Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa và những bệnh lý tiềm ẩn chớ chủ quan

4.5/5 - (17 bình chọn)

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là triệu chứng gặp phải ở nhiều người và gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài ra, tình trạng còn là hồi chuông cảnh báo các thể bạn bị mắc một số bệnh lý về da hoặc bệnh tiềm ẩn khác. Để điều trị bệnh kịp thời và đúng cách, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu bệnh.

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là bệnh gì? 

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể là triệu chứng tiềm ẩn nhiều bệnh lý người bệnh không nên chủ quan. Theo các bác sĩ da liễu, khi xuất hiện tình trạng này người bệnh có thể bị mắc:

Nổi mề đay

Phát ban mề đay là bệnh lý về da liễu thường gặp khi thay đổi thời tiết đột ngột hoặc bị dị ứng. Triệu chứng phổ biến của bệnh là vùng da tổn thương bị nổi mẩn hồng, đỏ hoặc trắng, có thể bên trong chứa dịch nước và không tạo cảm giác ngứa. 

Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến với một số triệu chứng điển hình như: nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa, nổi mụn nước, bề mặt da khô, bong tróc vảy trắng… Trường hợp bệnh nặng xuất hiện mụn nước, mụn mủ và tạo cảm giác châm chích, ngứa ngáy. 

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc

Sốt phát ban

Đây là bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ do bị nhiễm virus human herpes 6 hoặc human herpes 7. Tình trạng của bệnh thường xuất hiện các nốt đỏ khắp cơ thể gồm cả lưng nhưng không ngứa. Ngoài ra, trẻ bị sốt phát ban còn kèm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, đau họng…

Bệnh Zona

Người bị bệnh zona sẽ xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ trên da không ngứa, kèm cảm giác nóng rát. Bệnh lý này có thể ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể và dễ dàng lây nhiễm sang các vị trí khác nếu không được chữa trị kịp thời. 

Ở một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng da, viêm phổi, liệt cơ mặt hoặc ảnh hưởng tới hệ thần kinh… Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng cần tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị bệnh. 

Bị u máu

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể là triệu chứng của bệnh u máu. Bệnh được biết ở dạng khối u nhỏ lành tính và thường xuất hiện dưới lớp da đầu, da mặt, da lưng, da ngực. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm: nổi mẩn đỏ không ngứa, khu trú tại một vị trí nhất định và không lây lan. 

U máu không quá nguy hiểm, nhưng trong trường hợp nặng các khối u có thể chảy máu hoặc tăng kích thước và chèn ép lớp biểu bì da. Do đó, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được điều trị bệnh sớm, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng. 

Ung thư da

Dấu hiệu đầu tiên khi bị ung thư da là nổi các đốm hoặc nốt đỏ, xuất hiện lớp vảy mỏng nhưng không gây ngứa ngáy. Các nốt mẩn đỏ xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể như lưng, tay, chân… và không tự biến mất. Bệnh thường kèm theo các u nhỏ màu đỏ tươi hoặc tím, xuất hiện nốt ruồi bất thường trên da hoặc da bị lở loét. 

Nguyên nhân dẫn tới bị ung thư da có thể do yếu tố di truyền hoặc do các tác nhân gây hại như: da tiếp xúc với hóa chất gây ung thư, tia phóng xạ. Ngoài ra, bệnh cũng có thể phát triển từ một số triệu chứng như dày sừng quang hóa, viêm da mãn tính…

Người ung thư da thường nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa
Người ung thư da thường nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa

Bệnh ung thư da thuộc nhóm bệnh tổn thương da ở mức độ nghiêm trọng. Do vậy, người bệnh cần chủ động tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhiên và chữa trị nhanh chóng. 

Bệnh hăm da

Bệnh hăm da thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện ở người lớn do da bị dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc không vệ sinh sạch sẽ. Triệu chứng thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như lương, bụng, bên dưới ngực, nách hoặc kẽ chân. Các tình trạng kèm theo của bệnh:

  • Nổi mụn đỏ không ngứa ở lưng, bụng,…
  • Xuất hiện nhiều mảng da màu đỏ
  • Xuất hiện các đốm da khô, bong tróc

Bệnh hăm da không quá nguy hiểm và thường biến mất sau vài ngày. Nhưng ở trường hợp nghiêm trọng các nốt mẩn đỏ có thể bị chảy máu, hình thành vết nứt, loét và gây nhiễm trùng da. 

Cách điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng

Để xử lý tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân, lựa chọn đúng phác đồ trị bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa được áp dụng phổ biến hiện nay.

Dùng thuốc Tây y điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng

Thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệu chứng bệnh nhanh chóng và rất tiện lợi khi sử dụng. Sau đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định chữa trị tình trạng nổi mẩn đỏ:

  • Nhóm thuốc kháng hoạt chất histamin thế hệ H1 như Cetirizine, Loratadin, Diphenhydramine, thuốc dạng bôi Phenergan… nhằm giảm dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ, phát ban mề đay, viêm da dị ứng.
  • Các nhóm thuốc Corticosteroid như Prednisolon, Dexamethason, thuốc dạng bôi Eumovate… giúp điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ nặng hoặc mãn tính. Mặc dù thuốc Corticosteroid giúp chữa trị nổi mẩn đỏ nhanh chóng, nhưng nếu người bệnh dùng không đúng cách sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng. 
  • Thuốc Omalizumab giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, nốt nước trong trường hợp người bệnh không thích ứng với nhóm thuốc kháng histamin hoặc nhóm thuốc Corticosteroid. 
  • Sử dụng các loại thuốc bổ sung có khả năng cải thiện tình trạng sưng đỏ, viêm da như thuốc Clindamycin 1%. 
  • Sử dụng kem dưỡng da giúp làm mát da, xoa dịu vùng da tổn thương và cung cấp độ ẩm cho da hiệu quả. 
Nhóm thuốc Corticosteroid có tác dụng điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng
Nhóm thuốc Corticosteroid có tác dụng điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng

Khi sử dụng thuốc chữa nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng, người bệnh cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng sử dụng hoặc loại thuốc điều trị nhằm tránh gây ra những biến chức hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Sau khi kết thúc liệu trình, người bệnh cũng nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra mức độ hồi phục, từ đó có những biện pháp bổ trợ phù hợp. 

Mẹo dân gian điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa

Ở những trường hợp nổi mẩn đỏ ở lưng thông thường, không gây cảm giác ngứa ngáy, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị dân gian sau: 

Chườm lạnh:

Người bệnh có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc sử dụng miếng vải sạch bọc đá viên. Sau đó áp trực tiếp lên vùng da lưng nổi mẩn để diệt khuẩn và làm co các mao mạch. Lưu ý thời gian mỗi lần áp lên da khoảng 15 giây và lặp lại trong vòng 10 – 15 phút. 

Tắm bột yến mạch:

Bột yến mạch không những có tác dụng làm sáng da, mịn da mà còn giúp cải thiện sắc tố da, làm ẩm da và han chế bong tróc da hiệu quả. 

Uống nước đinh lăng:

Lá cây đinh lăng có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm và thải độc trong cơ thể hiệu quả. Do đó người nổi mẩn đỏ ở lưng có thể sử dụng mẹo dân gian này để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ. 

Tắm lá trầu không:

Chuẩn bị một nắm trầu không tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó cho nước ra thau, thêm chút muối và pha nước lạnh tới nhiệt độ vừa ấm. Dùng nước trầu không tắm hoặc vệ sinh vùng da tổn thương giúp cải thiện vùng da tổn thương. 

Tắm nước lá trầu không giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ
Tắm nước lá trầu không giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ

Dùng lá trà xanh:

Lá trà xanh sau khi chuẩn bị và rửa sạch, mang đi vò nát và cho vào ấm nước vừa sôi để hãm thành trà. Sau khi hãm 15 phút lọc lấy nước để vệ sinh vùng da nổi mẩn. 

Thuốc Đông y chữa nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa

Thuốc Đông y có khả năng tác động vào nguồn gốc bệnh giúp cơ thể thải độc, giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, bài thuốc chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, không gây tác dụng phụ trong quá trình điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng. Dưới đây là một số người bệnh có thể tham khảo để cải thiện tình trạng bệnh: 

Thuốc Đông y điều trị nổi mẩn đỏ từ căn nguyên bệnh
Thuốc Đông y điều trị nổi mẩn đỏ từ căn nguyên bệnh

Bài thuốc 1: Chuẩn bị các vị thuốc kim ngân hoa, sài hồ (mỗi vị 12gr); hạ khô thảo, cam thảo đất, tang ký sinh, đơn mặt trời, ngải diệp, bồ công anh (mỗi vị 16gr); thiên niên kiện (10gr) và quế (8gr). Sau đó mang thuốc đi sắc và uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. 

Bài thuốc 2: Chuẩn bị các vị gồm độc hoạt, liên kiều, tất bát, cam thảo, tế tân, nam hoàn bá (mỗi vị 12gr); xương bồ, kinh giới, thương nhĩ (mỗi vị 16gr); thiên niên kiện (10gr) và quế (8gr). Mang thuốc đi sắc và uống trong ngày, mỗi ngày sắc 1 thang. 

Chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa 

Ngoài việc chữa trị các triệu chứng, chúng ta cũng cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa, nhằm tránh bệnh tái phát hoặc chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và đời sống. 

  • Giữ gìn cơ thể sạch sẽ và vệ sinh da thường xuyên, đúng cách.
  • Sử dụng các sản phẩm sữa tắm có thành phần từ thiên nhiên.
  • Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như hoa quả, rau củ…
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày nhằm đảm bảo độ ẩm cho da và giúp thanh lọc cơ thể. Người bệnh có thể uống các loại nước trái cây giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe. 
  • Kiêng các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo và cay nóng.
  • Tránh xa các tác nhân gây kích ứng da như hóa chất, mỹ phẩm, lông thú…
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia…
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát và dễ thấm hút mồ hôi.
  • Lên kế hoạch sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh và kết hợp các bài tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Bài viết trên đã chia sẻ những bệnh lý liên quan tới triệu chứng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa, cùng một số biện pháp điều trị và các cách chăm sóc cơ thể. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn đọc bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn mỗi ngày. 

Xem thêm: Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cảnh báo bệnh gì? Nguy hiểm không?

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo