Điều trị vảy nến bằng lá trầu không an toàn và dễ thực hiện tại nhà
Trị vảy nến bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau sử dụng. Phương pháp này dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm với giá thành rẻ. Nhưng dùng lá trầu không chữa bệnh vảy nến có thực sự đem lại hiệu quả tốt không? Cùng tapchiyhoccotruyen tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Công dụng của lá trầu không trong điều trị vảy nến
Trầu không là loại cây được trồng nhiều và thường được sử dụng nhiều trong việc cưới hỏi, lễ lộc. Tác dụng chữa bệnh của trầu không chưa được nhiều người biết đến.
Theo đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực tốt. Lá trầu không giúp cải thiện tình trạng các bệnh ngoài da và cả hệ tiêu hoá, hệ hô hấp.
Trong phương pháp chữa vẩy nến bằng lá trầu không, khi các tế bào da sinh trưởng nhanh, tạo lớp sừng dày trên da thì lá trầu có công dụng giúp loại bỏ lớp sừng một cách nhanh chóng đồng thời ức chế sự sinh trưởng của các tế bào.
Theo tây y, trong lá trầu không có chứa nhiều chất như kẽm, canxi, eugenol, chavicol, alkaloid,… Đây đều là những chất có tính kháng sinh rất mạnh, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giúp các vết thương không bị nhiễm trùng. Ngoài công dụng đó, lá trầu không còn làm giảm sưng tấy trên da, giảm nhanh các cơn ngứa.
Với những ưu điểm vượt trội trên, lá trầu không được nhiều người tin tưởng khi sử dụng để chữa vảy nến.
Các cách trị vảy nến bằng lá trầu không đơn giản tại nhà
Việc sử dụng lá trầu không trong điều trị vảy nến tại nhà khá đơn giản và an toàn cho người bệnh. Với nguồn nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu trở thành một phương pháp phổ biến nhất, được nhiều người lựa chọn.
Vì sử dụng lá trầu không là một loại thảo dược trong thiên nhiên, nên hiệu quả điều trị chỉ thực sự tốt với tình trạng bệnh nhẹ, giai đoạn khi mới phát hiện ra bệnh. Đồng thời, người bệnh vẩy nến cũng cần phải kiên trì thực hiện một thời gian dài mới có thể thấy rõ được hiệu quả.
Một số phương pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện như sau:
1. Đắp bã lá trầu không
Đắp bã lá trầu không giúp các tinh chất có trong lá được thẩm thấu vào da nhanh hơn. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên nhược điểm của nó là khó áp dụng với vùng da vảy nến có diện tích lớn hoặc vảy nến ở vùng da đầu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không với nhiều lần nước, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút cho hết bụi bẩn
- Giã nát lá trầu, thêm một chút muối
- Rửa sạch vùng da vảy nến
- Đắp bã lá trầu lên da, sử dụng vải mỏng hoặc băng gạc để cố định lại
- Để nguyên khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm
- Áp dụng 2 lần 1 ngày
2. Trị vảy nến bằng trầu không, lá bạc hà và diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc thường được dùng trong việc làm mát cơ thể, giảm dị ứng trên da. Việc kết hợp lá trầu không, lá bạc hà và diếp cá giúp tạo ra một bài thuốc hoàn hảo cho điều trị vảy nến.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, lá bạc hà, rau diếp cá
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không, lá bạc hà, rau diếp cá với nhiều lần nước cho hết bụi bẩn
- Đun tất cả các nguyên liệu với 3 lít nước để sôi trong khoảng 5 – 10 phút cho ra hết tinh chất
- Đổ ra chậu cho nguội bớt hoặc thêm nước lạnh
- Sử dụng để tắm hàng ngày
- Có thể dùng để gội đầu
3. Uống nước lá trầu không
Ngoài việc thực hiện các biện pháp chữa trị ngoài da, uống nước lá trầu không có tác dụng điều trị bệnh từ bên trong, vừa có hiệu quả trong chữa vảy nến, vừa giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không với nhiều lần nước, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút cho hết bụi bẩn
- Đun lá trầu với khoảng 1 lít nước trong 10 phút cho ra hết tinh chất
- Lọc lấy nước, bỏ bã
- Uống nước lá trầu 3 lần 1 ngày
- Phần bã có thể sử dụng để đắp vào vùng da vảy nến
4. Trị vảy nến bằng lá trầu không và dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa hàm lượng axit béo rất lớn, có công dụng cung cấp độ ẩm, làm mềm da, giảm nhanh các cơn ngứa. Khi kết hợp cùng lá trầu không, tác dụng chữa bệnh càng mạnh hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, dầu dừa
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không với nhiều lần nước, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút cho hết bụi bẩn
- Giã nát lá trầu, chắt lấy nước bỏ bã
- Hoà thêm 2 thìa dầu dừa vào nước cốt lá trầu
- Rửa sạch vùng da vảy nến bằng nước ấm
- Thoa hỗn hợp lá trầu và dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút cho tinh chất thẩm thấu vào da
- Để nguyên 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước
- Áp dụng 2 lần 1 ngày
5. Sử dụng lá trầu không kết hợp cùng bèo hoa dâu
Trong dân gian, bèo hoa dâu là một bài thuốc điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả. Việc kết hợp với lá trầu không trong điều trị vảy nến giúp cho công dụng này được phát huy rõ rệt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, bèo hoa dâu
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không và lá bèo hoa dâu với nhiều lần nước, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút cho hết bụi bẩn
- Đun sôi bèo hoa dâu cùng lá trầu không với 2 lít nước trong khoảng 20 phút
- Lọc lấy nước, bỏ bã
- Chia thành 2 phần. Dùng 500ml nước thuốc để uống, phần còn lại dùng để ngâm rửa vùng da vảy nến
- Áp dụng 1 lần 1 ngày.
6. Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không nhờ xông hơi
Xông hơi là phương pháp giúp giải độc cơ thể, điều trị các bệnh ngoài da và giúp giảm stress, căng thẳng rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không với nhiều lần nước, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút cho hết bụi bẩn
- Đun lá trầu với khoảng 3 lít nước trong 10 phút cho ra hết tinh chất
- Đổ ra chậu, thêm muối hạt
- Tiến hành xông hơi, có thể sử dụng chăn mỏng để trùm lên toàn cơ thể, giúp tăng hiệu quả khi xông hơi hơn
- Áp dụng 2-3 lần 1 tuần
- Lưu ý không nên xông hơi khi nước quá nóng vì có thể gây ra bỏng.
Một số lưu ý khi trị vảy nến bằng lá trầu không
Trong quá trình điều trị vảy nến bằng lá trầu không, người bệnh có thể sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau để hiệu quả điều trị bệnh được tốt hơn. Tuỳ thuộc vào cơ địa và nhu cầu mà mỗi người sẽ lựa chọn các cách trị bệnh cho phù hợp.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây để quá trình điều trị vảy nến diễn ra nhanh hơn và hạn chế nguy cơ tái phát lại trong một thời gian dài.
- Không chà xát quá mạnh tay vào vùng da vảy nến để tránh làm tổn thương da
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất có trong bột giặt, xà phòng,…
- Khi đun nước lá trầu không, không nên đun quá lâu để tránh làm mất các tinh chất
- Vệ sinh các vùng da vảy nến sạch sẽ hàng ngày, kể cả trước và sau khi thực hiện phương pháp điều trị bằng lá trầu
- Kết hợp thoa thêm kem dưỡng ẩm với các thành phần lành tính để cung cấp độ ẩm cho da
- Bổ sung thêm rau củ, hoa quả vào bữa ăn hàng ngày
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 3 buổi một tuần.
Trên đây là những thông tin giúp cho người bệnh hiểu rõ hơn về các phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không. Khi vừa phát hiện những biểu hiện ban đầu của bệnh, người bệnh nên áp dụng ngay các phương pháp để hiệu quả điều trị được nhanh chóng và tốt hơn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!