Vảy nến hồng là gì? Có nguy hiểm không? Giải pháp điều trị tốt nhất
Vảy nến hồng là một loại bệnh ngoài da phổ biến, dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da nổi mẩn khác. Vảy nến hồng thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi gây ra nhiều phiền phức, khó chịu cho người bệnh. Vậy chính xác căn bệnh vảy nến phần hồng này là gì? Nó có nguy hiểm không? Hãy cùng tapchiyhoccotruyen tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến hồng là gì?
Vảy nến hồng hay tên đầy đủ là bệnh vảy nến phấn hồng (tên tiếng anh Pityriasis rosea) là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Bệnh gây nên những đốm hồng có hình tròn hoặc hình bầu dục trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng, ngực, hoặc lưng. Sau một thời gian, nếu không điều trị kịp thời, các nốt phát ban này sẽ lan rộng ra toàn cơ thể và khó để chữa trị hơn.
Đối tượng dễ mắc loại bệnh này là trẻ em và trẻ vị thành niên, đặc biệt trong số đó nữ giới chiếm tỷ lệ lớn. Bệnh thường phát triển mạnh nhất vào thời điểm mùa xuân và mùa thu. Thông thường sau 3-8 tuần bệnh sẽ tự khỏi hoàn toàn, không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, với một số trường hợp nặng hơn thì sẽ cần đến các biện pháp chữa trị y tế. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng nó khiến cho bề mặt da biến đổi, nổi những đốm sần sùi nên sẽ làm cho người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti khi khi giao tiếp với mọi người.
Nhận biết triệu chứng của bệnh vảy nến hồng
Vảy nến hồng phấn gây ra những tổn thương trên da, là những đốm hồng hơi nhô lên. Do đều là các bệnh ngoài da nên vảy nến hồng thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như nổi mề đay, nấm da, á sừng. Để biết chính xác bệnh thì cần phải đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán một cách kỹ lưỡng.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh mà bạn có thể theo dõi như sau:
- Giai đoạn đầu của bệnh thường xuất hiện các mảng lớn trên da, hơi nhô lên, có vảy màu hồng. Người bệnh sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi, đau đầu hoặc thậm chí là sốt.
- Một vài ngày sau, khi bệnh phát triển hơn những đốm hồng bắt đầu xuất hiện trên ngực, lưng, bụng với kích thước đường kính là 0,5-2cm. Những đốm hồng này sắp xếp theo hình cây thông.
- Màu sắc của các đốm sẽ không giống nhau tuỳ theo cơ địa màu da. Với những người có làn da sậm, tối màu đốm sẽ có màu xám hoặc nâu. Còn vảy nến hồng thông thường sẽ là các đốm màu hồng có vảy.
Nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến hồng
Hiện nay, nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến phấn hồng vẫn chưa được kết luận một cách chính xác. Một số nghiên cứu chỉ ra đây không phải là bệnh do vi rút hay vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu khác gần đây lại đặt giả thiết rằng bệnh do nấm mốc, hay nhiễm khuẩn gây ra. Bệnh cũng có thể sẽ xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm một số chủng virut như HHV7 hay HHV6.
Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vảy hồng như:
- Do di truyền từ bố mẹ sang con cái
- Hệ miễn dịch bị suy giảm
- Tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại thường xuyên
- Do yếu tố tâm lý: Bị căng thẳng, stress quá mức
- Tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc kháng sinh.
Bệnh vảy nến hồng có lây không? Có di truyền không?
Vảy nến hồng là căn bệnh ngoài da không gây nguy hiểm, nhưng nó làm mất thẩm mỹ và khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, vảy nến phấn hồng không phải là bệnh do virut hay vi khuẩn truyền nhiễm gây nên, nên nó sẽ không lây qua đường tiếp xúc hay hô hấp giữa người với người. Vì vậy, với những người mắc bệnh vảy nến, mọi người không nên kì thị, xa lánh hay ngại giao tiếp với họ.
Vậy bệnh có khả năng di truyền không? Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy nến. Điều này đã được chứng minh qua một số nghiên cứu, cụ thể nếu bố hoặc mẹ mắc vảy nến hồng, thì đứa con cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Và tỷ lệ người con mắc bệnh này cao hơn khi cả bố và mẹ đều mắc. Khi phát hiện được những biểu hiện sớm của bệnh thì nên đến các cơ sở y tế để khám chữa, phòng tránh bệnh trở nặng và lan ra khắp cơ thể.
Các cách chữa vảy nến hồng
Dưới đây là một số cách chữa vảy nến phấn hồng được các bác sĩ và người bệnh sử dụng phổ biến nhất.
1. Chữa vảy nến phấn hồng tại nhà
Các phương pháp chữa vảy nến phấn hồng tại nhà đa số đều sử dụng các loại thảo dược trong thiên nhiên, vì vậy nó rất an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng các phương pháp này cần kiên trì trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng nha đam: Nha đam có tính mát, giúp dưỡng ẩm, giảm sưng và chống viêm cực tốt. Sử dụng ruột nha đam và thoa lên vùng da vảy nến đều đặn 2 lần 1 ngày.
- Dùng dầu dừa nguyên chất: Trong dầu dừa có nhiều axit béo có tác dụng kháng viêm, chống sưng và ức chế quá trình bong tróc vảy. Thoa dầu dừa đều đặn 2 lần 1 ngày lên da bị vảy nến hồng vừa để cung cấp độ ẩm, vừa điều trị bệnh hiệu quả.
- Chữa bệnh vảy nến phấn hồng bằng lá lốt: Lá lốt được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da. Người bệnh có thể đắp bã lá lốt lên da hoặc dùng lá lốt để chế biến các món ăn hàng ngày đều đem lại công dụng chữa vảy nến hồng cực tốt.
2. Điều trị bằng tây y
Điều trị vảy nến hồng bằng phương pháp tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Một số loại thuốc chứa corticoid được sử dụng trong trường hợp nhẹ, mới khởi phát.
Trong trường hợp các triệu chứng bệnh nặng hơn, người bệnh có thể sử dụng đến các loại thuốc kháng histamin và Acyclovir trong trường hợp các vết thương có dấu hiệu bị bội nhiễm.
Ngoài ra, biện pháp quang hoá trị cũng được sử dụng nhiều trong điều trị vảy nến hồng hiện nay. Việc sử dụng các tia UV chiếu trực tiếp lên da sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng hơn. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và rủi ro cao.
3. Điều trị vảy nến hồng bằng đông y
Sử dụng các phương thuốc đông y để điều trị vảy hồng không chỉ giúp hỗ trợ từ bên ngoài mà còn tác động đến tận trong cơ thể. Vì theo đông y, vảy phấn hồng không phải do các yếu tố bên ngoài gây nên mà là do các yếu tố nội sinh. Nên khi điều trị vảy nến, phải điều trị tận sâu bên trong kết hợp với việc làm lành các vết thương bên ngoài.
Một số loại thuốc đông y được nghiên cứu kỹ lưỡng như sau:
- Bài thuốc 1: Bao gồm những nguyên liệu ké đầu ngựa, kim ngân hoa, hà thủ ô, hoả ma nhân, sinh địa. Mỗi vị thuốc lấy 12gram. Đem tất cả nguyên liệu sắc trong ấm cùng với 5 chén nước. Khi thuốc cô đặc lại còn 2 chén thì để ấm rồi uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Bao gồm 20gram các loại hoa hoè, sinh địa, thạch cao, 16gram các loại thổ phục linh, ké đầu ngựa, hy thiêm, cam thảo và 12gram cây cứt lợn. Đem tất cả nguyên liệu sắc trong ấm với 5 chén nước, khi cô đặc còn 2 chén thì chia thành 3 phần uống vào sáng, chiều, tối.
Phòng ngừa vảy phấn hồng đơn giản tại nhà
Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc ngay tại nhà. Cùng tham khảo một số biện pháp phổ biến dưới đây:
- Tránh ăn các thực phẩm tanh, nhiều protein như hải sản. Hạn chế đồ dầu mỡ, chiên xào, đồ cay và các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá
- Bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ vào bữa ăn hàng ngày
- Tập thể dục thể thao 15-20 phút mỗi ngày
- Thoa kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài
- Thoa thêm kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất như xà phòng, bột giặt
- Tránh gãi mạnh tay gây tổn thương da
- Giữ một tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress quá mức.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh vảy nến hồng. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm cũng không lây lan từ người sang người, nhưng người bệnh cũng nên thực hiện các phương pháp điều trị cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị bệnh được hiệu quả và dứt điểm.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!