Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cảnh báo bệnh gì? Nguy hiểm không? [Bác sĩ tư vấn]

4.6/5 - (17 bình chọn)

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là triệu chứng rất phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu ban đầu của một số căn bệnh nguy hiểm khác. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và chữa trị kịp thời là việc vô cùng cần thiết, giúp ngăn chặn những biến chứng khó lường của bệnh. 

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cảnh báo bệnh lý gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng thường là tình trạng cơ thể bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như môi trường, tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích… Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ về sức khỏe mà ít ai để ý. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Các bệnh lý về da liễu

Phần lớn (khoảng hơn 50%) số người có biểu hiện nổi mẩn đỏ là mắc các bệnh lý thông thường về da như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông… Nguyên nhân là do vùng lưng có nhiều tuyến mồ hôi hoạt động, khi cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, viễm khuẩn. Lúc này, các vị trí lưng, bụng sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. 

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có thể là triệu chứng của các bệnh về da liễu
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có thể là triệu chứng của các bệnh về da liễu

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng da mẩn ngứa ở lưng lại gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh. Hãy cảnh giác khi tình trạng này kéo dài thường xuyên, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. 

Bệnh ghẻ 

Bệnh ghẻ có triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng hoặc vị trí bất kỳ trên cơ thể. Những nốt mẩn đỏ trông giống mụn nước, tương đối dày, chỉ nằm cách nhau khoảng 1-2mm, phần đầu của mụn có chất dịch màu đen hoặc xám. Bệnh ghẻ thường gây ngứa nhiều hơn vào ban đêm gây khó ngủ, căng thẳng thần kinh…

Bạn nên thận trọng nếu người thân xung quanh mình có những biểu hiện này. Bởi bệnh ghẻ có thể lây lan khi sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh như quần áo, chăn màn, khăn mặt, khăn tắm…

Nổi mề đay

Bệnh mày đay xuất hiện do các các phản ứng chống lại các yếu tố dị nguyên bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường như lông chó mèo, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn… Các phản ứng này gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng hoặc rải rác ở nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, châm chích và vô cùng khó chịu. Bệnh sẽ lan nhanh và diễn biến nặng hơn khi người bệnh dùng tay gãi, da sẽ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…

Nổi mề đay gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng
Nổi mề đay gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng

Ngoài nổi mẩn đỏ ở lưng, mề đay còn kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Sưng phù ở môi, mí mắt, lưỡi
  • Có thể bị tiêu chảy
  • Huyết áp bị tụt xuống thấp 
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Rối loạn nhịp tim…

Nhiễm giun sán 

Cơ thể sẽ bị nhiễm giun sán khi bạn sống trong môi trường bị ô nhiễm, ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc thường xuyên với động vật… Chúng phát triển trong cơ thể dựa vào nguồn dinh dưỡng từ thức ăn mà chúng ta nạp vào hàng ngày.

Khi đó, hệ miễn dịch phải hoạt động liên tục gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể, phát ra các nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Ngoài tình trạng da bị nổi nốt, nhiễm giun sán có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Suy dinh dưỡng, sụt cân đột ngột
  • Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Da bị khô ráp 
  • Bị táo bón kéo dài
  • Đau đầu
  • Sốt, đau tức ngực
  • Buồn nôn 
  • Da xanh tái…

Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, không được lưu thông. Lúc này, da sẽ bị viêm và xuất hiện rất nhiều nốt đỏ ở bụng, lưng và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Các con sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Nếu cha mẹ không chữa trị kịp thời, bệnh chuyển biến nặng sẽ bị nhiễm trùng da, tạo mủ ở các vùng nổi mẩn đỏ. 

Rôm sảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh
Rôm sảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh

Chức năng gan suy giảm

Chức năng đào thải độc tố của gan sẽ suy giảm khi cơ thể mắc các bệnh như viêm gan, xơ gan, men gan cao, ung thư gan… Khi gan hoạt động yếu, độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể, đào thải qua da tạo thành các vùng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng, chân, tay… Ngoài ra, khi mắc các bệnh lý về gan, cơ thể sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Da vàng, mắt vàng 
  • Ăn uống kém, không thấy ngon miệng
  • Nước tiểu có màu vàng đậm
  • Ngực có biểu hiện đau tức thường xuyên

Bệnh suy thận

Cùng với gan, thận cũng là một trong những cơ quan quan trọng nhất có chức năng giải độc tố trong cơ thể. Do vậy, khi thận hoạt động yếu, chất độc không được đào thải ra bên ngoài, tích tụ dưới da gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng và nhiều vị trí khác. Khi người bệnh bị suy thận nặng sẽ xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ toàn thân cơ thể ngứa ngáy dữ dội. 

Những người mắc bệnh suy thận cũng có biểu hiện ban đầu là mẩn ngứa
Những người mắc bệnh suy thận cũng có biểu hiện ban đầu là mẩn ngứa

Ngoài ra, người mắc bệnh lý về thận còn có một số biểu hiện khác:

  • Huyết áp tăng
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Khó thở, tức ngực, đau tim 
  • Thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm

Các bệnh lý về tuyến giáp 

Khi tuyến giáp hoạt động không bình thường, lượng hormon trong cơ thể được sản xuất ra ít hơn dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Khi mắc bệnh về tuyến giáp, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ
  • Da khô ráp, nhăn nheo
  • Mồ hôi trên da tiết nhiều liên tục 
  • Cơ thể nhức mỏi
  • Móng tay cứng
  • Nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng và nhiều vị trí khác trên cơ thể. 

Eczema (bệnh chàm)

Triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có thể là hiện tượng của bệnh chàm da, có tên gọi khác là eczema. Bệnh thường gặp và phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nếu da ở lưng bị bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ và gây ngứa ngáy, khó chịu. Các nốt mụn sẽ mọc tập trung thành vùng với kích thước khác nhau. Nếu dùng tay gãi sẽ khiến da bị tổn thương, xuất hiện mủ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm… nguy hiểm. 

Bệnh chàm thường có triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn đỏ trên da
Bệnh chàm thường có triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn đỏ trên da

Khi được điều trị kịp thời, các vùng da nổi mẩn đỏ sẽ khô và đóng vảy trên da và bong tróc sau một thời gian ngắn. Nếu tình trạng này tái phát nhiều lần dễ khiến da bị chai sần, khô ráp, liken hóa. Ngoài xuất hiện ở lưng, chàm da có thể bị ở bụng, chân, tay và các vị trí khác trên cơ thể. 

Bệnh Lichen phẳng

Bệnh lý này là một dạng rối loạn tự miễn, tác động đến nhiều vị trí trên cơ thể như mắt cá chân, khuỷu tay, lưng, bụng, ngực… Triệu chứng là xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, gây ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh khó ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, ở diễn biến nặng, Lichen phẳng còn gây tổn thương đến một số bộ phận khác như niêm mạc lưỡi, âm đạo, tử cung, hậu môn…

Do vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bệnh, bạn cần có biện pháp điều trị kịp thời để tránh tình trạng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ quan y tế để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. 

Phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng phổ biến nhất 

Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau để tối ưu hiệu quả chữa trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến được nhiều người tin dùng nhất:

Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bằng thuốc Tây y 

Thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có kê đơn, chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng:

  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc này có tác dụng giảm nhanh các cơn ngứa ngáy, chống viêm, tiêu sưng. Một số loại thường dùng là Loratadine, Clorphenamine, Fexofenadine. Có hiệu quả tốt tuy nhiên thuốc kháng Histamin lại gây tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, dễ buồn ngủ,…
  • Thuốc có chứa Corticoid: Thuốc có công dụng cải thiện tình trạng mẩn ngứa do nổi mề đay, kháng khuẩn và tiêu các vùng mẩn đỏ. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc này do phát sinh một số tác dụng phụ nguy hiểm như tiểu đường, tăng nhãn áp, loãng xương…
Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bằng thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ
Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bằng thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ

Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc đặc trị mẩn đỏ ngứa ở lưng như:

  • Thuốc Acid Salicylic
  • Kem dưỡng ẩm làm mềm da 
  • Thuốc ghẻ
  • Thuốc kháng sinh..

Áp dụng các biện pháp dân gian chữa nổi mẩn đỏ ở lưng

Khi bệnh lý ở giai đoạn khởi phát và diễn biến nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bởi an toàn và lành tính. Một số biện pháp phổ biến được lưu truyền rộng rãi như:

  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể ức chế các cơn ngứa nhanh chóng và an toàn. Người bệnh cần duy trì đều đặn 3-4 lần/ ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Sử dụng lá khế: Người bệnh có thể sao nóng lá khế chườm trực tiếp lên vùng da bệnh (lưu ý để nguội bớt, tránh nhiệt độ quá cao gây tổn thương da) hoặc đun nước lá khế để tắm hàng ngày
  • Dùng nha đam: Dùng phần ruột của nha đam tươi, chườm trực tiếp lên vùng da bụng, lưng có thể ức chế cơn ngứa nhanh chóng và dưỡng ẩm, làm mềm da. 
Sử dụng phương pháp dân gian rất an toàn và lành tính
Sử dụng phương pháp dân gian rất an toàn và lành tính

Trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bằng các bài thuốc Đông y

Ngoài các phương pháp trên thì thuốc Đông y là biện pháp được nhiều người ưa chuộng nhất bởi hiệu quả cao và an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Các bài thuốc Đông y tác động sâu tận gốc căn nguyên gây bệnh nên ngăn ngừa tái phát trở lại. Dưới đây là một số bài thuốc được nhiều người áp dụng để chữa nổi mẩn đỏ ngứa:

Bài thuốc 1: Sài hồ, kim ngân hoa (mỗi dược liệu 12g); tang ký sinh, bồ công anh, hạ khô thảo, đơn mặt trời, cam thảo đất, ngải diệp (mỗi dược liệu 16g); sắc thành thuốc uống 1 thang/ngày

Bài thuốc 2: Xuyên khung, cát cánh, thục địa, cam thảo, đương quy, trần bì (mỗi dược liệu 12g); bạch chỉ, tế tân (mỗi dược liệu 10g); quế 8g; sắc thành thuốc uống 1 thang/ngày

Trị mẩn đỏ ở lưng bằng các bài thuốc Đông y được nhiều người ưa chuộng
Trị mẩn đỏ ở lưng bằng các bài thuốc Đông y được nhiều người ưa chuộng

Bài thuốc 3: Nam hoàng bá, tế tân, cam thảo, tất bát, độc hoạt (mỗi dược liệu 12g); thương nhĩ, kinh giới (mỗi dược liệu 16g); thiên niên kiện 10g; sắc thành thuốc uống 1 thang/ ngày

Các biện pháp ngăn ngừa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng 

Kết hợp đồng thời với các phương pháp chữa trị trên, người bệnh cần chú trọng chăm sóc da và có lối sống lành mạnh để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây mà một số lưu ý, các biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa quay trở lại:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, không tắm nước quá nóng dễ gây khô da. Không chà quá mạnh vùng da bị tổn thương ở lưng, bụng. Khi có cơn ngứa có thể chườm khăn lạnh để ức chế tạm thời.
  • Lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên và không có hóa chất gây kích ứng. Đều đặn thoa kem dưỡng ẩm để da không bị khô ráp.
  • Vệ sinh nhà ở, phòng ngủ thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Nếu ở phòng điều hòa thường xuyên nên có máy tạo độ ẩm để cân bằng độ ẩm trong không khí.
  • Chọn trang phục có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, rộng rãi. Đối với những vùng da bệnh không nên mặc quần áo bó sát vì dễ gây trầy xước, tổn thương da.
  • Không sử dụng đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thịt bò… Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, nước uống có ga, cồn, cà phê… vì có thể gây dị ứng và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Tuyệt đối không cào gãi vào vùng da đang nổi mẩn đỏ ngứa vì có thể tạo ra vết thương hở gây nhiễm trùng, bội nhiễm. 
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau quả để bổ sung khoáng chất và vitamin, kích thích quá trình phục hồi da nhanh chóng hơn.
  • Sử dụng kết hợp các cách chữa dân gian như chườm lạnh, tắm nước lá khế, thoa ruột cây nha đam…

Trên đây là các bệnh lý thường gặp khi có triệu chứng nổi mẩn đỏ ở lưng và cách chữa trị hiệu quả. Người bệnh nên thăm khám ở cơ sở y tế để tìm đúng nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp nhất, tránh các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo