Biện pháp xử lý trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng hiệu quả, an toàn

4.8/5 - (17 bình chọn)

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm hoặc da liễu. Nếu để tình trạng này kéo dài và viêm nhiễm nặng sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời. 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng cảnh báo bệnh gì?

Làn da trẻ em rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây kích thích. Bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh dị ứng, truyền nhiễm dưới đây:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Bệnh nấm miệng 

Có đến 30% trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng là dấu hiệu của bệnh nấm miệng, nhất là trẻ ở độ tuổi sơ sinh. Triệu chứng là trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ xung quanh miệng, vòm họng hoặc bên trong lưỡi. Vùng da xung quanh miệng trẻ bị nứt nẻ và rất dễ chảy máu. Nấm miệng không gây ngứa cho trẻ, tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm, các vùng nổi mẩn có thể bị nhiễm trùng hoặc bệnh lây lan vào khí quản, thực quản gây viêm phổi. 

Nấm miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em
Nấm miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em

Do thừa nước bọt 

Trẻ em thường tiết nước bọt liên tục dẫn đến tình trạng thừa nước bọt. Làn da của trẻ mỏng và nhạy cảm nên vùng quanh miệng luôn ẩm ướt khiến da bị kích ứng và có dấu hiệu nổi mẩn đỏ. Ở một số bé tiết quá nhiều nước bọt có thể gây ra tình trạng bội nhiễm da dẫn đến bệnh lý chốc lở nguy hiểm. 

Để hạn chế và ngăn ngừa nước bọt thừa, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo khu vực xung quanh miệng trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu trào nước bọt ra ngoài nhiều, người chăm sóc phải dùng khăn sạch để lau khô để tránh tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng. 

Bệnh tay chân miệng 

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm ở trẻ em rất phổ biến hiện nay. Khi mắc bệnh, trẻ có dấu hiệu nổi các nốt mẩn đỏ ở xung quanh miệng, lòng bàn tay, chân. Ngoài ra, ở một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở vùng lưng dưới và mông kèm theo biểu hiện mệt mỏi, chán ăn và sốt cao. 

Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ
Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Cha mẹ cần lưu ý, nếu trẻ bị mắc bệnh lý này cần được cách ly với các trẻ khác để tránh lây lan. Nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ tư vấn chữa trị nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khó thở, sốt cao liên tục…

Bệnh dị ứng 

Dị ứng cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng. Một số yếu tố dị nguyên có thể gây dị ứng cho trẻ như:

  • Ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng da như trứng, đậu phộng, tôm, cua…
  • Trẻ bị dị ứng thuốc, nhất là thuốc giảm đau và các loại thuốc kháng sinh. 
  • Trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, côn trùng…
  • Đồ chơi của trẻ không an toàn như nhựa, cao su…

Bệnh chốc lở 

Chốc lở là bệnh lý nhiễm trùng da rất phổ biến ở trẻ em. Triệu chứng đặc trưng là xung quanh miệng trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa, tình trạng nặng sẽ dẫn đến lở loét. Nếu để trẻ dùng tay gãi có thể gây tổn thương da, nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm. 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là triệu chứng của bệnh chốc lở
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là triệu chứng của bệnh chốc lở

Thủy đậu

Đây là bệnh không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bé không nhận được đầy đủ các kháng thể từ mẹ thì bệnh lý này vẫn sẽ xảy ra. Triệu chứng ban đầu của thủy đậu là các nốt mẩn đỏ, mụn nước xung quanh miệng, chân tay và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Ở một số trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, nôn ói, đau đầu…

Thủy đậu là bệnh khá nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh có thể biến chứng gây viêm phổi, viêm màng não, viêm gan… Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh lý này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm. 

Bệnh lở miệng 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lở miệng (còn gọi là chốc mép). Đây là bệnh lý về da liễu khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ở mặt, nhất là ở vị trí quanh miệng. Bệnh có thể tự hồi phục sau vài ngày mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, cha mẹ cần vệ sinh vùng da nổi mẩn sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da. 

Chàm sữa 

Chàm sữa xuất hiện ở trẻ do cơ địa hoặc khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, côn trùng… Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở xung quanh miệng, hai bên má, sờ có cảm giác khô ráp. Ở diễn biến nặng, các nốt mụn nước vỡ ra khiến trẻ đau rát, chảy máu. Cha mẹ nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ hoặc để trẻ cào gãi vào các vị trí đó có thể gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm. 

Chàm sữa xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da
Chàm sữa xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da

Bệnh Herpes

Herpes là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng của bệnh là xung quanh miệng có dấu hiệu mẩn đỏ, vùng niêm mạc có những nốt mụn nước nhỏ, khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét.

Nếu để tình trạng này lâu mà không chữa trị kịp thời, bé có thể bị sốt cao và phải truyền nước. Ở những diễn biến nghiêm trọng cần phải gây tại vùng lở loét để giảm đau. Sau khoảng thời gian 10 ngày mà bệnh không khỏi, cha mẹ cần đưa bé đến cơ quan y tế để thăm khám và điều trị. 

Trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá 

Biểu hiện của mụn trứng cá là cơ thể nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí như xung quanh miệng, trên mặt, chân tay nhưng không gây ngứa ngáy cho trẻ. Mụn trứng cá có thể tự biến mất chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần phải điều trị. 

Mụn trứng cá sau sinh có thể tự biến mất mà không cần điều trị
Mụn trứng cá sau sinh có thể tự biến mất mà không cần điều trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng có nguy hiểm không? 

Thông thường, trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh lý phổ biến, không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh kéo dài và có diễn biến nặng sẽ dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, nếu nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị:

  • Trẻ bị ngứa dữ dội, không thể ức chế bằng các biện pháp tại nhà .
  • Mẩn đỏ ngày càng nhiều, xuất hiện dấu hiệu lở loét, có mủ kèm theo sốt, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng .
  • Trẻ bị côn trùng đốt hoặc có dấu hiệu dị ứng thức ăn.

Khi gặp các biểu hiện trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp, tránh bệnh kéo dài gây khó chịu cho trẻ và chuyển biến chứng nặng. 

Cha mẹ cần xử lý như thế nào khi bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng?

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà cha mẹ lựa chọn các biện pháp xử lý kịp thời để giảm bớt sự ngứa rát, khó chịu cho trẻ và ngăn chặn bệnh lây lan ra các vùng da lành khác. 

Tình trạng mẩn đỏ nhẹ

Ở giai đoạn khởi phát, tình trạng bệnh diễn biến nhẹ thì cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

Ở tình trạng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian
Ở tình trạng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian
  • Để hạn chế cơn ngứa cho bé, cha mẹ có thể chườm lạnh xung quanh miệng cho bé với vài viên đá.
  • Chơi cùng con để con tạm quên đi cảm giác ngứa và khó chịu.
  • Hỏi bác sĩ tư vấn để dùng thuốc kháng Histamin phù hợp, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho con.
  • Lấy phần ruột nha đam để thoa lên các vùng da nổi mẩn đỏ của trẻ. Nha đam có khả năng ức chế cơn ngứa nhanh chóng, làm dịu kích ứng da rất hiệu quả.
  • Cha mẹ có thể dùng bột yến mạch trộn với sữa chua để đắp lên vùng da quanh miệng của trẻ. Bột yến mạch rất lành tính và có công dụng làm dịu nhẹ da, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa da hiệu quả.
  • Ngoài ra dùng mật ong để chữa cho trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng cũng là giải pháp hữu hiệu. Mật ong có tác dụng khử trùng và chống viêm rất tốt lại rất an toàn cho trẻ.

Tình trạng nổi mẩn đỏ nặng 

Sau khi thực hiện các phương pháp trên nhưng tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ không có dấu hiệu tốt lên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Steroid hoặc thuốc kháng Histamin để điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Ở các trường hợp nặng và nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm cho trẻ Epinephrine để nhanh chóng ức chế cơn ngứa và điều trị nổi mẩn đỏ quanh miệng cho trẻ. 

Các phương pháp ngăn ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Ngoài các phương pháp chữa trị trên, cha mẹ cần phải lưu ý một số điều sau để phòng tránh bé bị nổi đỏ quanh miệng:

  • Không để móng tay, móng chân của trẻ dài, tránh cào gãi gây tổn thương da.
  • Tăng cường cho trẻ uống nước lọc, uống sữa để đủ độ ẩm cho da.
  • Nếu trẻ đến tuổi ăn dặm, cha mẹ cần tăng cường bổ sung rau xanh để cung cấp vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng trước đó.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và giữ vùng da xung quanh miệng trẻ khô ráo, hạn chế ẩm ướt kéo dài.
  • Vệ sinh cả vùng khoang miệng của trẻ bằng nước muối sinh lý và rơ lưỡi.
  • Vệ sinh phòng ngủ, chăn gối và đồ chơi của trẻ thường xuyên.
  • Tiêm phòng đầy đủ các mũi quan trọng theo quy định của cơ quan y tế.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện nhiễm những bệnh này để tránh lây lan cho trẻ.
  • Không nên nuôi động vật nếu trong nhà có trẻ nhỏ để hạn chế lông động vật gây kích ứng da của trẻ.
  • Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không thay đổi liều lượng và các loại thuốc khác.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cần theo dõi và chữa trị kịp thời. Nếu trẻ có biểu hiện chuyển biến nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ kê đơn và chỉ định phác đồ điều trị. 

Xem thêm:

Chia sẻ

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh qua phản hồi bệnh nhân được VTV2 phỏng vấn]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo