Bằng việc ứng dụng cơ chê tự chữa lành, Trung tâm Đông phương Y pháp đã nghiên cứu, kiểm nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công nhiều phác đồ chữa bệnh không dùng thuốc bằng vật lý trị liệu kết hợp chữa bệnh tự nhiên.
Huyệt thái khê là gì? Vị trí, tác dụng và cách bấm trị bệnh

4.4/5 - (7 bình chọn)

Huyệt thái khê là huyệt vị tập trung kinh khí mạnh nhất, được y học cổ truyền đánh giá cao về hiệu quả trị liệu. Đồng thời, do nằm ở chân nên thái khê là huyệt rất dễ xác định và tác động, hỗ trợ đắc lực cho việc xoa bóp, châm cứu của thầy thuốc.

Tìm hiểu về huyệt thái khê
Tìm hiểu về huyệt thái khê

Huyệt thái khê là gì?

  • Tên gọi khác: Lữ tế, nội côn lôn.
  • Đường kinh: Đường kinh Thận, là huyệt thứ 3.

Huyệt thái khê là huyệt vị nằm ngay sau mắt cá chân trong, tại vùng lõm gần với gót chân. Theo Trung Y Cương Mục, huyệt này nằm ở vị trí tập trung kinh khí mạnh của kinh thận, khu vực này lại có hình suối (khê) nên mới gọi là thái khê.

Trong một số tài liệu y thư cổ, huyệt lữ tế chủ trị chứng chóng mặt, ù tai, đau răng, đau khớp cổ chân. Các vấn đề về sinh lý như di tinh, liệt dương cũng được giải quyết khi xoa bóp hoặc châm cứu huyệt thái khê.

Đặc tính:

  • Là chủ huyệt có ý nghĩa quyết định sinh mạng của con người. Ngay cả khi các huyệt khác đã mất nhưng nếu thái khê còn đập thì bệnh nhân vẫn có cơ hội được cứu sống.
  • Nằm trong danh sách 14 yếu huyệt của Châm Cứu Chân Tủy, có tác dụng nâng cao chân khí.

Tác dụng của huyệt thái khê trong trị liệu

Thái khê là huyệt gốc của kinh thận. Do vậy, khi day bấm và huyệt vị này sẽ giúp bồi bổ nguyên khí cho thận. Ngoài ra, huyệt lữ tế còn đem lại các tác dụng sau:

  • Hỗ trợ các bệnh nhân bị hen, đang gặp nhiều vấn đề về hô hấp do thận suy.
  • Trị viêm họng mãn tính do thận âm hư.
  • Cải thiện tình trạng ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Tăng cường hoạt động của thận ở những bệnh nhân bị liệt dương, “ra sớm, tiểu tiện nhiều, đau mỏi lưng.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau thắt lưng mãn tính.
  • Điều trị tại chỗ tình trạng đau mắt cá, đau gót chân.
Huyệt lữ tế có tác động mạnh vào kinh thận
Huyệt lữ tế có tác động mạnh vào kinh thận

Cách bấm và châm cứu huyệt lữ tế

Trong Đông Y, huyệt lữ tế có tác dụng bổ thận, hỗ trợ điều trị một số bệnh về thận, viêm họng mãn tính, ù tai, xuất tinh sớm… Có 2 hình thức tác động vào thái khê là bấm huyệt và châm cứu.

Cách bấm huyệt trị liệu

Nguyên tắc chung trong bấm huyệt thái khê là dùng ngón tay bấm và day đều trong vòng 2-3 phút. Trong quá trình tác động nên thật nhẹ nhàng, động tác mềm mại. Có thể ứng dụng huyệt vị này trong điều trị các bệnh sau:

Cách bấm trị bệnh thận

Để cải thiện bệnh lý về thận, nên bấm huyệt thao các bước sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt.
  • Bước 2: Dùng ngón cái ấn mạnh vào điểm huyệt liên tục trong vòng 1 phút. Sau đó nghỉ khoảng 3-4 giây rồi bấm tiếp, tổng thời gian bấm là 2-3 phút.

Lưu ý: Để tăng cường giải độc cho thận, người bệnh nên kiên trì thực hiện 2 lần/ngày. Thời điểm bấm huyệt lý tưởng nhất là sáng sớm khi mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Xem thêm

Giảm đau nhức, mệt mỏi

Bên cạnh công năng hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, huyệt nội côn lôn còn có tác dụng trong giảm đau, hỗ trợ trị chứng mất ngủ, stress,… Cách thực hiện như sau:

  • Day ấn huyệt 2-3 phút/lần.
  • Nên thực hiện 7-10 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Day huyệt đều đặn sẽ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể thả lỏng và dễ dàng ngủ sâu nhất.
Huyệt lữ tế còn có tác dụng trong cải thiện chứng mất ngủ
Huyệt lữ tế còn có tác dụng trong cải thiện chứng mất ngủ

Trị chứng xuất tinh sớm

Nam giới bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm có thể bấm huyệt lữ tế để cải thiện sinh lý nam. Bởi đây là huyệt vị có liên quan mật thiết tới thận nên quá trình xoa bóp sẽ giúp tác động, cải thiện chất lượng “cuộc yêu”.

Cách thực hiện:

  • Ấn vào huyệt trong vòng 1-2 phút trước khi “giao ban”.
  • Có thể kết hợp ấn huyệt này với huyệt nội quan để nâng cao chất lượng tình dục.

Lưu ý: Việc bấm huyệt này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế được các biện pháp điều trị hiện đại để loại bỏ hoàn toàn tình trạng xuất tinh sớm.

Phương pháp châm cứu

Ngoài việc tác động bằng day, ấn các thầy thuốc cũng thực hiện châm cứu huyệt thái khê trong một số trường hợp nhất định. Phương pháp thực hiện:

  • Châm thẳng 0,5-1 thốn (thấu tới côn lôn).
  • Nếu trị các bệnh ở gót chân thì hướng mũi kim xuống.
  • Cứu 3-5 tráng, ông cứu từ 5-10 phút.

Huyệt thái khê đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chữa bệnh của y học cổ truyền. Hy vọng qua bài viết, quý độc giả đã có những hiểu biết nhất định về thái khê và hệ thống huyệt vị trên cơ thể. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua