Huyệt khúc trì ở đâu? Cách bấm huyệt đúng cách như thế nào?

4.9/5 - (10 bình chọn)

Huyệt khúc trì nằm trên tay là một trong những huyệt đạo có vai trò quan trọng với cơ thể. Nó giúp giảm các triệu chứng đau nhức ở tay, giảm huyết áp và hỗ trợ điều trị cảm, sốt, dị ứng… Để hiểu rõ hơn về vị trí, cũng như cách bấm huyệt khúc trì, bạn có thể đọc bài viết sau đây. 

Huyệt khúc trì là gì? Vị trí của huyệt nằm ở đâu?

Theo Đông y, huyệt khúc trì còn có các tên gọi khác như dương trạch, quỷ cự. Huyệt có nhiều vai trò trong quá trình điều trị các bệnh lý ở tay.

  • Xuất xứ của huyệt: Thiên bản du.
  • Đặc tính của huyệt: Khúc trì là huyệt thứ 11 của kinh đại trường, đây là hợp huyệt và huyệt thuộc hành thổ. 
  • Giải thích tên gọi của huyệt: Sở dĩ huyệt có tên khúc trì là vì “trì” có nghĩa là cái ao hay chỗ lõm xuống, khúc có nghĩa là khuỷu tay gấp cong. Huyệt xuất hiện ở chỗ lõm của tay khi gập cong lại nên có tên là khúc trì. 
  • Vị trí của huyệt trên cơ thể: Để xác định vị trí của huyệt khúc trì, bạn cần co khuỷu tay áp sát vào ngực. Huyệt đạo này sẽ nằm ở vị trí lõm vào nơi nếp gấp của khuỷu tay, đây cũng là nơi bám của cơ ngửa dài, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay và cơ quay 1 của tay.
Huyệt khúc trì có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể
Huyệt khúc trì có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể

Tác dụng của huyệt khúc trì với sức khỏe con người

Huyệt dương trạch (khúc trì) có nhiều tác dụng với sức khỏe như khu phong, trừ thấp, sơ tà nhiệt, tiêu độc, dưỡng huyết… Huyệt được sử dụng để điều trị những căn bệnh dưới đây:

  • Tăng huyết áp: Đây là bệnh lý xảy ra khi chỉ số huyết áp của người bệnh vượt quá mức 140/90mmhg ở 1 trong 2 hoặc cả 2 chỉ số trên. Để cải thiện tình trạng tăng huyết áp, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể bấm huyệt khúc trì. Theo y học cổ truyền, bệnh tăng huyết áp có liên quan mật thiết với một số huyệt trên cơ thể, trong đó có huyệt dương trạch. Do vậy, tác động vào huyệt sẽ giúp khí huyết lưu thông, giảm áp lực của dòng máu lên mạch, từ đó giảm huyết áp hiệu quả. 
  • Liệt ở 2 tay: Khúc trì là huyệt nằm ở tay, do vậy nó có mối quan hệ với các bệnh lý ở tay. Bấm huyệt hoặc châm cứu ở huyệt khúc trì sẽ giúp khí huyết ở tay được lưu thông nhanh chóng từ đó giúp cải thiện tình trạng liệt tay. Bấm huyệt này cũng giúp giảm tê tay hiệu quả. 
  • Giảm đau khớp cánh tay, khuỷu tay, bả vai: Đau cánh tay, khuỷu tay… là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng tay như vận động viên bơi lội, thợ mộc, thợ rèn. Tác động vào huyệt dương trì có thể giúp ôn kinh hoạt lạc và giúp phục hồi những tổn thương ở cánh tay do phải làm việc liên tục. 
  • Giảm cảm lạnh, hạ sốt: Day bấm huyệt khúc trì kết hợp với lau, chườm khăn ấm là cách đơn giản và an toàn giúp hạ sốt. Nguyên nhân là do khi tác động vào huyệt nó sẽ giúp thúc đẩy khí huyết trong cơ thể lưu thông, từ đó giảm các triệu chứng sốt cao hoặc cảm lạnh. 
  • Giảm mề đay, mẩn ngứa: Tình trạng này xảy ra khi hoạt động đào thải độc tố ra ngoài của gan thận bị suy yếu. Tác động vào huyệt dương trạch có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa, vảy nến… 
Tác động vào huyệt dương trạch giúp giảm mề đay, mẩn ngứa trên da hiệu quả
Tác động vào huyệt dương trạch giúp giảm mề đay, mẩn ngứa trên da hiệu quả

Ngoài những tác dụng trị bệnh trên, huyệt khúc trì cũng có nhiều lợi ích với sức khỏe khi phối hợp với các huyệt khác. Theo đó:

  • Khúc trì kết hợp với huyệt thiên liêu giúp điều trị tình trạng đau vai.
  • Kết hợp với huyệt dương lăng tuyền giúp điều trị bán thân bất toại.
  • Kết hợp với huyệt phục lưu, tam lý giúp điều trị tình trạng sốt thương hàn.
  • Kết hợp với huyệt hợp cốc giúp điều trị tình trạng sưng đau họng.
  • Kết hợp với huyệt phối ngư tề và thân môn giúp điều trị tình trạng nôn ra máu.
  • Kết hợp với huyệt phối bát hội, huyệt khúc trì, huyệt kiên ngung, huyệt phát tế, huyệt phong trì, huyệt túc tam lý, huyệt tuyệt cốt giúp phòng ngừa trúng phong.
  • Kết hợp với huyệt đại lăng, huyệt hợp cốc, huyệt khổng tối trị đau mỏi tay.
  • Kết hợp với huyệt huyết hải, huyệt ủy trung giúp điều trị nhọt ở lưng.
  • Kết hợp với huyệt can du, huyệt uyển cốt giúp điều trị tình trạng chảy nước mắt
  • Kết hợp với huyệt đại chùy, huyệt hợp cốc, huyệt thái xung, huyệt túc tam lý, giúp cải thiện tiểu cầu giảm.

Cách tác động vào huyệt dương trạch hiệu quả

Bạn có thể tác động vào huyệt dương trạch bằng 2 cách đó là châm cứu và xoa bóp bấm huyệt. 

Xoa bóp bấm huyệt

Đây là phương pháp đơn giản giúp tác động vào huyệt khúc trì. Xoa bóp, bấm huyệt khúc trì được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm đau ở tay và giảm cảm lạnh, sốt cao. 

Cách bấm huyệt đúng cách: Trước khi bấm huyệt, bạn cần gập khuỷu tay, sau đó để tay lên đùi. Dùng đầu ngón tay cái của tay còn lại bấm vào huyệt với lực vừa phải. Nên bấm liên tục khoảng 15 lần và dừng lại, mỗi ngày nên thực hiện bấm huyệt 1 – 2 lần. Lưu ý: Khi bấm huyệt bạn không để tay ở một tư thế mà nên co duỗi hoặc quay cánh tay để các khớp ở khuỷu tay được vận động. 

Bấm huyệt dương trạch đúng cách sẽ giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe
Bấm huyệt dương trạch đúng cách sẽ giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe

Châm cứu

So với bấm huyệt, châm cứu thường có kỹ thuật phức tạp hơn và nó kích thích vào huyệt sâu hơn. Tác động vào huyệt bằng phương pháp châm cứu sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, tuy nhiên phương pháp này không thể thực hiện được tại nhà. 

Cách châm cứu huyệt dương trạch: Châm thẳng vào huyệt 1 – 1,5 thốn hoặc xuyên tới huyệt thiếu hải ở độ sâu 2 – 2,5 thốn, nên cứu 3 – 5 tráng và ôn cứu trong thời gian 5 – 10 phút. 

Lưu ý: Với trường hợp châm cứu để chữa liệt hai chi trên, nên châm mũi kim hơi hướng xuống mặt cong của khớp khuỷu tay. Châm đúng ngón tay sẽ có cảm giác như điện giật. 

Xem thêm

Lưu ý khi tác động vào huyệt dương trạch

Tác động vào huyệt dương trạch có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ đặc tính của huyệt và cách tác động vào huyệt thì bạn có thể gặp nguy hiểm khi áp dụng phương pháp trị bệnh này. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây: 

  • Nên lựa chọn xoa bóp, bấm huyệt ở những địa chỉ uy tín. Bởi tác động quá mạnh hoặc quá nhẹ vào huyệt hoặc bấm sai vị trí của huyệt đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Những người bị chấn thương xương khớp không nên bấm huyệt dương trạch trị bệnh vì nó có thể làm chấn thương nặng lên. 
  • Nếu bị các bệnh ngoài da ở tay hoặc đang mắc các bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác, bạn cũng không nên bấm huyệt khúc trì. 
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang mắc các bệnh lý ở vòi trứng cũng không nên thực hiện phương pháp này.
  • Khi thực hiện phương pháp bấm huyệt cần kiên trì vì hiệu quả của phương pháp này thường chậm hơn so với việc sử dụng thuốc Tây y.
  • Không bấm huyệt khúc trì ngay sau khi sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác.
  • Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên kết hợp phương pháp bấm huyệt với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. 

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về vị trí, công dụng và cách tác động vào huyệt khúc trì (dương trạch). Để quá trình bấm huyệt, châm cứu trị bệnh đem lại hiệu quả cao, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện y học cổ truyền hoặc các phòng khám đông y uy tín để được thăm khám và xác định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. 

BÀI VIẾT HAY

Chia sẻ

Bằng vật lý trị liệu và các phương pháp chữa lành tự nhiên khác, Trung tâm Đông phương Y pháp đã đem đến cho người bệnh cách chữa thông qua hệ thống huyệt đạo, đảm bảo an toàn, lành tính, hết bệnh tận gốc.

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua