Dị ứng thức ăn nổi mề đay triệu chứng thế nào, nguy hiểm không?

4.9/5 - (20 bình chọn)

Dị ứng thức ăn nổi mề đay khiến nhiều người lo lắng và không biết khắc phục như thế nào để loại bỏ hoàn toàn triệu chứng, ngăn tái phát. Trong bài viết này, chuyên trang xin gửi tới quý độc giả toàn bộ thông tin về hiện tượng nổi mề đay dị ứng thức ăn, cùng cách điều trị hiệu quả, an toàn. 

Nguyên nhân dị ứng thức ăn nổi mề đay

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng dị ứng thức ăn nổi mề đay là do trong những thức ăn đó chứa nhiều thành phần dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cũng thường nhầm lẫn protein trong một số thực phẩm là tác nhân gây hại nên sẽ kích thích sản sinh ra kháng nguyên, khiến phản ứng dị ứng khởi phát. 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]
Nguyên nhân dị ứng thức ăn nổi mề đay
Nguyên nhân dị ứng thức ăn nổi mề đay

Khi phản ứng dị ứng xảy ra, các Histamin sẽ được giải phóng ra bề mặt da, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Từ đó trên da sẽ xuất hiện những mảng mẩn ngứa, sẩn phù kèm hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy. 

Theo các chuyên gia về da liễu, một số thực phẩm rất dễ gây dị ứng nổi mề đay trên da bao gồm:

  • Các loại hải sản, đặc biệt là hải sản có vỏ
  • Các loại đậu: đậu phộng, đậu nành, trứng, sữa, lúa mì,…

Đây đều là những nhóm thực phẩm chứa nhiều Protein. Tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng với thực phẩm này còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người. 

Biểu hiện khi bị dị ứng nổi mề đay với thức ăn

Sau khi dung nạp thức ăn vài phút, các histamine sẽ nhanh chóng giải phóng ra ngoài bề mặt da. Người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết được cơ thể xuất hiện dị ứng thức ăn nổi mề đay qua những triệu chứng điển hình như sau:

Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ sẩn phù sau vài phút dung nạp thức ăn
Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ sẩn phù sau vài phút dung nạp thức ăn
  • Bề mặt da xuất hiện những vết ban đỏ, sẩn phù có màu đỏ hoặc hồng
  • Đám tổn thương có kích thước đa dạng, thường có bờ tròn, bề mặt nhẵn, sờ thấy cứng và rất rõ ràng so với những vùng da xung quanh. 
  • Những vùng tổn thương này có thể khởi phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng, thậm chí có thể lan tỏa khắp cơ thể. 
  • Dị ứng nổi mề đay do thức ăn thường ít gây cảm giác đau đớn nhưng lại xuất hiện rất rõ phù nề, viêm đỏ kèm theo những cơn ngứa ngáy vô cùng dữ dội. 
  • Ở trường hợp bệnh nhân bị dị ứng nặng, trên mặt sẽ xuất hiện vùng da bị sưng to bất thường, môi bị phù nề hoặc mí mắt bị sưng. 
  • Mề đay do thức ăn còn có thể đi kèm một số triệu chứng bao gồm: tức bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài, ngứa cổ họng, ngứa mũi, khó thở,…

Nổi mề đay dị ứng thức ăn có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bình thường, hiện tượng nổi mày đay hiếm khi ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh mà chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Các vết sẩn phù, mẩn đỏ có thể khởi phát đột ngột và nhanh chóng thuyên giảm sau vài giờ hoặc có thể vài ngày mà không cần can thiệp y tế. 

Tuy nhiên nổi mề đay do dị ứng thức ăn thường có mức độ nghiêm trọng hơn. Ở trường hợp đơn giản, bệnh có thể thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc, kiêng khem đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, một số người do cơ địa yếu bị dị ứng ở mức độ nặng các vùng da bị mề đay, phù nề sẽ lan rộng ra khắp cơ thể kèm theo nhiều triệu chứng nặng nề khác. Trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ, nghẽn thở và nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, ngay khi thấy những triệu chứng sau đây người bệnh cần nhanh chóng tới thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời:

  • Các mảng da bị mề đay xuất hiện dày đặc và lan tỏa rộng
  • Phù nề trên mặt, mí mắt, môi
  • Buồn nôn và nôn ói liên tục
  • Đau đầu, chóng mặt, tức ngực
  • Tức bụng, đi ngoài
  • Huyết áp hạ, có người bị ngất xỉu

Khi bị dị ứng thức ăn nổi mày đay người bệnh cần làm gì?

Như đã đề cập, hiện tượng bị dị ứng nổi mề đay do thức ăn thường cảnh báo mức độ nghiêm trọng hơn so với bệnh mề đay tiếp xúc với dị nguyên thông thường. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng dị ứng thức ăn nổi mề đay mà bạn đọc có thể tham khảo:

Áp dụng một số biện pháp tạm thời

Ngay sau khi dung nạp thức ăn, nếu thấy cơ thể có hiện tượng lạ như buồn nôn, nổi mẩn ngứa, người bệnh có thể áp dụng một số tips xử lý tạm thời bao gồm:

Kích thích để cơ thể nôn ói ra hết thực phẩm vừa dung nạp. Biện pháp này giúp hạn chế mức độ dị ứng và phòng ngừa tình trạng sốc phản vệ.

Người bệnh nên nhanh chóng kích thích nôn ói hết thức ăn ra ngoài cơ thể
Người bệnh nên nhanh chóng kích thích nôn ói hết thức ăn ra ngoài cơ thể

Sau khi nôn, bạn nên sử dụng nước muối ấm để xúc miệng. Nước muối có tác dụng loại bỏ dị nguyên còn bám lại bên trong khoang miệng. Đây là biện pháp giúp làm dịu cổ họng và hạn chế ngứa ngáy, phù nề. 

Cuối cùng, hãy uống 1 ly nước ấm để giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày và vùng khoang miệng. Người bệnh nên nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục được xử lý và điều trị đúng cách. 

Uống thuốc Tây để giảm ngứa ngáy, sẩn phù 

Sử dụng thuốc Tây là biện pháp được nhiều người lựa chọn trong trường hợp bị dị ứng thức ăn nổi mày đay. Tùy theo độ tuổi và biểu hiện lâm sàng bên ngoài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp:

  • Thuốc Epinephrine: Được bào chế sử dụng ở dạng khí dung hoặc dạng thuốc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch trong trường hợp dị ứng nặng. Thuốc Epinephrine chỉ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng nề như: nghẹt thở, khó thở, phù nề.
  • Thuốc kháng histamine: Đây là một trong những thành phần trung gian gây ra hiện tượng dị ứng nổi mày đay. Thuốc kháng hisatmine được sử dụng trong đại đa số trường hợp bị nổi mề đay để giảm cảm giác ngứa náy, châm chích. 
Có thể giảm triệu chứng bằng thuốc Tây nhưng cần chú ý tác dụng phụ
Có thể giảm triệu chứng bằng thuốc Tây nhưng cần chú ý tác dụng phụ
  • Thuốc corticoid: Trường hợp người bệnh bị dị ứng nổi mề đay nghiêm trọng gây phù nề mắt, môi, cổ họng, bác sĩ sẽ tùy theo độ tuổi, sức khỏe mà cân nhắc sử dụng thuốc corticoid dưới dạng uống liều thấp. Đây là loại thuốc hoạt động với cơ chế ức chế miễn dịch, từ đó làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, sẩn phù. 
  • Thuốc bôi giảm ngứa, làm dịu da: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc bôi giúp giảm ngứa như Menthol, Zinc, Panthenol, Glycerin,…

Ngoài ra, trong kê đơn bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc đặc trị khác như kháng IgE, thuốc dung dịch bù điện giải trong trường hợp bệnh nhân bị sốt, tiêu chảy

Khi sử dụng thuốc Tây y người bệnh cần đặc biệt chú ý tới tác dụng phụ của thuốc. Không tự ý mua thuốc và sử dụng theo cảm tính bởi có thể đối mặt với rủi ro khó lường. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng. 

Một số biện pháp giảm dị ứng tạm thời tại nhà 

Một số cách chữa mề đay tại nhà người bệnh có thể tham khảo để giảm triệu chứng mẩn ngứa tạm thời bao gồm:

  • Tắm nước lá: Khi bị dị ứng thức ăn nổi mày đay người bệnh có thể tắm nước một số loại lá như: lá tía tô, lá kinh giới, lá trà xanh,… để làm dịu da, giảm ngứa.
  • Chườm lạnh: Trong trường hợp khẩn cấp, những cơn ngứa ngáy kéo tới đột ngột, bạn hãy sử dụng 1 tấm khăn sạch, cho thêm đá viên vào và chườm lạnh trên da. Lúc này những mảng mẩn, sẩn kèm cơn ngứa sẽ được thuyên giảm tạm thời. 
  • Uống trà thảo mộc: Khi bị dị ứng thức ăn nổi mề đay người bệnh có thể thanh lọc, tống tiễn độc tố bên trong cơ thể bằng cách uống trà thảo mộc như: trà bạc hà, trà cam thảo,…

Chăm sóc, phòng ngừa nổi mề đay dị ứng do thức ăn

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh cần ghi nhớ một số cách chăm sóc và phòng tránh bị dị ứng thức ăn nổi mề đay sau đây:

Ghi nhớ một số lưu ý chăm sóc bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn
Ghi nhớ một số lưu ý chăm sóc bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn
  • Nên uống nhiều nước để vừa thanh lọc cơ thể, vừa cung cấp độ ẩm cần thiết cho da
  • Nếu có cảm giác buồn nôn, khó tiêu bạn có thể uống chút trà gừng hay trà mật ong để kích thích hoạt động tiêu hóa
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát
  • Người bệnh nên ăn cháo, súp, canh rau củ quả. tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống chứa chất kích thích. 
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG chà gãi lên vùng da bị nổi mề đay. 
  • Nếu sử dụng sản phẩm đóng hộp nên chủ động kiểm tra thành phần để tránh tình trạng dị ứng
  • Chủ động thông báo với nhân viên nhà hàng về tiền sử dị ứng của mình. 

Dị ứng thức ăn nổi mề đay thường diễn tiến phức tạp hơn so với thông thường. Do vậy người bệnh nên chủ động đi thăm khám ngay khi thấy triệu chứng phát sinh để hạn chế tình huống đáng tiếc có thể xảy ra. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo