Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Phụ nữ khi mang bầu rất dễ bị nổi mề đay do có nhiều yếu tố tác động. Điều này khiến cho mẹ bầu mệt mỏi. Nếu không phát hiện và điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt cho cả mẹ và bé. Vậy nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Có thể nhận biết như thế nào và mẹ cần phải làm gì để khắc phục?
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu?
Bị mề đay khi mang thai chính là hiện tượng da bị nổi các nốt mẩn đỏ ở các vùng như bụng, tay, chân, đùi… Đặc biệt là các vết rạn da, kèm theo đó là các triệu chứng ngứa da.
Theo các chuyên gia thì hiện tượng nổi mề đay khi đang trong thời gian thai kỳ có thể hình thành từ những nguyên nhân sau đây:
- Do sự thay đổi của nội tiết tố Estrogen và Progesterone bên trong cơ thể khi mang thai. Điều này làm cho tăng sinh các tế bào hắc tố khiến cho cơ thể dễ dàng bị nổi mề đay.
- Cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích thích, kích ứng từ bên ngoài như lông động vật, bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa hay khói bụi, thuốc lá… Tưởng chừng là ít nguy hại, nhưng những tác nhân quen thuộc này là một trong những yếu tố hình thành nên mề đay.
- Trong quá trình mang thai khi thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ sẽ to dần ra khiến cho làn da ở vùng bụng, đùi của mẹ sẽ bị căng đột ngột, các mô da bị tổn thương gây ra tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ cho mẹ.
- Quá trình mang bầu khiến cho mẹ sử dụng khá thường xuyên các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi, sắt, vitamin… Khi sử dụng quá nhiều cũng là tác nhân gây ra bệnh mề đay đối với phụ nữ có thai
- Thời tiết, nhiệt độ, môi trường thay đổi đột ngột liên tục làm cho cơ thể của phụ nữ mang thai chưa thể thích ứng được kịp thời. Điều này dễ dàng làm cho cơ thể dễ bị nổi mề đay.
- Khi bị rạn da quá mức, tâm lý mệt mỏi, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mề đay.
Ngoài những nguyên nhân trên, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị nổi mề đay còn có thể là do có vấn đề về gan, bị nhiễm ký sinh trùng.
Mẹ bầu bị nổi mày đay 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu được các chuyên gia đánh giá là không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. Tuy vậy, thai phụ không nên chủ quan, coi thường việc điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Điều này sẽ khiến cho bệnh phát triển nặng hơn, chuyển thành mãn tính tái phát nhiều lần. Một vài biến chứng phù mạch, phù đường thở, sốc phản vệ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu bệnh mề đay không được chữa trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng dưới đây:
Đối với thai phụ:
Mề đay xuất phát từ một vị trí sẽ rất dễ dàng lan rộng đến các vùng khác trên cơ thể khiến cho mẹ bầu bị mẩn ngứa đỏ khắp người. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, lo âu, suy nhược, phù môi, mi, mắt. Đặc biệt, nếu tình trạng phù mao mạch ở hệ hô hấp diễn ra sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ, gây khó thở.
Đối với thai nhi:
3 tháng đầu được đánh giá là thời kỳ rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bé. Bởi vậy, nếu mẹ bị mề đay trong thời gian này làm tăng nguy cơ bé sinh ra rất dễ mắc phải hở hàm ếch, thiếu máu não, mắc các bệnh về mắt, thiếu ngón chân, ngón tay…
Do đó, trong quá trình bị nổi mề đay khi mang thai nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, thai phụ phải chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị sớm nhất.
- Mề đay từ một vùng lan rộng ra khắp người
- Vùng da bị mề đay ngứa ngáy gây mất ngủ cả đêm
- Tình trạng mề đay bị tái phát liên tục
- Sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn
Một số phương pháp điều trị mề đay cho thai phụ mang thai 3 tháng đầu
Để điều trị mề đay cho phụ nữ mang thai có thể sử dụng một trong 3 phương pháp: phương pháp Tây y, phương pháp Đông y, các bài thuốc dân gian
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Từ xưa đến nay trong dân gian luôn truyền nhau những công thức hỗ trợ điều trị mề đay khi mang thai, mang đến những hiệu quả nhất định cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo:
Sử dụng trà thảo mộc:
Trà thảo mộc có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ đi những độc tố. Thông qua đó giúp điều trị mẩn ngứa do mề đay gây ra. Bạn có thể sử dụng một số loại trà như: Trà vằng, trà hoa cúc, trà Atiso. Ngoài ra, trà thảo mộc còn giúp cho phụ nữ sau sinh có thể lấy lại vóc dáng sớm nhất.
Sử dụng cây kinh giới:
Trong kinh giới có chứa nhiều hoạt chất tính hàn và tinh dầu nóng, do đó giúp làm ấm cơ thể nhanh chóng và làm giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng mề đay. Để dùng lá kinh giới chữa bệnh mẹ bầu có thể sử dụng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Sao nóng lá kinh giới và thân cây với muối hạt cho đến khi vàng sau đó bọc lại trong một chiếc khăn và chườm trực tiếp trên vùng da bị mề đay để giảm thiểu tình trạng ngứa lan rộng.
- Cách 2: Xông hơi bằng nước lá kinh giới khoảng 15 phút để các vết ngứa được dịu và giảm thiểu tình trạng mẩn đỏ.
Sử dụng mướp đắng để điều trị mề đay:
Mướp đắng sau khi rửa sạch, thái nhỏ thì đem đun với nước lọc khoảng 10 phút và bỏ thêm vào nước một chút muối. Sử dụng nước này để tắm và chà lên vết mề đay hai lần một ngày sẽ giúp thai phụ đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.
Dùng lá khế để điều trị mề đay:
Để điều trị mề đay bằng lá khế thai phụ sử dụng một nắm lá khế rồi đun cùng với 3 lít nước khoảng 15 phút. Sau khi đã có nước lá khế, pha loãng với nước thường cho ấm ấm và sử dụng để tắm. Tắm liên tục từ 2-3 ngày sẽ giúp các triệu chứng mẩn ngứa do mề đay giảm thiểu đáng kế.
Uống nhiều nước lọc, nước có tính mát:
Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày, kết hợp cùng với nước lá trà xanh tươi hoặc nước chanh để cơ thể được thanh lọc và giải độc tốt nhất.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Tây y là một trong những phương pháp thường được sử dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh mề đay. Tuy nhiên đối với những phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ, thì việc sử dụng Tây y hết sức phải lưu ý. Các loại thuốc sử dụng phải là thuốc có hoạt lực thấp, lành tính không gây nguy hại cho mẹ và bé. Tuyệt đối tránh những loại thuốc có dược tính mạnh, kháng sinh vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến thai nhi.
- Thuốc kháng Histamin dành riêng cho phụ nữ có thai như Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine, Diphenhydramine
- Dùng thuốc mỡ hoặc kem steroid tại chỗ để kiểm soát tạm thời triệu chứng.
Khi điều trị mề đay bằng phương pháp Tây y mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng, phải tuân theo sự chỉ định, tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
Điều trị bằng phương pháp Đông y
Bằng những nguyên dược liệu từ thiên nhiên, an toàn và lành tính, thuốc chữa mề đay từ Đông y được đánh giá là hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn đối với các phương pháp khác. Dưới đây là một số công thức điều trị mề đay bằng phương pháp Đông y cho mẹ bầu:
Bài thuốc 1:
Sử dụng các dược liệu: Diệp hạ châu, hạ khô thảo, bồ công anh đem đun lấy nước uống sẽ giúp cho cơ thể được giải độc, thanh nhiệt, mát gan từ bên trong. Nhờ đó, các vết sưng, mẩn ngứa do mề đay gây ra sẽ được hạn chế tối đa.
Bài thuốc 2:
Sử dụng hoàng kỳ, tơ hồng xanh, xích đồng để bổ thận, tăng cường chức năng thận, đào thải đi những độc tố có trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Các bài thuốc Đông y đều được các bác sĩ kê đơn liều lượng, công thức phù hợp với tình trạng bệnh và phản ứng của cơ thể. Do đó, để có được hiệu quả tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ trước để được khám trước khi sử dụng thuốc.
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì, ăn gì?
Chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ mẹ bầu điều trị bệnh mề đay khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm dưới đây trong chế độ ăn uống:
4 loại thực phẩm nên sử dụng:
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, các loại trái cây , rau củ có chứa nhiều vitamin như vitamin E, B, C, D..
- Ưu tiên các loại rau xanh, các loại rau củ có nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày
- Nên sử dụng những thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, các loại hạt, cá thu để cung cấp nhiều dưỡng chất, sức đề kháng cho cả mẹ và bé
- Nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày. Mỗi ngày từ 1,5 đến 2l nước
4 loại thực phẩm nên kiêng:
- Giảm thiểu, hạn chế, không nên sử dụng đồ ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh trong khẩu phần ăn
- Không nên ăn quá mặn, quá cay hay quá nóng
- Không sử dụng những thực phẩm có thể dễ gây dị ứng như tôm, mực, hải sản, lạc… Đồng thời không nên sử dụng thực phẩm có quá nhiều đạm như thịt đỏ
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích
Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi điều trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu
Ngoài các phương pháp điều trị trên, để quá trình chữa mề đay diễn ra hiệu quả nhất thì mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông thú, chất kích ứng
- Luôn mặc quần áo với chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi để cơ thể luôn được thoải mái.
- Giữ cho nhà cửa luôn được thoáng mát, sạch sẽ
- Luôn suy nghĩ tích cực, giảm thiểu tình trạng suy nghĩ lo lắng
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, thường xuyên tập những bài tập tốt cho mẹ và bé. Tuyệt đối không nên thức khuya
- Hạn chế tuyệt đối các hành động như gãi, cào vào vết thương để tránh làm vùng da mề đay bị tổn thương.
- Vệ sinh da sạch sẽ, luôn giữ cho làn da được khô thoáng, mát mẻ
Mọi thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết đều mang tính chất tham khảo không phải là chỉ định chuyên môn của bác sĩ. Do đó nếu thai phụ bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu nên tìm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.
Xem thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!