Huyệt phế du: Vị trí, tác dụng và cách day ấn, bấm huyệt
Huyệt phế du là một trong 356 huyệt đạo trên cơ thể con người. Theo các thầy thuốc Đông y, huyệt vị này có vai trò rất lớn trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp như lao phổi, viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản,… Vậy huyệt đạo này nằm ở đâu, cách xác định và day ấn thế nào?
Huyệt phế du là gì? Vị trí xác định
Huyệt phế du là một trong số 36 huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, thuộc bộ phận huyệt đạo ở eo, lưng và hông. Theo tài liệu y học cổ truyền, huyệt phế du hay còn được gọi là phế du huyệt là một huyệt đạo gần ở phổi nên được nhiều người biết đến là “huyệt phổi”.
Từ điển Hán Việt cũng giải thích rằng, phế có nghĩa là phổi, du có nghĩa là nơi ra vào của kinh khí, có tác dụng đưa kinh khí vào tạng phế. Do đó người ta gọi là Phế Du.
Huyệt phế du nằm ở vị trí gần sát với phổi, là huyệt đạo thứ 13 của cơ thể tại vùng Bàng Quang Kinh, nơi kinh khí của phế thấm trực tiếp vào bên trong cơ thể. Do đó những trường hợp bị rối loạn phế kinh, người bệnh chỉ cần tác động vào huyệt vị này sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh lý.
Dưới đây là một số đặc tính của huyệt Phế Du:
- Là huyệt vị Du Bối của hệ thống Phế Khí.
- Có tác dụng tán dương khí ở Phế rất tốt.
Ngoài những đặc tính nổi bật trên thì vị trí của huyệt Phế Du cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, huyệt vị này được xác định là nằm ở vị trí dưới gai đốt sống thứ 3, thuộc cả hai bên. Nếu đo ngăn ra phía ngoài thì cách 1,5 thốn, nằm ngang huyệt Trụ Thân.
Tác dụng của huyệt Phế Du trong việc điều trị bệnh lý
Huyệt Phế Du là một trong những huyệt đạo được đánh giá rất cao trong việc điều trị bệnh lý nhờ tác dụng điều khí, bổ phế, thanh nhiệt, hòa vinh quyết. Cụ thể, huyệt vị này thường được dùng để chủ trị những chứng bệnh sau:
- Trị lao phổi, viêm phế quản, hen suyễn: Theo các thầy thuốc Đông Y, huyệt đạo này khi được đả thông và kích thích sẽ giúp cơ thể điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông dương khí đến phổi. Từ đó giúp thanh lọc chất độc, đào thải cặn bã ra bên ngoài, hỗ trợ vùng phổi được khỏe mạnh và thanh khiết hơn.
- Trị chứng ra mồ hôi trộm, mồ hôi không kiểm soát: Việc ra mồ hôi trộm, mồ hôi không kiểm soát không những ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn cản trở cuộc sống của bạn. Do đó, khi bị tình trạng này, người bệnh có thể đến gặp các thầy thuốc Đông y để tiến hành châm cứu huyệt đạo này nhằm đào thải các tuyến bã nhờn và mồ hôi độc hại ra khỏi cơ thể. Từ đó, đẩy lùi tình trạng ra mồ hôi trộm, mồ hôi mất kiểm soát.
- Trị lẹo ở mắt: Đặc biệt khi bị lẹo ở mắt người bệnh có thể chích huyệt vị này để cải thiện. Lý do là bởi huyệt Phế Du là giao điểm, nơi đi qua của các kinh lạc, kinh mạch và dương khí đồng thời có mối quan hệ mật thiết với Bàng Quang Kinh nên có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa và chữa trị các bệnh ở mắt.
Cách day ấn huyệt vị đúng cách
Huyệt phế du nếu được tác động đúng cách không những giúp sức khỏe cải thiện mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền để được day ấn và bấm huyệt bởi những người có chuyên môn cao. Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt hoặc châm cứu tại nhà vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là các bước tác động huyệt phế du.
- Bước 1: Xác định huyệt đạo theo chỉ dẫn ở trên.
- Bước 2: Chụm 3 ngón tay và đặt lên vị trí của huyệt, tiến hành day ấn theo chiều kim đồng hồ với lực đạo vừa phải.
- Bước 3: Duy trì thời gian thực hiện khoảng 3 phút, nếu thấy khó chịu có thể giảm lực nhẹ hơn. Thực hiện liên tục đều đặn 5 lần cho 1 liệu trình, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút. Ngoài ra để đạt được kết quả tốt nhất người bệnh nên tiến hành day ấn huyệt đạo vào mỗi buổi sáng sớm trước khi đi làm để có được tinh thần thoải mái và dễ chịu cho ngày làm việc sắp tới.
Là một huyệt đạo quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với phổi, huyệt Phế Du có khả điều trị các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Tuy nhiên hiệu quả này chỉ đạt được khi người bệnh tác động huyệt đúng cách, ngược lại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!