Vảy nến thể mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Vảy nến được chia thành nhiều loại từ thông thường đến nguy hiểm. Trong đó vảy nến thể mủ thuộc trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết chính xác loại bệnh này là gì? Nó nguy hiểm như thế nào? Cùng tapchiyhoccotruyen theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.
Vảy nến thể mủ là gì? Phân loại các dạng thường gặp
Vảy nến thể mủ hay còn gọi tắt là vảy nến mủ, một trong những dạng vảy nến thể nặng và rất hiếm gặp. Loại bệnh này được nhận biết bởi các nốt mụn mủ mọc hàng loạt trên các vùng da vảy nến bị mẩn đỏ, ngứa rát trước đó. Vảy nến thể mủ gây nguy hiểm cho người bệnh, rất khó điều trị và dễ tái phát.
Các dạng thường gặp của vảy nến thể mủ gồm 2 loại là vảy nến thể mủ toàn thân và vảy nến thể mủ lòng bàn tay, bàn chân. Hai dạng vảy nến mủ này có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau.
- Với vảy nến thể mủ toàn thân: Đây là tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng nhất khi mà diện tích các vùng da bị vảy nến đã lan ra toàn thân, cùng với đó, bề mặt da xuất hiện nhiều nốt mụn mủ, khiến cho cơ thể mệt mỏi, sốt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Loại vảy nến này thường gặp ở độ tuổi từ 20-70 tuổi. Nó có thể tự khởi phát hoặc phát triển từ những loại vảy nến khớp hoặc vảy nến thể giọt.
- Vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân: Dạng vảy nến thể mủ này nhẹ hơn so với dạng thể mủ toàn thân. Các nốt mụn mủ thường xuất hiện ở vùng lòng bàn tay, bàn chân với kích thước đường kính là 2-4mm, thường có màu vàng và chìm sâu vào da. Đây là một loại bệnh mãn tính, khó điều trị triệt để, thường gặp ở những người từ 30-60 tuổi và tỷ lệ nữ giới nhiễm cao hơn nam giới.
Dấu hiệu nhận biết
Hai loại vảy nến thể mủ có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác nhau. Để xác định xem mình đang mắc loại bệnh gì, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm nhận biết dưới đây.
1. Dấu hiệu nhận biết thể mủ toàn thân
Với những người mắc vảy nến thể mủ toàn thân thường trải qua 3 giai đoạn phát triển của bệnh:
- Trong khoảng 24h đầu tiên, người bệnh có triệu chứng sốt cao 39-40 độ. Các vùng da vảy nến bắt đầu có hiện tượng đỏ tấy, căng rát và khó chịu. Các nốt đỏ xuất hiện thành từng đám ở toàn thân, thường gặp nhất ở vùng có nhiều nếp gấp.
- Khoảng vài giờ tiếp theo, xuất hiện các nốt mụn mủ có kích thước nhỏ, màu trắng nổi thành từng cụm hoặc rải rác trên vùng da vảy nến. Các nốt mụn mủ này có thể liên kết với nhau tạo thành nốt mụn có kích thước lớn lên đến 1-2cm.
- 24-48h sau, các nốt mụn mủ bắt đầu khô lại và tạo thành các mảng trắng trên da. Tình trạng này sẽ kéo dài nhiều tuần kèm theo đó là các biến chứng khác như rụng tóc, tổn thương gan thận.
Bệnh diễn ra trong thời gian dài, và có thể tái phát nên rất dễ khiến cho người bệnh bị suy kiệt, giảm cân. Với loại bệnh này, ngay khi vừa xuất hiện những triệu chứng ban đầu, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng thể mủ lòng bàn tay, chân
Vảy nến thể mủ lòng bàn tay, chân thường xuất hiện ở vòng lõm bàn tay, bàn chân, đầu ngón chân, ngón tay. Các biểu hiện thường thấy ở người mắc vảy nến thể mủ như:
- Xuất hiện các nốt mụn mủ màu trắng vàng với kích thước đường kính 2-3mm trên da, thường đối xứng nhau
- Mụn mủ thường nổi lên thành từng đợt cách nhau vài giờ đồng hồ
- Sau vài giờ, xung quanh vùng da bị vảy nến thường có quầng màu đỏ sẫm
- Các nốt mụn theo thời gian sẽ dần sậm màu hơn và dần chuyển sang màu nâu, khô lại sau 8-10 ngày
- Da tay, chân sẽ xuất hiện dấu hiệu bị bong tróc và dày sừng sau khi các nốt mụn khô đi
- Dạng bệnh vảy nến thể mủ ở chân, tay này không gây nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây cảm giác ngứa nhẹ khi bắt đầu nổi mụn.
Nguyên nhân gây bệnh
Đây là căn bệnh ngoài da mãn tính. Nguyên nhân chính gây nên bệnh do nhiễm sắc thể số 6 bị kích hoạt dẫn đến những bất thường ở tế bào lympho T, gây kích thích màng tế bào dẫn đến hiện tượng á sừng. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài cộng hưởng sẽ làm bệnh vảy nến thể mủ khởi phát nhanh hơn như:
- Do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể như mang thai, cho con bú hay ở độ tuổi dậy thì
- Tâm lý căng thẳng, thường xuyên bị stress
- Các vết thương hở ngoài da có nguy cơ bị nhiễm trùng
- Do một số căn bệnh như viêm họng, viêm amidan
- Tiếp xúc với các loại hoá chất
- Có thể do tác dụng phụ ở một số loại thuốc kháng sinh.
Bệnh cũng có thể phát triển từ những loại vảy nến thông thường nếu như không được điều trị kịp thời, khiến bệnh trở nặng hơn.
Vảy nến thể mủ có lây không? Có gây nguy hiểm không?
Vảy nến thể mủ lòng bàn tay, chân thường có mức độ nhẹ hơn, nếu điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng. Còn với dạng thể mủ toàn thân có mức độ nguy hiểm cao hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Nhiễm trùng máu: Các nốt mụn mủ xuất hiện với số lượng lớn khi vỡ ra sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng nếu không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận.
- Gây biến dạng móng tay, chân: Vảy nến thể mủ khiến cho móng tay trở nên dày, dễ vỡ. Ở một số người, móng tay thậm chí có thể bị bong ra, gây đau đớn, chảy máu.
- Viêm khớp: Khi tình trạng bệnh nặng, lây lan đến các khớp sẽ khiến cho khớp bị sưng tấy và đau đớn khi vận động.
- Rối loạn chuyển hoá: Gây hạ đường huyết, rối loạn chuyển hoá glucose.
- Gây các bệnh về nam khoa, phụ khoa: Với trường hợp các nốt mụn mủ ở bộ phận sinh dục sẽ đặc biệt rất khó điều trị và lâu khỏi. Từ đó giúp cho vi khuẩn, vi trùng dễ xâm nhập và gây nên các bệnh phụ khoa, nam khoa.
- Tử vong: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và nặng nhất của vảy nến thể mủ. Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, gây suy gan, suy thận, suy tim và cuối cùng là dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán các thể của bệnh
Chẩn đoán vảy nến thể mủ của 2 dạng cũng có sự khác nhau.
1. Vảy nến thể mủ toàn thân
Để chẩn đoán căn bệnh này, người bệnh cần xét nghiệm đồng thời chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt để xác định rõ bệnh.
- Xét nghiệm máu để thấy tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng
- Các nốt mụn mủ nhiễm liên cầu hoặc vô khuẩn
- Thực hiện cấy máu cho ra kết quả âm tính
- Đồng thời người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm mô bệnh học.
Khi có kết quả xét nghiệm cùng với các triệu chứng của bệnh, bác sĩ mới có thể xác định chính xác được loại bệnh gì.
2. Chẩn đoán thể mủ lòng bàn tay, chân
Với thể mủ lòng bàn tay, chân cũng được xét nghiệm và chẩn đoán để xác định được bệnh.
- Khi xét nghiệm thấy dịch mụn mủ vô khuẩn
- Bạch cầu tăng ít
- Xét nghiệm mô bệnh học cho kết quả mụn mủ có dạng xốp
- Thực hiện cấy khuẩn cho kết quả âm tính.
Giải pháp điều trị vảy nến mụn mủ
Căn bệnh này nói riêng và vảy nến nói chung đến nay vẫn chưa tìm được biện pháp điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị chỉ có thể làm cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn không cho bệnh tái phát lại sau một thời gian dài. Dưới đây là một số cách điều trị vảy nến thể mủ được nhiều người sử dụng nhất.
1. Điều trị vảy nến thể mủ bằng tây y
Các loại thuốc tây y, chủ yếu là thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị bệnh trong thời gian ngắn, hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, vì nhiều loại thuốc có chứa các thành phần độc hại, nếu quá lạm dụng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.
Vì vậy, với điều trị bằng tây y, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc được tư vấn bởi bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc trên thị trường. Một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng cho căn bệnh vảy nến thể mủ như:
- Methotrexat: Đây là một loại thuốc ức chế hệ miễn dịch, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc không thấy rõ trong thời gian ngắn và phải sử dụng về lâu dài mới thấy rõ hiệu quả. Sau khi ngừng thuốc có khả năng bệnh sẽ tái phát với mức độ nhẹ hơn.
- Steroid: Là loại thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh trở nặng và gặp biến chứng viêm khớp. Thuốc có tác dụng nhanh, tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Sau khi ngưng sử dụng thuốc, có một số trường hợp bị khởi phát với tình trạng bệnh nặng hơn.
- Vitamin A: Có tác dụng điều trị vảy nến thể mủ cực tốt. Chống chỉ định với phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
- Một số loại thuốc thoa ngoài da như thuốc mỡ anthralin, thuốc chứa thành phần nhựa than, axit salicylic…
2. Quang trị liệu
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, quang trị liệu cũng là biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Đây là biện pháp kết hợp giữa sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng và việc chiếu các tia UVA, giúp làm các vết thương mau lành, giảm tổn thương trên da. Biện pháp này khá tốn kém chi phí và phức tạp nên không được nhiều người lựa chọn sử dụng.
3. Điều trị bằng đông y
Chữa vảy nến thể mủ bằng phương pháp đông y chủ yếu sử dụng các loại thảo dược trong thiên nhiên nên rất an toàn. Khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy rõ được hiệu quả.
- Bài thuốc 1: Bao gồm bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, tang bạch bì, đơn đỏ, kinh giới.
- Bài thuốc 2: Gồm lá trầu không, mò trắng, ô liên rô, ích nhĩ tử và nhiều vị thuốc nam khác.
- Bài thuốc ba: Mật ong, thiên mã hồ, dâu tằm, bí đao, tang bạch bì…
Lưu ý: Các bài thuốc dạng đun sắc, có liều lượng cụ thể cho từng thể bệnh, từng đối tượng. Chính vì vậy mọi người cần tìm hiểu, sử dụng bài thuốc do chính lương y kê đơn, tránh tình trạng tự mua nguyên liệu về kết hợp, sử dụng.
Cách chăm sóc và phòng ngừa vảy nến thể mủ
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc để điều trị, người bệnh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để quá trình điều trị được nhanh chóng hơn.
- Bổ sung các loại chất xơ, vitamin vào bữa ăn hàng ngày. Người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tránh các loại đồ chiên xào, dầu mỡ.
- Tập thể dục thể thao 15-20 phút mỗi ngày
- Tránh chà xát mạnh tay vào vùng da bị vảy nến
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da vảy nến sạch sẽ hàng ngày
- Thoa kem chống nắng khi ra ngoài, lựa chọn loại kem lành tính, phù hợp với da nhạy cảm
- Tắm nắng trước 9h sáng
- Tránh căng thẳng, stress. Giữ tinh thần luôn thoải mái.
Vảy nến thể mủ là một dạng bệnh hiếm gặp, gây nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng ban đầu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc để hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!