuất hiện các mụn nước bị vỡ, có mủ, gây ngứa ngày kéo dài. Người bệnh cần chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp y tế kịp thời.
Chẩn đoán, điều trị phát ban đỏ không sốt như thế nào?
Dựa theo biểu hiện lâm sàng cộng thêm thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa, các bác sĩ sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp với từng trường hợp. 3 cách chữa phát ban đỏ không sốt chủ yếu bao gồm:
Sử dụng thuốc Tây để giảm nhẹ các triệu chứng
Sử dụng thuốc Tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban. Một số loại thuốc thường xuất hiện trong kê toa của bác sĩ bao gồm:
- Thuốc kháng Histamine: Đây là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp phát ban đỏ không sốt do nổi mề đay, dị ứng thời tiết, thực phẩm. Thuốc Cetirizine, thuốc Chlorpheniramine, thuốc hydroxyzine,… là một số loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất.
- Thuốc chứa Corticoid: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau rát, thuyên giảm các triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ. Hydrocortisone, Triamcinolon, và Fluocinolone là một số loại thuốc bác sĩ sẽ đưa vào toa đơn.
- Thuốc bôi: Trường hợp người bệnh bị phát ban đỏ do mề đay, dị ứng, viêm da cấp tính,… bác sĩ sẽ kê thêm thuốc bôi ngoài trực tiếp trên da. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Eumovate, Phenergan,…
Ưu điểm của các loại thuốc Tây đó chính là có thể giảm nhanh các triệu chứng ngay khi sử dụng nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Người sử dụng thuốc Tây điều trị có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, buồn nôn, thiếu tập trung, uể oải,… Do vậy, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.
Áp dụng một số mẹo vặt dân gian chữa phát ban đỏ
Một số mẹo vặt dân gian sử dụng nguyên liệu sẵn có có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng phát ban đỏ không sốt. Tuy nhiên những mẹo này chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm.
Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian như sau:
- Tắm nước sả: Lấy khoảng 6 – 8 củ sả, thêm 1 nắm lá ổi, 1 nắm lá đinh hương rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước đun tơi sôi. Để lửa nhỏ liu riu khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp, đợi nước nguội hoặc chế thêm nước mát để tắm, vệ sinh vết mẩn ngứa.
- Uống nước lá tía tô: Rửa sạch một nắm lá tía tô rửa sạch nhiều lần với nước sau đó đun nước sử dụng hàng ngày.
- Tắm lá khế: Lấy 1 nắm lá khế vào nồi đun sôi. Chế thêm nước mát để tắm, có thể tận dụng bã lá khế để chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng nước muối: Ngoài các loại lá, người bệnh cũng có thể sử dụng nước muối để tắm, làm sạch da.
Các mẹo dân gian có ưu điểm khá an toàn đối với sức khỏe nhưng với trường hợp bị phát ban nặng thì mẹo vặt này chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào.
Điều trị dứt điểm phát ban đỏ không sốt bằng Đông y
Theo YHCT, phát ban đỏ không sốt xảy ra do cơ thể bị các yếu tố ngoại tà xâm nhập khiến tạng phủ suy yếu, âm dương mất cân bằng. Các bài thuốc Đông y chú trọng loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ gốc đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát.
Cơ chế hoạt động của thuốc Đông y không nhanh như thuốc Tây tuy nhiên lại an toàn tuyệt đối 100%, phù hợp với nhiều đối tượng. Ngay cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, sau sinh, đang cho con bú cũng có thể sử dụng được. Ngày càng nhiều người bị nổi mày đay, phát ban mẩn ngứa sử dụng cách chữa này.
Bồ công anh, Diệp hạ châu, kim ngân cành, Đan sâm,… là một số vị thảo dược xuất hiện trong bài thuốc Đông y chữa phát ban đỏ không ngứa. Tùy theo thể trạng, thể bệnh mỗi người mà thầy thuốc sẽ gia giảm, định lượng các vị thuốc sao cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi điều trị bằng Đông y, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc. Hiệu quả điều trị sẽ cảm nhận được theo từng giai đoạn.
Chăm sóc, ngăn ngừa phát ban đỏ không sốt
Song song với việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống khoa học, kiêng kỵ cần thiết cũng là những yếu tố giúp bệnh nhanh khỏi. Để rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát người bệnh cần ghi nhớ những điều sau đây:
Người bệnh nên kiêng:
- Không cào gãi quá mức để tránh xây xước, làm tổn thương da
- Kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng như: hàu, tôm, cua,…
- Hạn chế tối đa rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích
- Kiêng làm việc, học tập quá sức dẫn tới căng thẳng
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như: lông chó mèo, phấn hoa, bụi mạt,…
Người bệnh nên:
- Ăn uống lành mạnh: sử dụng đồ ăn, thức uống giàu vitamin A, C, E
- Uống đủ nước trong ngày để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da
- Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt vào mùa hè để tránh tình trạng bít lỗ chân lông
- Lựa chọn bài tập thể dục vừa sức, tránh đổ mồ hôi quá mức
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, môi trường làm việc sạch sẽ
Phát ban đỏ không sốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân là căn cứ giúp bạn có thể điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, khi bị nổi mẩn đỏ phát ban sau 2 – 3 ngày không thuyên giảm, người bệnh cần chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!