THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả, “đánh bay” thoát vị [ĐỪNG BỎ QUA]

Đánh giá bài viết

Thoát vị đĩa đệm cổ nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu những thông tin hữu ích về bệnh lý này để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn. 

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Cột sống ở cổ được tạo thành từ 7 đốt sống, kí hiệu lần lượt từ C1 đến C7. Ngăn cách giữa các đốt sống liền kề là đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc gồm 2 phần: Phần vỏ là các bao xơ xếp chồng lên nhau bao bọc lấy phần nhân nhầy bên trong.

Đĩa đệm cổ C5 C6 dễ bị thoát vị nhất
Đĩa đệm cổ C5 C6 dễ bị thoát vị nhất

Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng bao xơ đĩa đệm thuộc khu vực đốt sống cổ bị rạn nứt, rách hoặc vỡ. Nhân nhầy tràn ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống. Từ đó, gây nên hiện tượng đau nhức cổ vai gáy, làm tê bì cánh tay… 

Trong đó, đĩa đệm C5 C6 là vị trí dễ bị thoát vị nhất ở khu vực cổ.

Triệu chứng nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ

Người bệnh có thể nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ qua các triệu chứng sau đây:

Đau, căng cứng cổ

Đau là triệu chứng đặc trưng, xuất hiện ở tất cả bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ. Bệnh càng nghiêm trọng, cường độ, tần suất các cơn đau càng tăng lên. Ở giai đoạn đầu, thoát vị gây ra những cơn đau bất chợt khi vận động. Cảm giác này sẽ giảm dần và biến mất khi người bệnh nằm nghỉ.

Buổi sáng thức dậy, người bệnh thường có cảm giác cứng cổ, khó quay đầu. 

Đau vùng bả vai, cánh tay

Khi nhân nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài, có thể gây chèn ép các rễ thần kinh ở khu vực cổ. Trong đó, có các dây thần kinh kiểm soát hoạt động bả vai, cánh tay. Sự chèn ép này gây cảm giác đau cho các khu vực liên quan.

Có cảm giác ù tai, chóng mặt, hoa mắt

Nhân nhầy đĩa đệm nếu chèn ép lên mạch máu sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Thiếu máu lên não có thể gây hiện tượng choáng váng, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu.

Hạn chế vận động, suy giảm khả năng lao động

Dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép, khả năng vận động của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác đơn giản như xoay cổ, nghiêng đầu… Tình trạng nghiêm trọng, khả năng cầm nắm của người bệnh cũng có thể mất dần.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm gồm:

  • Thoái hóa tự nhiên: 

Càng nhiều tuổi, cột sống càng dễ thoái hóa, đặc biệt là cột sống cổ. Sau tuổi 30, đĩa đệm cột sống dễ bị rách, hoạt động không được trơn tru, linh hoạt. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm C5 C6.

  • Tính chất công việc: 

Thoát vị đĩa đệm C5, C6 thường xuất hiện ở những người làm việc nặng nhọc như khuân vác, bê những đồ nặng trong thời gian dài, những người ngồi một chỗ nhiều như lái xe taxi, nhân viên văn phòng…

  • Chấn thương, tai nạn: 

Những chấn thương, va đập khi tập thể dục, chơi thể thao, tham gia giao thông có thể gây nứt, rách, vỡ bao xơ vùng cổ

  • Thói quen sinh hoạt: 

Một số thói quen sinh hoạt xấu như kê gối quá đầu, nằm nghiêng lệch một bên… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Trả lời cho câu hỏi: Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không, lương y Đỗ Minh Tuấn chia sẻ:

Thoát vị đĩa đệm không gây đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, giới chuyên gia xương khớp có chung nhận định thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh lý liên quan đến cột sống khác (như thoái hóa cột sống, gai đốt sống) đều là căn bệnh nguy hiểm.

Nếu không được chữa đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống về sau. Cụ thể:

  • Đau nhức mãn tính
  • Rối loạn tiền đình gây đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, có thể khiến người già bị ngã, dẫn tới các chấn thương nghiêm trọng hơn
  • Lực tay yếu, bại liệt một hoặc hai tay, suy giảm khả năng lao động

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm 

Dưới đây là tổng hợp các cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo

Mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm cổ

Trong dân gian có lưu truyền nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng thảo dược thiên nhiên. 

  • Ưu điểm: Lành tính, dễ thực hiện, chi phí thấp
  • Nhược điểm: Hiệu quả thấp, chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng ở người bệnh nhẹ, mới khởi phát

Một số bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng như: 

  • Ngải cứu: Dùng 300 gam giã nát trộn với 200ml dấm gạo. Đun nóng hỗn hợp, cho vào khăn mỏng, chườm lên vị trí đau trong khoảng 15 phút. 
  • Cây trinh nữ: Chuẩn bị 20 gam rễ cây trinh nữ rửa sạch, cắt khúc, sao vàng, sắc uống hàng ngày. 
  • Cây mướp: Chuẩn bị 2 mét dây mướp tươi rửa sạch, cắt ngắn, sắc uống hàng ngày. 

Tập các bài tập tại nhà

Một số bài tập đơn giản giúp hỗ trợ đưa đĩa đệm cổ về đúng vị trí, người bệnh có thể tự luyện tập tại nhà.

  • Gập cổ: Ở tư thế ngồi, người bệnh gập cổ về phía trước, cố gắng cho cằm chạm vào ngực. Duy trì tư thế trong 15 giây rồi trở về tư thế thông thường. Thực hiện liên tục 10 lần 
  • Ngửa cổ: Ở tư thế ngồi, lưng thẳng, người bệnh ngửa mặt, tạo góc 90 độ so với thân. Duy trì trong 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu, lặp lại 10 lần.
  • Các bài tập yoga tốt cho cột sống
Bài tập nghiêng cổ sang hai bên chữa thoát vị hiệu quả
Bài tập nghiêng cổ sang hai bên chữa thoát vị hiệu quả

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ giúp kiểm soát triệu chứng thoát vị nhanh chóng.

  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, tiện dụng
  • Nhược điểm: Chỉ điều trị phần ngọn, ngăn triệu chứng, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Dưới đây là là một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bác sĩ thường kê đơn cho người mắc: 

  • Thuốc giảm đau Paracetamol dùng cho trường hợp nhẹ
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (Aspirin, ibuprofen, naproxen…) 
  • Thuốc giãn cơ (Methocarbamol,  cyclobenzaprine,  carisoprodol) 
  • Thuốc tiêm steroid ngoài màng cứng giúp kháng viêm, giảm đau nhanh

Dùng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên tuân theo những lý luận biện chứng của YHCT. Bệnh nhân có thể điều trị kết hợp xoa bóp, châm cứu bấm huyệt.

  • Ưu điểm: An toàn, lành tính, điều trị tận gốc, ngăn bệnh tái phát của bệnh. 
  • Nhược điểm: Tác dụng chậm, cần ít nhất 1 tháng bài thuốc mới phát huy hiệu quả

Vật lý trị liệu trị thoát vị đĩa đệm cổ

Người bị thoát vị đĩa đệm cổ có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để giảm triệu chứng, đưa đĩa đệm về đúng vị trí, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị thương tổn:

  • Chiếu hồng ngoại, đắp Paraphin… là các phương pháp sử dụng nhiệt giúp  thúc đẩy tuần hoàn máu, chống co cứng cơ, giảm đau nhanh. 
  • Trị liệu bằng xung điện, sóng ngắn là các phương pháp điện trị liệu, có tác dụng giảm đau, chống phù nề, chống viêm hiệu quả. 
  • Chiếu Laser: Giảm đau, làm mềm cơ, kích thích tái tạo bao xơ, nhân nhầy đĩa đệm
  • Điện châm, thủy châm, cấy chỉ: Tăng cường lưu thông máu, giảm đau, thúc đẩy tái tạo đĩa đệm, cột sống
  • Kéo giãn cột sống bằng máy giúp giảm tình trạng chèn ép, giảm đau, hỗ trợ đưa đĩa đệm về đúng vị trí.
Châm cứu hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Châm cứu hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe, bị thoát vị nghiêm trọng, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đĩa đệm đã bị vỡ đang chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp ống sống. 

Sau đó, tiến hành ghép xương hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ là: 

  • Cắt bỏ đĩa đệm từ phía trước
  • Cắt bỏ đĩa đệm từ phía sau
  • Thay đĩa đệm nhân tạo

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Bạn đọc nên thực hiện một số lưu ý sau để phòng tránh thoát vị đĩa đệm khởi phát hoặc tái phát sau điều trị

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3, canxi, vitamin C, D như rau quả, dầu ô liu, cá hồi, các loại hạt… Hạn chế ăn đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ như gà chiên, khoai tây chiên, snack… Không nên hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác. 

  • Duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì
  • Không nên nằm quá nhiều, vận động nhẹ nhàng đều đặn với các môn yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ 
  • Vận động đúng tư thế: đứng, ngồi thẳng lưng, cổ, không duy trì một tư thế trong thời gian quá dài.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ. Như vậy, đây là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám, điều trị kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo