Bệnh á sừng có lây không? Chuyên gia giải đáp

4.6/5 - (5 bình chọn)

Á sừng là một loại bệnh ngoài da. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng làm mất thẩm mỹ, và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Vậy bệnh á sừng có lây không? Và chúng lây qua đường nào? Hãy cùng tạpchiyhoccotruyen đi tìm  lời giải đáp cho những thắc mắc đó. 

Bệnh á sừng có lây không? Lây qua đường nào? 

Theo một số nghiên cứu, trong số những người mắc bệnh về da thì có đến 20% tỷ lệ người mắc bệnh á sừng. Hiện nay, nguyên nhân gây ra á sừng vẫn chưa được kết luận một cách chính xác. Vậy á sừng có lây không? Câu trả lời là bệnh á sừng không lây nhiễm từ người sang người qua đường tiếp xúc. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng khi tiếp xúc, ôm hôn, hay nắm tay với người mắc bệnh viêm da này. 

Á sừng không lây nhiễm qua đường hô hấp hay tiếp xúc
Á sừng không lây nhiễm qua đường hô hấp hay tiếp xúc

Về bản chất, á sừng không phải là một loại bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra. Cơ chế gây nên loại bệnh này có liên quan đến sự hoạt động của tuyến bã nhờn và khả năng dưỡng ẩm tự nhiên trên da. Khi không cung cấp đủ độ ẩm cho sẽ khiến quá trình chuyển hoá sừng không được hoàn thiện, vẫn còn xuất hiện nhân tế bào và chất tế bào, từ đó gây nên á sừng. 

Á sừng lây qua đường nào? 

Á sừng không lây nhiễm qua đường hô hấp hay tiếp xúc giữa người với người. Tuy nhiên các chuyên gia tìm thấy mối liên hệ giữa căn bệnh này với yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân khác gây nên bệnh á sừng có thể do môi trường sống ô nhiễm, cơ thể thiếu các chất xơ, vitamin, da không đủ độ ẩm. 

Những người thường có nguy cơ cao mắc bệnh á sừng là phụ nữ mang thai, các bạn nữ ở tuổi dậy thì khi mà nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. 

Bệnh á sừng có di truyền không? 

Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính gây nên á sừng là do yếu tố di truyền. Theo những nghiên cứu khoa học, có đến 72% tỷ lệ người mắc bệnh á sừng có người thân mắc loại bệnh này hoặc những loại bệnh ngoài da khác. 

Bệnh á sừng lây nhiễm chủ yếu do di truyền
Bệnh á sừng lây nhiễm chủ yếu do di truyền

Nếu trong gia đình người bố hoặc người mẹ mắc á sừng thì tỷ lệ người con nhiễm á sừng là 45%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc căn bệnh này thì tỷ lệ lên đến hơn 50%. Đây là câu trả lời cho thắc mắc tại sao á sừng không lây mà tỷ lệ người mắc căn bệnh này vẫn cao. 

Nguyên nhân gây nên bệnh á sừng

Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh á sừng. Mặc dù di truyền là một nguyên nhân nhưng không phải gia đình nào có bố mẹ nhiễm á sừng thì cũng sẽ di truyền cho người con. Á sừng là căn bệnh do cả yếu tố về con người và môi trường bên ngoài gây nên. 

Da thiếu độ ẩm là nguyên nhân gây á sừng
Da thiếu độ ẩm là nguyên nhân gây á sừng

Một số nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh á sừng như sau: 

  • Do thời tiết: Thời tiết là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh á sừng và nhiều bệnh ngoài da khác. Khi thời tiết trở lạnh, độ ẩm thấp, da không được cung cấp đầy đủ độ ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để á sừng phát triển. 
  • Do cơ địa: Một người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng với những nguyên nhân như thời tiết, lông động vật, bụi, phấn hoa,… làm tăng nguy cơ bị á sừng. 
  • Do tiếp xúc thường xuyên với các loại hoá chất: Các loại hoá chất có trong nước rửa bát, xà phòng, mỹ phẩm không chỉ là nguyên nhân gây kích ứng da, làm da mỏng đi mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm á sừng. 
  • Cơ thể thiếu chất: Khi cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin như A, B, D, E cùng một số loại khoáng chất khác có công dụng tái tạo và bảo vệ da sẽ khiến tỷ lệ mắc á sừng cao hơn. 
  • Không vệ sinh sạch sẽ: Việc vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ là điều kiện để bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh ngoài da, trong đó có á sừng. Vì cơ thể không sạch sẽ sẽ là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn, vi trùng làm tổn thương da. 

Phòng ngừa bệnh á sừng đúng cách

Khi đã giải đáp được thắc mắc “Bệnh á sừng có lây không” bạn cần tìm hướng xử lý, phòng tránh căn bệnh da liễu này. Nếu có những biểu hiện của bệnh á sừng như bong tróc da, ngứa ngáy, da khô ráp, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và sử dụng các loại thuốc đặc trị á sừng theo sự tư vấn của bác sĩ. Để phòng ngừa bệnh á sừng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà như sau: 

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để vừa tốt cho sức khoẻ vừa cung cấp đủ độ ẩm cho da
  • Không chà xát mạnh tay lên da, tránh làm da bị tổn thương
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho da, đặc biệt khi thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp
  • Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung thêm vitamin, chất xơ có trong rau, củ quả. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin, chất khoáng cho cơ thể. 
  • Tập thể dục thể thao điều độ, ít nhất 10-15 phút mỗi ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ môi trường sống thoáng mát
  • Tránh ngâm tay chân trong nước quá lâu sẽ khiến da bị ẩm ướt và là điều kiện thuận lợi để nấm và các bệnh ngoài da khác phát triển.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Bệnh á sừng có lây không?”. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm về một loại bệnh ngoài da, nguyên nhân và cách phòng tránh nó. 

Xem thêm

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo