Bệnh á sừng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau chóng hết bệnh

5/5 - (3 bình chọn)

Kết hợp phương pháp điều trị và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bị á sừng mau chóng cải thiện triệu chứng, đẩy lùi bệnh hiệu quả. Đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa tái phát. Vậy bệnh á sừng kiêng ăn gì, nên ăn gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Bệnh á sừng kiêng ăn gì, nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Bệnh á sừng kiêng ăn gì, nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Bệnh á sừng kiêng ăn gì? Chóng lành da

Á sừng là bệnh da liễu dễ gặp, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Ngoài các biện pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần ăn uống khoa học, kiêng khem hợp lý để các triệu chứng nhanh chóng được đẩy lùi, bệnh được kiểm soát và ngăn ngừa tái phát.

Vậy bệnh á sừng kiêng ăn gì tốt nhất? Dưới đây là một số thực phẩm mọi người nên tránh xa.

1. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Các thực phẩm dễ gây dị ứng và kích ứng như: Hải sản, cua, tôm, trứng, đậu phộng, nhộng tằm, thịt bò… Người bị bệnh da liễu nói chung, người bị á sừng nói riêng nên kiêng.

Các thực phẩm này sẽ kích thích giải phóng Histamin – hoạt chất gây dị ứng và ngứa ngáy. Vì vậy, nếu người bệnh á sừng ăn vào sẽ gây ra biểu hiện ngứa da, phù nề, nổi nhiều mảng da màu đỏ, tăng phản ứng viêm và khiến các triệu chứng thêm nghiêm trọng.

Người bệnh á sừng kiêng ăn hải sản và các thực phẩm gây dị ứng
Người bệnh á sừng kiêng ăn hải sản và các thực phẩm gây dị ứng

2. Các loại thịt đỏ

Nhóm thực phẩm người bị bệnh á sừng nên kiêng tiếp theo là các loại thịt đỏ. Bao gồm: Thịt ngựa, thịt dê, thịt chó thịt bò, thịt cừu, thịt trâu…

Theo một số nghiên cứu, những người bị viêm da, á sừng liên quan đến thói quen ăn thịt đỏ chiếm tỷ lệ cao. Những người thường xuyên ăn nhóm thịt này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Do đó, tốt nhất khi bị á sừng, mọi người nên hạn chế ăn.

Tuy nhiên, thịt đỏ vẫn chứa một lượng dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng một lượng nhỏ, như vậy sẽ không nguy hại đến sức khỏe.

3. Thực phẩm nóng và cay

Theo các chuyên gia da liễu, người bệnh á sừng nên kiêng ăn các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu… Bởi chúng có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn và trở nên mãn tính.

Thực phẩm cay nóng làm các triệu chứng bệnh á sừng như da khô, bong tróc, ngứa ngáy thêm dữ dội, bùng phát nhanh chóng, các tổn thương da lâu phục hồi. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng những thực phẩm này còn tăng nguy cơ tái phát bệnh, gây khô da, viêm sưng. Vì vậy, người bị bệnh á sừng nên hạn chế tối đa ăn đồ cay.

Ngoài ra, thực phẩm cay còn ảnh hưởng đến gan, khiến gan nóng, tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe.

4. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại đồ ăn như đồ chiên, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều dầu mỡ cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh á sừng thêm tăng nặng. Những loại thực phẩm này khi ăn vào sẽ khiến triệu chứng trầm trọng, lan nhanh, các tổn thương ngoài da khó lành. Đồng thời chúng gây mưng mủ, viêm sưng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào không tốt cho người bệnh á sừng
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào không tốt cho người bệnh á sừng

Vì vậy, người bị á sừng, bệnh da liễu nên loại bỏ thực phẩm nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn hàng ngày.

5. Thực phẩm nhiều muối, đường

Đồ ngọt, đồ ăn nhiều muối sẽ sản sinh ra những hoạt chất không tốt cho cơ thể. Đặc biệt với người bị á sừng, những thực phẩm này sẽ khiến triệu chứng lan tỏa nhanh chóng, kích thích phản ứng viêm, làm chậm quá trình tái tạo da.

Thực phẩm nhiều muối còn ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tim mạch, tích tụ độc tố trong cơ thể. Thực phẩm nhiều đường sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm khả năng tái tạo tế bào da mới, tạo cảm giác khó chịu và ngứa ngáy.

Vì vậy, người bệnh nên kiêng ăn các món từ đường mía, bánh ngọt, siro, bánh quy, kem, các món mắm, đồ hộp, các món muối chua…Thay vào đó, mọi người có thể dùng mật ong thay thế đường.

6. Dưa cải muối

Dưa cải muối chua là thực phẩm chứa lượng axit và muối cao, sẽ ảnh hưởng đến gan thận, làm chậm quá trình thải độc ra ngoài cơ thể. Đồng thời, thực phẩm này cũng khiến da tổn thương khó phục hồi, làm chậm quá trình tái tạo da.

Người bệnh á sừng nên hạn chế ăn dưa cải muối chua, cà muối, dưa chuột muối, kim chi… Tuy nhiên không cần kiêng tuyệt đối, mọi người có thể ăn mức độ ít, như vậy sẽ không sợ bị ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh.

7. Chất kích thích, đồ có cồn

Người bị á sừng và bệnh da liễu nên kiêng sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, bia rượu, cà phê, thuốc lá… Những thực phẩm này chứa các chất không tốt cho người bệnh, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Chúng là nguyên nhân làm tăng phản ứng viêm dưới da, đồng thời làm cơ thể mất nước và dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc da nghiêm trọng.

Người bệnh á sừng kiêng tuyệt đối chất kích thích và đồ uống có cồn
Người bệnh á sừng kiêng tuyệt đối chất kích thích và đồ uống có cồn

Ngoài ra, các chất kích thích này còn có khả năng làm giảm công dụng hoặc tăng độc tính của một số loại thuốc điều trị bệnh á sừng.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn sẽ khiến cơ thể mất nước. Từ đó gây ra tình trạng khô da, bong tróc da, tăng triệu chứng ngứa ngáy, viêm sưng.

Bệnh á sừng nên ăn gì?

Ngoài vấn đề bệnh á sừng nên kiêng gì, bệnh nhân cũng cần bổ sung những thực phẩm tốt để giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và nâng cao sức khỏe. Vậy bệnh á sừng nên ăn gì?

1. Các loại cá béo

Những loại cá như: Cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu… Giàu Omega 3 – một loại axit béo có tác dụng kháng viêm, ngừa viêm da, nhiễm trùng, giúp làm mềm vùng da á sừng và thúc đẩy hình thành tế bào da mới ở vùng bị tổn thương. Ngoài ra, Omega 3 còn có tác dụng tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch.

Vì vậy, người bị bệnh da liễu nên bổ sung nhiều loại thực phẩm này trong thực đơn. Theo các chuyên gia, mọi người nên ăn cá béo mỗi tuần 2 lần.

Ngoài Omega 3, trong cá béo còn chứa nhiều dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể như kẽm, sắt, canxi… Những dưỡng chất này giúp nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ kiểm soát á sừng hiệu quả.

2. Ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ, protein và Omega 3 dồi dào, có tác dụng tái tạo chức năng da và cân bằng dinh dưỡng, tốt cho người bệnh á sừng. Do đó, mỗi tuần bạn có thể dùng thực phẩm này 1 – 2 lần thay cơm, hoặc ăn kèm bữa phụ.

Ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm người bệnh á sừng nên ăn
Ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm người bệnh á sừng nên ăn

Một số loại ngũ cốc nguyên cám tốt cho người bệnh á sừng như: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, lúa mì nguyên chất, ngô, hạt kê…

Người bệnh có thể sử dụng ngũ cốc nguyên cám kết hợp với các loại trái cây, rau củ tươi để hiệu quả tăng gấp đôi, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khô da, đau rát…

3. Mật ong nguyên chất

Mật ong rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều loại vitamin tốt cho da và cơ thể như: Vitamin C, vitamin E, B, K. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng tốt nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể người bệnh.

Đối với bệnh á sừng, ăn mật ong thường xuyên sẽ giúp người bệnh ngăn nhiễm trùng da, phục hồi tổn thương, giảm ngứa, dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng khô ráp, nứt nẻ. Đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển tiêu cực của bệnh.

Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất theo những cách sau:

  • Dùng để uống: Cho 10ml mật ong nguyên chất hòa cùng 200ml nước ấm, có thể thêm vài giọt chanh tươi. Uống vào mỗi buổi sáng sẽ có tác dụng kiểm soát bệnh á sừng.
  • Dùng bôi ngoài da: Người bệnh dùng mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị á sừng. Để 15 phút cho dưỡng chất thẩm thấu và rửa sạch lại với nước ấm.
  • Sử dụng mật ong để ăn: Cho mật ong vào chế độ ăn uống hàng ngày, có thể sử dụng cùng các món ngọt, salad, ướp thịt nướng…

Mật ong có tác dụng tốt trong đối với người bị á sừng và các bệnh da liễu, giúp kiểm soát triệu chứng tốt, phục hồi tổn thương. Tuy nhiên, mật ong cũng có thể gây ra một số kích ứng. Vì vậy, mọi người cần chú ý không sử dụng thực phẩm này cho trẻ em dưới 12 tháng, người bị đầy bụng, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa hoặc bị giãn tĩnh mạch.

4. Rau xanh, các loại củ quả

Đây là nhóm thực phẩm người bị bệnh da liễu nên bổ sung hàng ngày, chúng chứa lượng chất xơ, khoáng chất và nhiều loại vitamin. Nếu tăng cường ăn rau xanh, củ quả tươi sẽ giúp bạn kích thích trao đổi chất, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, đào thải độc tố và tăng tuần hoàn máu.

Đặc biệt, với người bệnh á sừng, việc thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này sẽ giúp kháng viêm, kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa, giảm đau và khô da. Đồng thời giúp dưỡng ẩm và tăng cường tái tạo tế bào, cải thiện tế bào sừng hóa, phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất trong rau củ còn nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch.

Các loại rau củ bổ sung nhiều chất xơ, vitamin giúp phục hồi tổn thương da và tăng cường đề kháng
Các loại rau củ bổ sung nhiều chất xơ, vitamin giúp phục hồi tổn thương da và tăng cường đề kháng

Những loại rau tốt cho người bị á sừng như: Bí đỏ, súp lơ xanh, cà rốt, cà chua, bắp cải, tía tô, rau ngót, hẹ, rau cải… Bạn có thể chế biến thành các món hấp, luộc, nấu. Nên hạn chế xào bởi cơ thể sẽ dung nạp các chất béo có hại.

5. Trái cây tươi

Cũng như rau xanh, trái cây tươi chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, có tác dụng tốt cho da và cơ thể. Bổ sung trái cây hàng ngày sẽ giúp phục hồi da, tăng cường đào thải độc tố cho da, tăng cường đề kháng và tuần hoàn máu.

Một số loại trái cây nên bổ sung: Dâu tây, bưởi, cam, kiwi, anh đào…

6. Các loại hạt

Các loại hạt như đậu xanh, mè đen, đậu hà lan, hạt hạnh nhân, hạt cải, óc chó, hạt lanh… Chứa lượng Omega 3 dồi dào và hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó, nếu không ăn được các loại cá biển, người bệnh có thể bổ sung các loại hạt để bổ sung Omega 3 cho cơ thể.

Nếu ăn nhóm thực phẩm này hàng ngày, sẽ giúp kháng viêm, giảm triệu chứng á sừng, hỗ trợ phục hồi tổn thương. Ngoài ra, các loại hạt trên còn cung cấp nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh và một số khoáng chất lành mạnh, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh da liễu và ngăn bệnh á sừng tái phát.

7. Người bệnh á sừng nên ăn sò, nghêu

Các loại hải sản thông thường không được các chuyên gia da liễu khuyến cáo bổ sung khi điều trị bệnh da liễu. Tuy nhiên, người bệnh á sừng nên bổ sung nghêu, sò trong thực đơn. Những dưỡng chất trong thực phẩm này rất cần thiết trong quá trình điều trị á sừng.

Nghêu, sò chứa hàm lượng kẽm lớn, có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa cao. Giúp ức chế quá trình sản sinh chất trung gian gây viêm, kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tình trạng bệnh tăng nặng. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.

Bạn nên nấu chín nghêu, sò và chế biến thành các món ăn như hấp, nấu canh, luộc… Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thực phẩm này, nên thay bằng các loại thực phẩm giàu kẽm khác như thịt lợn, thịt gà…

8. Chanh tươi

Chanh tươi và những chế phẩm có chứa chanh hoặc chiết xuất từ chanh rất tốt cho người bệnh á sừng. Chanh chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm và cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch. Đặc biệt, loại vitamin này rất tốt cho da và hỗ trợ phục hồi da tổn thương.

Ngoài vitamin C, chanh tươi còn chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin A, B, axit nitric và kẽm. Do đó, việc sử dụng chanh tươi hàng ngày sẽ giúp bạn kháng viêm, sát khuẩn, giảm sưng, phòng ngừa viêm da.

Người bệnh có thể dùng chanh tươi để uống trực tiếp, bổ sung vào các món ăn hàng ngày. Hoặc bôi trực tiếp nước cốt chanh lên những vùng da bị á sừng để làm giảm bong tróc và khô da.

Chanh tươi có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương da
Chanh tươi có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương da

9. Nước

Cơ thể của con người có 70% nước, điều này cho thấy nước rất quan trọng với sức khỏe. Việc bổ sung mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà còn giúp da cân bằng độ ẩm, cải thiện triệu chứng á sừng, giảm khô ráp và nứt nẻ.

Ngoài tác dụng cấp ẩm và ngăn ngừa khô da, nước còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra bên ngoài.

Bạn có thể uống nước lọc hoặc bổ sung các loại nước trái cây, nước ép, trà thảo mộc… Để bổ sung đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.

Những lưu ý trong vấn đề bệnh á sừng kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Bổ sung dinh dưỡng và kiêng khem cần đúng cách thì cơ thể mới khỏe mạnh, giúp việc hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý vấn đề sau:

  • Ăn chín và uống sôi, không ăn đồ tái sống hoặc đồ ăn chưa được sơ chế sạch sẽ.
  • Mua thực phẩm ở những nơi chất lượng để tránh mua phải thực phẩm bẩn, gây hại cho sức khỏe.
  • Nên liệt kê thực đơn hàng tuần, hàng ngày để cân bằng dinh dưỡng.
  • Bổ sung các thực phẩm điều độ và vừa phải, không nên ăn quá nhiều khiến cơ thể bị dư thừa chất dinh dưỡng.
  • Bên cạnh việc bệnh á sừng kiêng gì, ăn gì, cần kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học. Không làm việc quá sức, rèn luyện cơ thể hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về vấn đề bệnh á sừng nên kiêng gì, nên ăn gì để việc điều trị bệnh hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã xây dựng được thực đơn khoa học cho mình, nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo