Bệnh á sừng có chữa được không? Có nguy hiểm không?
Á sừng là một loại bệnh viêm da cơ địa, không lây qua đường tiếp xúc giữa người với người. Tuy nhiên, “bệnh á sừng có chữa được không? Có gây nguy hiểm không?” vẫn là thắc mắc của rất nhiều người khi lỡ mắc căn bệnh này. Hãy cùng tapchiyhoccotruyen đi giải thích cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bệnh á sừng có nguy hiểm không?
Theo một số nghiên cứu khoa học hiện đại, có đến 20% tỷ lệ người mắc á sừng trong số những người bị các loại bệnh ngoài da. Á sừng không thật sự gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Nó chỉ gây ra những khó chịu bên ngoài như ngứa ngáy, da bong tróc, nứt nẻ hay mất thẩm mỹ. Á sừng nếu không có biện pháp cũng như cách điều trị kịp thời ngay từ khi bệnh mới khởi phát thì rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
1. Gây hoại tử, bội nhiễm da
Á sừng gây nên các lớp bong tróc trên da, khiến da trở nên dày hơn. Khi đó, các lỗ chân lông bị bí tắc sẽ làm mồ hôi không thể thoát ra ngoài được, làm cho tình trạng ngứa ngáy trở nặng hơn.
Da bị á sừng rất dễ bị nứt nẻ, tạo nên những vết thương hở. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng, thậm chí nặng hơn là hoại tử da.
Ngoài ra, một biến chứng nặng hơn của á sừng đó là tình trạng bội nhiễm trên da. Vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn mủ xanh khi phát triển trên da sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, khó điều trị dứt điểm được.
2. Gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô
Khi á sừng gây nên nhiễm trùng trên da với diện tích lớn gây nên những vết nứt nẻ sẽ giúp cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập dễ dàng vào máu gây nhiễm khuẩn. Từ đó, vi khuẩn cũng sẽ dễ dàng để xâm nhập vào các mô khác như màng tim, khớp, tuỷ xương,…
3. Mất chức năng bảo vệ da
Da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể dưới tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường, đồng thời cũng làm hạn chế sự thoát hơi nước, giúp da săn chắc và khoẻ mạnh hơn.
Khi da bị á sừng sẽ trở nên mất độ đàn hồi, thiếu độ ẩm cần thiết khiến da bị khô ráp, nứt nẻ. Từ đó làm cho cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, mất nước nhiều hơn.
Nếu á sừng không có biện pháp điều trị cũng như kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời thì bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính, trở nên khó điều trị hơn.
4. Gây các tổn thương lên xương khớp
Á sừng thường gặp nhất là xuất hiện ở vùng bàn tay, bàn chân. Do đó, á sừng cũng là nguyên nhân gây tổn thương lên xương khớp nếu bệnh trở nặng hơn.
Bệnh á sừng có chữa được không?
“Bệnh á sừng có chữa được không?” là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Theo trả lời của các chuyên gia da liễu, á sừng vẫn chưa tìm được một phương pháp hay loại thuốc điều trị triệt để 100%. Đây là căn bệnh khá khó chữa và sẽ tái phát lại theo chu kì.
Tuy nhiên, khi phát hiện sớm biểu hiện của bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế và thực hiện theo quy trình điều trị của các bác sĩ. Đồng thời, thực hiện các biện pháp bảo vệ da ngay tại nhà để có thể cải thiện được tình trạng á sừng cũng như phòng tránh bệnh tái phát lại trong một thời gian dài.
Những cách điều trị á sừng được nhiều người sử dụng
Với á sừng, bạn có thể điều trị theo các phương thuốc tây y, đông y đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà để hiệu quả tốt hơn.
1. Điều trị bằng tây y
Điều trị á sừng bằng tây y có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, không tốn quá nhiều thời gian mà hiệu quả lại cực kì cao. Nhưng song song với đó vẫn tồn tại những nhược điểm là không nên sử dụng quá liều, quá lạm dụng thuốc tây y sẽ gây nên các biến chứng khó lường trước.
Một số loại thuốc tây chữa á sừng thường được dùng như:
- Thuốc bôi salicylic acid có tác dụng làm mềm da, phục hồi làn da bị tổn thương, hạn chế bong tróc trên da, kháng khuẩn, kháng viêm.
- Corticoid: Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp á sừng chuyển biến nặng. Thuốc có tác dụng kháng viêm, ức chế quá trình á sừng.
- Một số nhóm thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng histamin.
2. Điều trị bằng đông y
Các bài thuốc đông y điều trị á sừng có thành phần từ các thảo dược thiên nhiên nên không gây nguy hiểm cho sức khoẻ, giúp cơ thể khoẻ mạnh từ bên trong. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc đông y cần thời gian dài hơn và phù hợp với tình trạng bệnh từ nhẹ đến trung bình, hoặc bệnh ở giai đoạn đầu phát tác.
Một số bài thuốc như:
- Bài thuốc ngâm rửa: thành phần bao gồm trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng.
- Thuốc bôi: thành phần gồm tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hổ.
- Thuốc uống: Thành phần bao gồm bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ.
3. Điều trị bằng các mẹo trong dân gian
Điều trị á sừng bằng các mẹo trong dân gian được nhiều người lưu truyền và sử dụng nhờ tính đơn giản, chi phí rẻ, an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Thông thường, người ta hay sử dụng những loại thảo dược trong thiên nhiên, có thể kể đến như:
- Chữa á sừng bằng lá trầu không: Thực hiện ngâm rửa, uống nước cốt lá trầu hay đắp bã lá trầu.
- Chữa bằng lá lốt: Cách thực hiện tương tự như với lá trầu không
- Chữa bằng dầu dừa: Sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da á sừng hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu khác như nha đam, mật ong.
Ngoài các biện pháp điều trị đông y, tây y hay sử dụng mẹo dân gian như trên, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh cũng như chăm sóc da tại nhà để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Bệnh á sừng có chữa được không?”. Nếu phát hiện những biểu hiện ban đầu của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế và nhận sự tư vấn của bác sĩ để việc điều trị được diễn ra nhanh chóng, kịp thời tránh để biến chứng xảy ra.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!