Bệnh á sừng ở trẻ em: Dấu hiệu, hình ảnh và cách điều trị cha mẹ cần biết

4.7/5 - (8 bình chọn)

Á sừng là thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng da bị viêm, bong tróc vảy trắng cùng các lớp sừng dày trên da. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng tái phát lại nhiều lần, khó chữa dứt điểm nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng tấn công của bệnh trong đó có cả trẻ em, trẻ sơ sinh. Vậy bệnh á sừng ở trẻ hình thành do đâu và hướng điều trị là gì?

Hình ảnh á sừng ở trẻ
Hình ảnh á sừng ở trẻ

Bệnh á sừng ở trẻ em là gì?

Bệnh á sừng ở trẻ em được xác định phổ biến nhất trong độ tuổi từ 2 tuổi cho đến tuổi dậy thì ở cả bé trai và bé gái. Khoảng 50% trường hợp bệnh tự khỏi khi lên 10 tuổi và một nửa còn lại bệnh theo suốt đến khi trưởng thành.

Cũng giống như bất cứ độ tuổi nào, ở trẻ em dễ bị á sừng tại các vùng da ngón tay, ngón chân, gót chân, da đầu với các biểu hiện da khô, nứt, có vảy trắng và lớp sừng chồng lên nhau. Bệnh thường bùng phát vào mùa đông do thời tiết khô hanh và giảm dần vào mùa hè, thu.

Bệnh có diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lâu dài đến trẻ do đó cha mẹ cần sớm phát hiện, tìm cách xử lý kịp thời. Tránh để khi bệnh chuyển qua mãn tính hay thậm chí biến chứng mới tìm cách chạy chữa.

Vì sao trẻ bị bệnh á sừng?

Trên thực tế nguyên nhân gây bệnh á sừng vẫn chưa được giới khoa học tìm ra. Tuy nhiên những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cha mẹ cần biết đó là:

  • Yếu tố di truyền: Đây được xem là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến á sừng ở trẻ nhỏ. Bởi nếu cha mẹ, người thân trong gia đình bị bệnh, con cái có nguy cơ mắc bệnh gần gấp đôi so với bình thường.
  • Cơ địa nhạy cảm: Trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn so với người trưởng thành nên dễ bị kích ứng bởi các dị nguyên như bụi bẩn, côn trùng, hóa mỹ phẩm… và mắc bệnh.
  • Thiếu dinh dưỡng: Những trẻ bị thiếu các loại vitamin như: A, B, E, D cùng các chất ảnh hưởng đến làn da khác cũng dễ bị bệnh á sừng hơn bình thường.
  • Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi thất thường của thời tiết, đặc biệt là mùa đông khô hanh khiến da mất độ ẩm trong khi đó mùa hè nóng bức đổ nhiều mồ hôi tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập tăng nguy cơ bị bệnh.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Trẻ thường xuyên vận động, tiếp xúc với bụi bẩn đặc biệt là những khu vực nông thôn, khi không được rửa sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Môi trường sống: Trẻ sinh sống tại khu vực có môi trường xuống cấp, nhiều khói bụi, quanh khu xử lý rác, nguồn nước ô nhiễm… cũng dễ bị viêm nhiễm ngoài da.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Mẹ thường xuyên sử dụng các loại sữa tắm, sữa dưỡng ẩm, xà bông, xà phòng chứa những chất gây kích ứng da trẻ cũng có thể trở thành tác nhân gây á sừng.
  • Các yếu tố khác: Cho trẻ đi giày cứng, kín khiến da chân đổ mồ hôi, sinh nấm mốc hay sử dụng bao tay bao chân chất liệu khó thấm hút mồ hôi…
Trẻ bị á sừng do thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn độc hại
Trẻ bị á sừng do thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn độc hại

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở trẻ em

Sớm phát hiện các triệu chứng bệnh á sừng ở con em, điều trị đúng cách sẽ giảm thiểu tổn thương cho trẻ. Để biết con mình có bị bệnh viêm da cơ địa này không hãy cùng theo dõi trẻ xem có những dấu hiệu nào dưới đây hay không.

  • Trẻ ngứa ngáy, thường gãi da: Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Cha mẹ có thể quan sát xem trẻ thường gãi ngứa tại vị trí nào, tay, chân hay da đầu để xác định bệnh.
  • Bong tróc vảy trắng: Lớp da trên cùng thường có màu trắng giống vảy, gầu sau một thời gian sẽ tự bong tróc thành những mảng trắng làm lộ ra vùng da sừng màu hồng.
  • Vùng da khô, nứt, sần cứng: Bởi khi một lớp da bong tróc, mất đi vùng da bị á sừng lại đẩy thêm lớp sừng khác chúng gồ sần rõ, dễ quan sát bằng mắt thường. Do da khô, trẻ gãi ngứa có thể xuất hiện các vết nứt, rỉ máu.
  • Nổi mụn nước thành mảng: Khi tổn thương tại vùng da nghiêm trọng, có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ liti theo từng đám ở da trẻ. Mụn nước này khi vỡ sẽ tiết dịch khiến trẻ ngứa, gãi liên tục.

Bệnh á sừng ở trẻ em có lây không? Có nguy hiểm không?

Đây là lo lắng của đa số các bậc làm cha làm mẹ khi con em mình mắc phải căn bệnh ngoài da này. Bởi phụ huynh lo lắng bệnh từ còn mình sẽ lây sang các bạn cùng lớp trong quá trình học tập, vui chơi. Tuy nhiên theo các bác sĩ da liễu, á sừng trẻ em xuất hiện do cơ địa từng người không gây lây nhiễm. Do đó dù tiếp xúc thường xuyên cùng bạn bè người lớn không cần quá lo lắng.

Á sừng ở trẻ em không điều trị sớm dễ biến chứng
Á sừng ở trẻ em không điều trị sớm dễ biến chứng

Vậy á sừng ở trẻ có nguy hiểm không? Trong trường hợp cha mẹ xem nhẹ, không chữa trị hoặc tự mua các loại kem bôi về dùng trên da trẻ có thể khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Cụ thể

  • Viêm nhiễm lan rộng: Từ một mảng da nhỏ á sừng ở tay, chân của trẻ, á sừng sẽ lan ra tạo thành những mảng rộng.
  • Tăng nguy cơ bội nhiễm: Tính chất của bệnh gây ngứa, đặc biệt là khi lên lớp da non, khiến trẻ gãi liên tục. Khi vùng da bị tổn thương, xước tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập bội nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Nhiễm trùng máu: Không chỉ gây tình trạng bội nhiễm. Trường hợp vi khuẩn ăn sâu vào trong máu có thể gây nhiễm trùng máu ở trẻ bị á sừng.
  • Để lại sẹo: Không giải quyết bệnh sớm, á sừng mãn tính, tái phát thường xuyên sau điều trị vẫn để lại những vết tích của bệnh, sẹo to nhỏ tùy vào vùng da bị á sừng. Vết sẹo này có thể theo trẻ đến cả khi trưởng thành gây mất thẩm mỹ.

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Á sừng khi đã chuyển nặng cần có sự chăm sóc, điều trị bài bản từ bác sĩ da liễu. Do đó cha mẹ cần chú ý đến tiến triển bệnh của con em, càng sớm thăm khám càng nhanh khỏi, tránh biến chứng nguy hiểm cho làn da trẻ.

Theo các bác sĩ, cha mẹ cần đưa con em đi khám ngay khi thấy các biểu hiện sau:

  • Trẻ gãi ngứa liên tục ở một hoặc nhiều vùng da trong vài ngày.
  • Vùng da sần gồ, nứt, rỉ máu
  • Vùng da có mụn nước, bội nhiễm.
  • Trẻ bị sốt, chán ăn, mệt mỏi do bệnh.
Đưa trẻ đi khám khi thấy da bị tổn thương
Đưa trẻ đi khám khi thấy da bị tổn thương

Cách chữa bệnh á sừng ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Cha mẹ nên làm gì khi con bị á sừng? Có rất nhiều cách phụ huynh nên tham khảo, áp dụng ngay để làm dịu da, giảm các triệu chứng bệnh trong đó phổ biến nhất là:

Chăm sóc cho trẻ bị á sừng tại nhà

Khi phát hiện con em bị bệnh viêm da, ở mức độ nhẹ các bậc phụ huynh có thể thực hiện những cách sau đây để giúp con bớt khó chịu:

Tắm đúng cách cho trẻ

Cha mẹ nên dùng nước ấm khoảng 35 độ để tắm cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh việc sử dụng sữa tắm lành tính, dịu nhẹ cho da trẻ mẹ có thể dùng các loại lá, cây trong dân gian đun nước tắm. Chẳng hạn:

  • Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh có tính kháng viêm, kháng khuẩn, cực an toàn cho làn da bé. Vì vậy mỗi ngày mẹ có thể lấy 1 nắm lá trà tươi ngâm rửa với nhiều lần nước. Vò vát rồi cho vào nồi cùng 1 lít nước sạch đun sôi kỹ. Đổ nước ra chậu thêm vài hạt muối để ấm hoặc thêm nước tắm cho bé.
  • Dùng lá lốt: Tương tự lá trà xanh, sử dụng lá lốt chữa á sừng ở trẻ em vô cùng phổ biến. Mẹ chỉ cần dùng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi 5 – 10 phút. Đổ nước ra chậu sạch, thêm muối đợi ấm dùng nước này tắm cho con.

Dưỡng ẩm da

Do vùng da bị á sừng thường bị khô nứt, sử dụng kem dưỡng ẩm được xem là bước quan trọng cung cấp độ ẩm cho da trẻ từ đó giảm bớt triệu chứng bệnh. Mẹ nên tham khảo các sản phẩm lành tính cho làn da trẻ đặc biệt là dùng cho da bị á sừng để sử dụng. Sau khi tắm xong cho trẻ mẹ dùng khăn bông thấm khô cơ thể rồi thoa kem dưỡng ẩm lên toàn bộ vùng da của trẻ bao gồm cả da không bị á sừng.

Các mẹ cũng có thể tham khảo sử dụng mật ong, dầu dừa dưỡng ẩm cho bé bị viêm da.

Mật ong: Là nguyên liệu lành tính, giúp kháng viêm kháng khuẩn phù hợp với mọi làn da kể cả trẻ nhỏ. Mẹ có thể tận dụng để thoa lên da cho bé.

Dùng mật ong giảm tổn thương trên vùng da bị á sừng cho trẻ
Dùng mật ong giảm tổn thương trên vùng da bị á sừng cho trẻ

Thực hiện:

  • Vệ sinh vùng da bị á sừng ở trẻ em.
  • Lấy 1 lượng nhỏ mật ong nguyên chất thoa đều lên các vùng da bị tổn thương.
  • Để tự nhiên khoảng 20 – 30 phút rửa lại vùng da này cho trẻ bằng nước ấm.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần sau một thời gian sẽ thấy bé ít gãi hơn, tổn thương cũng không còn tiến triển nhanh như trước.

Dầu dừa: Trong nguyên liệu này có chứa nhiều dưỡng chất giúp làm ẩm, mịn da đồng thời kháng khuẩn, làm dịu tổn thương á sừng trên da bé.

Thực hiện:

  • Làm sạch vùng da bé bị á sừng trước khi dùng dầu dừa.
  • Nhỏ vài giọt dầu dừa ra tay mẹ rồi xoa nhẹ lên da bé.
  • Mẹ nên massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu.
  • Để khoảng 20 phút, lấy nước ấm rửa lại.
  • Mỗi ngày thoa 1 – 2 lần sẽ thấy triệu chứng bệnh á sừng ở trẻ thuyên giảm.

Dùng thuốc trị á sừng cho trẻ

Trường hợp mẹ áp dụng các mẹo trên không mang lại tác dụng do tổn thương do á sừng nặng, mãn tính mẹ cần cho con khám, dùng thuốc uống, thuốc bôi.

  • Thuốc mỡ bôi ngoài da cho trẻ: Steroid tại chỗ, Desonide, Hydrocortison 1%…
  • Kem bôi ngoài da: Gồm các loại chứa Petrolatum, Dimethicone, Ure…
  • Thuốc uống: Gồm thuốc chống dị ứng, kháng sinh, vitamin hay thuốc chống nấm ngứa…
Cho trẻ dùng thuốc trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cho trẻ dùng thuốc trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khuyến cáo: Các loại thuốc tân dược dùng cho trẻ dù ở dạng uống hay bôi nếu mẹ dùng không đúng cách, quá liều có thể dẫn đến những tác động tiêu cực khiến tổn thương da thêm nghiêm trọng, teo da, ảnh hưởng đến các chức năng bên trong cơ thể. Trường hợp trẻ dưới 5 tuổi cần trao đổi kỹ với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Hết khô ngứa, nứt nẻ, ngăn ngừa tiến triển bệnh á sừng nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp từ thảo dược Đông y số 1 hiện nay trong điều trị á sừng và các bệnh viêm da. Bài thuốc là thành quả nghiên cứu nhiều năm của đội ngũ y bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc, chắt lọc và học hỏi tinh hoa từ hơn 20 phương thuốc cổ quý giá, đặc biệt là bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi  ngày VTV2 giới thiệu là bài thuốc Nam DUY NHẤT hiện nay kết hợp thành công 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị TOÀN DIỆN, giúp ĐẨY LÙI hiệu quả căn bệnh á sừng và phòng ngừa tái phát. Quý khán giả có thể theo dõi lại chương trình giới thiệu về bài thuốc ở phút 19:14 phát sóng ngày 19/11/2019 TẠI ĐÂY hoặc xem qua video bên dưới:

 

Bài thuốc là sự kết hợp của hơn 30 vị THẢO DƯỢC QUÝ cho hiệu quả toàn diện thông qua 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc ngâm rửatinh chất bôi ngoài. Sự kết hợp trong uống, ngoài bôi đem lại TÁC ĐỘNG KÉPtrong công – ngoại kích”, giúp giải độc, tiêu viêm, đẩy lùi á sừng từ gốc rễ bên trong. Đồng thời, sát khuẩn, loại bỏ các triệu chứng bên ngoài. Tinh chất bôi giúp dưỡng da, tái tạo và phục hồi da, liền sẹo, xóa mọi dấu vết á sừng.

Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng 100% DƯỢC LIỆU SẠCH, đạt chuẩn GACP-WHO, an toàn và lành tính đối với trẻ nhỏ. Từ khi bài thuốc được đưa vào phác đồ điều trị bệnh á sừng cho trẻ nhỏ, chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp tác dụng phụ.

Bài thuốc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi căn bệnh á sừng hiệu quả. Trong đó, điển hình là trường hợp của bé Trần Đức Trung (10 tuổi, Hà Nội). Bé bị á sừng viêm da cơ địa toàn thân đã điều trị tích cực và chuyển biến tốt khi sử dụng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Xem chi tiết phản hồi của bệnh nhân TẠI ĐÂY

Nếu con bạn đang gặp phải các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy do bệnh á sừng gây ra, hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc của chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7.

Trẻ bị á sừng nên ăn gì, kiêng gì? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ định của chuyên gia là chưa đủ, cha mẹ nên vệ sinh, bổ sung dưỡng chất hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời phụ huynh cũng nên tiến hành biện pháp phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Nên cho trẻ ăn gì?

  • Cho trẻ ăn nhiều hoa quả chứa vitamin, khoáng chất cần thiết.
  • Tăng cường rau xanh, củ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, lọc hoặc nước ép trái cây, sinh tố.
  • Cá hồi, thực phẩm giàu omega-3

Không nên cho bé ăn gì khi bị á sừng?

  • Hạn chế cho trẻ uống sữa, các chế phẩm từ sữa
  • Giảm các món ăn từ hải sản như sò, hàu, tôm, cua bởi dễ gây dị ứng
  • Các món ăn từ lúa mạch, lúa mì
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay
  • Bánh kẹo ngọt, nước có ga.
Không cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt khi bị á sừng
Không cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt khi bị á sừng

Biện pháp phòng ngừa cha mẹ nên biết

Vệ sinh da thường xuyên, sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Với trẻ thường nghịch bụi bẩn, chạy ra sân vườn mẹ càng nên chú ý rửa sạch hơn.

  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, sữa dưỡng thể, xà bông, xà phòng phù hợp với làn da trẻ.
  • Cho trẻ mặc đồ rộng, thấm hút mồ hôi tốt. Lựa chọn giày mềm, thấm hút tốt cho trẻ.
  • Cắt móng tay móng chân cho trẻ hàng tuần.
  • Sử dụng thêm các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm đặc biệt vào mùa đông.
  • Thay đổi môi trường sống nếu nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm gần nguồn bệnh.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đa dạng món ăn đặc biệt là rau củ quả cho trẻ.
  • Dọn dẹp nhà ở sạch hàng ngày; chăn màn, gối đệm cần giặt ít nhất 1 lần/tuần phơi dưới ánh nắng.

Tìm hiểu thông tin về bệnh á sừng ở trẻ em cùng phương pháp điều trị, phòng ngừa càng sớm càng tốt. Nếu phụ huynh thấy còn em mình đang mắc phải chứng bệnh viêm da này cần nhanh chóng xử lý đưa con tới khoa da liễu để được khắc phục kịp thời.

ĐỌC THÊM:

Xem thêm

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo