Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu nguyên nhân do đâu? Cha mẹ cần làm gì?

4.7/5 - (22 bình chọn)

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là hiện tượng phổ biến mà bé nào cũng có thể gặp phải. Thông thường, hiện tượng này có thể khởi phát đột ngột và thuyên giảm sau đó nếu có cách điều trị, chăm sóc phù hợp. Cha mẹ không nên chủ quan, cần xác định rõ nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng viêm da, bội nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu

Việc tìm nguyên nhân bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu rất quan trọng để có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Trẻ bị dị ứng

Da đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên khi dùng dầu gội không phù hợp hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng… khiến bé bị dị ứng. Khi đó, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu, xuất hiện những nốt nhỏ li ti và gây ngứa rát, khó chịu. 

Trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng da
Trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng da

Do tăng tiết bã nhờn 

Khi bã nhờn tiết quá nhiều sẽ khiến vùng da đầu của bé bị bít tắc gây kích ứng da và nổi mẩn đỏ, có thể xuất hiện mủ trắng ở đầu mụn. Cha mẹ nên có biện pháp xử lý kịp thời để triệu chứng này không lây lan xuống mặt, chân, tay,… Ngoài ra, việc giữ vệ sinh vùng da đầu bị bệnh cũng cần thận trọng để tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn da. 

Trẻ bị nấm da đầu 

Nấm da đầu là bệnh lý viêm da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không chỉ ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh này là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên đầu, sau một thời gian sẽ tróc vảy thành từng mảng rất ngứa ngáy và khó chịu. Nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến bé bị rụng tóc. 

Nấm da đầu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em
Nấm da đầu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em

Sốt phát ban đỏ 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu có thể do sốt phát ban. Dấu hiệu ban đầu của bệnh lý này là trẻ sốt liên tục từ 5 đến 7 ngày. Sau khi tình trạng sốt thuyên giảm, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt, lấm tấm ở khắp đầu, chân, tay, bụng, lưng,… Tuy nhiên, triệu chứng nổi mẩn đỏ do phát ban thường phẳng và không gây cảm giác ngứa cho bé.

Rôm sảy 

Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Thời tiết oi bức khiến trẻ đồ mồ hôi liên tục gây bít tắc lỗ chân lông. Khi đó, gây ra tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ trên da. Rôm sảy xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như đầu, mặt, lưng, bụng… Bệnh lý này có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần can thiệp thuốc điều trị.

Biện pháp điều trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên đầu

Thông thường, triệu chứng nổi mẩn đỏ ở đầu của trẻ sơ sinh là bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ chỉ xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, không có các biểu hiện bất thường như sốt cao, tiêu chảy, nôn… thì cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho bé tại nhà. Một số biện pháp dễ thực hiện và hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng như sau:

Dùng các loại thảo dược thiên nhiên gội đầu cho bé 

Biện pháp này được rất nhiều cha mẹ ưa chuộng do lành tính, hiệu quả và dễ thực hiện. Ngoài ra, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên sẽ không gây tác dụng phụ cho trẻ, giảm tổn thương da. Cha mẹ có thể dùng một số loại như sau:

Sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên chữa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu an toàn và hiệu quả
Sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên chữa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu an toàn và hiệu quả

Tràm trà/ tinh dầu trà:

Dược liệu này có khả năng chống nấm, chống viêm và làm dịu các nốt mẩn ngứa trên da đầu rất hiệu quả. Cha mẹ nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước ấm, thêm chút muối biển loãng rồi gội đầu cho trẻ. 

Gội đầu bằng nước muối chanh:

Chanh có chứa nhiều vitamin C và axit có tác dụng sát trùng da rất tốt. Muối có công dụng sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng. Dùng nước chanh muối để gội đầu có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu rất hiệu quả. Ngoài ra, muối và chanh giúp loại bỏ vảy gàu, giảm bài tiết dầu nhờn quá nhiều trên da đầu. 

Sử dụng các loại lá:

Khi bé gặp vấn đề về da liễu, dùng các loại lá được lưu truyền dân gian là một biện pháp hiệu quả và an toàn. Một số loại lá có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và tiêu ban đỏ được các mẹ dùng nhiều nhất là kinh giới, trầu không, lá khế… Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng lá có nguồn gốc sạch và an toàn, không chứa thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại.

Dùng thuốc Tây để điều trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu

Sử dụng các loại thuốc bôi có thành phần nhẹ và an toàn cũng là phương pháp được nhiều cha mẹ lựa chọn hiện nay. Một số loại thuốc phổ biến như sau:

  • Thuốc Eosin: Eosin là thuốc có nguồn gốc từ Pháp, chứa 2% hoạt chất Eosin có công dụng kháng khuẩn và sát trùng da. Thuốc được bào chế để đặc trị các bệnh về da liễu mà không gây tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh.
Cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc Tây khi có chỉ định của bác sĩ
Cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc Tây khi có chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc AtoPalm: Đây là loại kem dưỡng da rất dịu nhẹ dành cho em bé. AtoPalm chứa các thành phần cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ làn da trẻ hạn chế bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường.
  • Thuốc Bactroban: Loại thuốc này có công dụng kháng khuẩn nhanh, điều trị các triệu chứng mẩn đỏ trên da. Bactroban được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh về viêm da cơ địa, viêm nang lông. 

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng các loại thuốc này theo kê đơn và chỉ định bác sĩ. Bên cạnh đó, tuyệt đối mẹ không được thay đổi liều lượng và số lần sử dụng thuốc mỗi ngày để tránh những phản ứng thuốc do quá liều. Tốt nhất, mẹ nên thử một lượng thuốc nhỏ trên da xem có phản ứng gì không trước khi thoa toàn bộ lên đầu bé. 

Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu 

Để đạt được hiệu quả chữa trị tối ưu nhất, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách. Một số lưu ý mà bạn cần phải nắm được như sau:

Cha mẹ cần tắm cho trẻ thường xuyên, sạch sẽ để loại bỏ mồ hôi, bã nhờn
Cha mẹ cần tắm cho trẻ thường xuyên, sạch sẽ để loại bỏ mồ hôi, bã nhờn
  • Sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh như Lactacyd Milky, sữa tắm Pigeon, sữa tắm Chicco,…
  • Vệ sinh phòng ngủ, nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với phấn hoa, mỹ phẩm, lông vật nuôi,… để tránh kích ứng da.
  • Mẹ cần ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho con qua đường bú mẹ.
  • Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để không gây tổn thương khi bé cào gãi hoặc va chạm và các vùng da khác. 
  • Hạn chế dùng khăn ướt mua bên ngoài, nên dùng khăn khô rồi giặt sạch phơi nắng hoặc sấy khô để diệt khuẩn.
  • Thay đồ cho trẻ thường xuyên, lựa chọn trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.
  • Khi trẻ bị triệu chứng mẩn đỏ kéo dài không khỏi hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi li bì… mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời khám và điều trị.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là dấu hiệu thường gặp và phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ cần quan sát và theo dõi những triệu chứng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị phù hợp, an toàn.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả cũng như tính an toàn. [Xem review chi tiết]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo