Top 3 cách chữa bệnh á sừng hiệu quả và tốt nhất hiện nay

5/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh á sừng, nhưng phổ biến và hiệu quả nhất là 3 phương pháp Tây y, Đông y và dân gian. Mỗi biện pháp đều có đặc điểm riêng, áp dụng cho tình trạng bệnh khác nhau. Để giúp bạn đọc nắm rõ hơn về các cách điều trị này, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin chi tiết.

Cách chữa bệnh á sừng bằng cách nào?
Cách chữa bệnh á sừng bằng cách nào?

Cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn và tốt nhất hiện nay

Bệnh á sừng là một loại viêm da cơ địa rất dễ gặp và xuất hiện ở bất cứ ai. Bệnh có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau như da đầu, da tay, da chân… Gây nhiều khó chịu và bứt dứt cho bệnh nhân.

Khi bị á sừng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa ngáy, da khô nứt nẻ, bong tróc vảy màu trắng. Nguyên nhân gây bệnh được các chuyên gia xác định là do thời tiết, di truyền, thiếu chất dinh dưỡng, cơ địa nhạy cảm…

Mặc dù là bệnh da liễu không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không tìm cách chữa á sừng kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng da, suy giảm chức năng da, gây tổn thương khớp…

Vì vậy, việc tìm ra phương pháp điều trị sớm và đúng đắn là điều rất quan trọng với mỗi người bệnh. Dưới đây là 3 cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn và tốt nhất hiện nay, mọi người tham khảo lựa chọn biện pháp phù hợp nhất.

1. Cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng các mẹo dân gian

Sử dụng mẹo dân gian điều trị bệnh á sừng là phương pháp an toàn, lành tính, dễ thực hiện và giá thành rẻ, được rất nhiều người áp dụng. Chỉ với những thảo dược có sẵn, quen thuộc trong vườn nhà, bạn đã có một bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Một số cách chữa bệnh á sừng tại nhà đơn giản được nhiều người sử dụng và phổ biến như sau:

  • Lá trầu không chữa á sừng

Trong lá trầu không chứa nhiều thành phần có thành phần sát khuẩn, kháng viêm, diệt nấm hiệu quả, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vì vậy, người bệnh á sừng nếu dùng bài thuốc từ lá trầu sẽ giúp giảm ngứa và bong tróc da.

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và giảm triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và giảm triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả

Cách thực hiện: Lấy khoảng 7 – 10 lá trầu không rửa sạch, nên ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hết vi khuẩn có hại. Vò nát, cho vào nồi cùng 1 lít nước và 1 ít muối, đun sôi lửa nhỏ 10 phút. Chờ nước nguội bớt, sử dụng nước lá trầu này để ngâm, rửa vùng da bị á sừng hàng ngày. Hoặc bạn có thể dùng nước lá để tắm, giúp giảm ngứa và sát trùng da.

  • Cách trị á sừng bằng lá lốt

Cũng giống như lá trầu không, lá lốt có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch và ngâm bằng nước muối loãng để diệt vi khuẩn. Để ráo nước, giã nát và đắp lên vùng da bị bệnh, cố định lại bằng gạc sạch. Đắp khoảng 30 phút rồi bỏ ra và vệ sinh da lại với nước.

Hoặc người bệnh dùng lá lốt cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó ngâm rửa hoặc xông hơi để sát khuẩn vùng da bị á sừng.

  • Sử dụng tỏi

Lấy 1 củ tỏi, bỏ vỏ và rửa sạch với nước. Giã nát, cho thêm 1 chút nước ấm vào. Dùng tỏi để đắp lên da bị tổn thương và cố định lại bằng gạc. Để khoảng 10 phút, sau đó bỏ ra và rửa lại với nước mát.

Chữa bệnh á sừng bằng tỏi là phương pháp được nhiều người áp dụng
Chữa bệnh á sừng bằng tỏi là phương pháp được nhiều người áp dụng
  • Cách chữa bệnh á sừng bằng đinh lăng, huyết dụ

Chuẩn bị khoảng 40gram đinh lăng và 30gram huyết dụ. Rửa sạch nguyên liệu với nước nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn. Cho 2 loại lá này vào nồi cùng 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 200ml thì tắt lửa. Lọc phần nước lá, chia làm 3 phần uống 3 lần trong ngày. Nên uống bài thuốc từ đinh lăng, huyết dụ sau các bữa ăn.

  • Cách trị á sừng bằng dầu dừa

Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, thường được dùng để trị các bệnh da liễu, đặc biệt là á sừng.

Cách thực hiện: Rửa sạch vùng da bị bệnh, thấm khô bằng khăn bông mềm. Lấy vài giọt tinh dầu dừa thoa lên da, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút để dầu thẩm thấu. Sau đó lấy khăn sạch lau phần dầu dừa thừa. Thực hiện hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả, giúp da mềm mịn.

  • Chữa á sừng bằng cây vòi voi

Lấy 1 nắm cây vòi voi, rửa sạch với nước và để ráo. Giã nát cây vòi voi với một chút muối hạt. Vệ sinh vùng da bị á sừng và thấm khô. Đắp hỗn hợp vừa giã nát lên da, dùng gạc sạch cố định. Để qua đêm để các chất trong cây vòi voi thấm vào da.

Hoặc người bệnh có thể ngâm loại cây này với rượu trắng, để khoảng 15 ngày. Sau đó dùng rượu cây vòi voi thoa lên vùng da á sừng hàng ngày.

Cây vòi voi là một trong những loại thảo dược được sử dụng để trị bệnh á sừng
Cây vòi voi là một trong những loại thảo dược được sử dụng để trị bệnh á sừng
  • Cách chữa bệnh á sừng bằng chanh tươi

Nước cốt chanh tươi có tác dụng diệt khuẩn, phục hồi da bị tổn thương. Với người bệnh á sừng, bạn chỉ cần dùng 1 quả chanh, cắt thành lát mỏng và chà xát lên da. Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng chanh để chà lên vùng da chảy máu, vết thương hở hoặc da bị nứt nẻ.

Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh còn có thể sử dụng các thảo dược khác để chữa á sừng như: Sài đất, rau răm, cây lược vàng, lá trà xanh…

Mặc dù an toàn, nhưng cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng mẹo dân gian hiệu quả thấp, chỉ áp dụng cho mức độ bệnh nhẹ. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ khắc phục triệu chứng tạm thời, không thể trị dứt điểm, công dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Vì thế, nếu người bệnh sử dụng các bài thuốc dân gian trong thời gian dài không có tác dụng thì nên tìm đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh á sừng theo phác đồ.

2. Cách chữa á sừng bằng Tây y

Đây là cách chữa bệnh á sừng được nhiều người bệnh lựa chọn bởi tiện lợi, hiệu quả, giảm triệu chứng nhanh chóng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ, độ tuổi của mỗi người mà các bác sĩ da liễu kê đơn thuốc uống và bôi ngoài da phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh á sừng thường được chỉ định và kê toa.

Thuốc bôi ngoài da

Hầu hết các trường hợp bệnh á sừng đều được kê thuốc bôi ngoài da. Loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh ngứa ngáy, khô da và giúp làm mềm da.

Các loại thuốc bôi giúp giảm ngứa và triệu chứng khô da tại chỗ
Các loại thuốc bôi giúp giảm ngứa và triệu chứng khô da tại chỗ
  • Thuốc Salicylic acid: Loại thuốc này có tác dụng giảm hiện tượng sừng hóa, giúp bong sừng nhanh, bạt vảy, giúp da mềm mịn và phục hồi làn da tổn thương. Ngoài ra, thuốc Salicylic acid còn có công dụng chống khuẩn, sát trùng và giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng loại thuốc bôi này vì có thể gây hoại tử, ảnh hưởng đến da. Tốt nhất trước khi sử dụng thuốc Salicylic acid nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nhóm thuốc bôi ngoài da chứa Corticoid: Prednisolon, Betamethason, Dexamethason… Nhóm thuốc này dạng kem, thuốc mỡ bôi chứa Corticosteroid hoặc kết hợp với Acid salicylic, hoạt chất chống nấm.  Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh á sừng mức độ trung bình hoặc nặng, có tác dụng chống viêm tại chỗ, kiểm soát nhanh triệu chứng, sưng phù nề…
  • Thuốc bôi chống nấm: Dùng trong trường hợp da có nhiễm nấm.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch dạng bôi: Tacrolimus, Pimecrolimus… Có tác dụng làm giảm hiện tượng kích ứng da, phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Thuốc chữa á sừng dạng uống

Các loại thuốc trị á sừng dạng uống giúp cải thiện triệu chứng và kháng viêm hiệu quả. Sử dụng trong trường hợp bệnh nặng hoặc trung bình.

  • Thuốc kháng Histamin: Fexofenadin, Cetirizin… Có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa sự phát triển của phản ứng dị ứng, bóc da, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Thuốc Corticoid dạng uống: Được chỉ định trong trường hợp bệnh á sừng nặng. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, chống phù nề, giảm sừng hóa, cung cấp ẩm và cải thiện nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn từ 5 – 10 ngày bởi hoạt lực mạnh, dễ gây tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn trong trường hợp có viêm nhiễm, bội nhiễm. Bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng từ 7 – 10 ngày tùy theo tình trạng viêm.
  • Vitamin: Các loại vitamin A, D, E, C được bổ sung cho người bệnh á sừng để cấp ẩm và cung cấp dinh dưỡng cho da, hỗ trợ giảm triệu chứng khô da.
  • Thuốc chống nấm dạng uống: Dùng trong trường hợp da bị nhiễm nấm nặng.
  • Thuốc giảm đau.
Thuốc chữa bệnh á sừng dạng uống thường được kê trong trường hợp bệnh trung bình và nặng
Thuốc chữa bệnh á sừng dạng uống thường được kê trong trường hợp bệnh trung bình và nặng

Mặc dù hiệu quả nhanh và tiện lợi sử dụng, nhưng nếu dùng không đúng cách thuốc tân dược sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy đối với cách chữa bệnh á sừng bằng Tây y, mọi người cần lưu ý những điều sau đây khi dùng thuốc tân dược để chữa bệnh á sừng:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ da liễu khám và kê đơn theo tình trạng bệnh đã chẩn đoán. Không tự ý mua thuốc khi chưa có sự đồng ý và cho phép của bác sĩ.
  • Không lạm dụng các loại thuốc bôi, uống chữa á sừng trong thời gian dài. Bởi điều này có thể khiến người bệnh nhờn thuốc, kháng kháng sinh, từ đó thuốc không phát huy tác dụng.
  • Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, ảnh hưởng dạ dày, gan, thận…
  • Khi thấy triệu chứng giảm không nên tự ý ngưng sử dụng, cần uống hết liệu trình thuốc theo đơn.
  • Cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu gặp bất thường khi sử dụng thuốc.
  • Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, nếu sau 2 – 4 tuần không thấy thuyên giảm triệu chứng hoặc bệnh không cải thiện thì cần gặp bác sĩ điều trị để thay đổi đơn thuốc.

3. Điều trị bệnh á sừng bằng Đông y

Y học cổ truyền là một trong những cách chữa bệnh á sừng được nhiều người lựa chọn vì vừa hiệu quả, vừa an toàn cho sức khỏe.

Đông y quan niệm, á sừng thuộc chứng bệnh da liễu mãn tính. Nguyên nhân sâu xa của bệnh là do suy giảm chức năng gan, thận, khí huyết rối loạn. Lâu dần chất độc tích tụ, đào thải ra bên ngoài da gây viêm nhiễm, nứt nẻ và bong tróc vảy.

Nguyên tắc điều trị của Đông y là chữa bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh á sừng, phục hồi chức năng phủ tạng, điều hòa khí huyết, giải độc cho cơ thể. Đồng thời kết hợp cải thiện triệu chứng ngoài da để người bệnh bớt khó chịu. Từ đó hiệu quả vững chắc và lâu bền, hạn chế bệnh tái phát.

Về loại thuốc điều trị, Đông y sử dụng các bài thuốc thành phần từ nhiều thảo dược quý, chứa dược tính cao, có tác dụng tốt trong trị bệnh da liễu. Vì vậy, thuốc Đông y an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, kể cả sử dụng trong thời gian dài cũng không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đông y là phương pháp trị bệnh an toàn và hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe
Đông y là phương pháp trị bệnh an toàn và hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe

Một số vị thuốc Đông y thường sử dụng để điều trị bệnh á sừng như: Ích nhĩ tử, thiên mã hổ, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ, tang bạch bì…

Tuy nhiên, cũng giống như thuốc Tây y, người bệnh cần tìm đến các phòng khám y học cổ truyền uy tín để bắt mạch, bốc thuốc uống phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh.

Cách chữa bệnh á sừng bằng Đông y mặc dù hiệu quả cao, an toàn nhưng thời gian điều trị lâu hơn so với Tây y. Người bệnh cần kiên trì uống thuốc theo chỉ định của lương y, không bỏ dở giữa chừng. Bên cạnh đó, thuốc phải đun sắc tốn thời gian, không tiện lợi.

Những lưu ý khi chữa bệnh á sừng

Trong quá trình điều trị, ngoài việc lựa chọn cách chữa bệnh á sừng phù hợp, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định để bệnh mau chóng được cải thiện. Các chuyên gia da liễu khuyên mọi người thực hiện những điều sau:

  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ điều trị, uống đủ thuốc, đúng liều và không tự ý ngưng thuốc, thay đổi thuốc. Đặc biệt là một số loại thuốc Tây như thuốc kháng sinh, Corticoid… Cần sử dụng chuẩn thời gian và liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đối cách chữa bệnh á sừng bằng Đông y, cần đến các địa chỉ uy tín để khám và bốc thuốc, tránh tình trạng mua phải thuốc dởm, thuốc bẩn, kém chất lượng.
  • Không gãi, chà xát hoặc bóc da bị á sừng trong quá trình điều trị. Bởi việc này có thể khiến da bị tổn thương, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tránh để da bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần đi găng tay latex, tất cotton, ủng…
  • Người bị á sừng cần thận trọng tiếp xúc với đồ da hoặc dụng cụ mạ niken.
  • Giữ vệ sinh vùng da bị tổn thương, rửa chân tay thường xuyên, cắt móng tay móng chân… Nên thay tất thường xuyên, rửa chân sạch sau khi thay tất.
  • Sử dụng các loại găng tay, tất, giày dép có chất liệu thoáng mát, vừa kích cỡ. Không đi giày quá chật.
  • Không sử dụng xà phòng, dầu gội, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh. Nên dùng các loại xà phòng dịu nhẹ hoặc chiết xuất từ tự nhiên.
  • Nếu bị bệnh á sừng ở chân, nên hạn chế đi bộ.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, tốt nhất là sau khi tắm hoặc trước khi ngủ.
  • Uống đủ nước, mỗi ngày bổ sung khoảng 2 lít nước để da luôn được cấp ẩm.
  • Ăn uống đủ chất và khoa học, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin, các thực phẩm tốt cho bệnh á sừng. Đồng thời nên kiêng các đồ ăn, thức uống có hại, không sử dụng chất kích thích.
  • Ngủ nghỉ đầy đủ, hợp lý, thư giãn thường xuyên để tránh căng thẳng, stress. Đồng thời tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Không tự pha nước muối để ngâm chân, tay bị á sừng để tránh tình trạng khô da, nứt nẻ thêm nghiêm trọng.
  • Trong quá trình chữa bệnh, nếu thấy các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý.

Trên đây là những cách chữa bệnh á sừng hiệu quả, tốt nhất hiện nay. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo