THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Trị

Đánh giá bài viết

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng teo cơ, suy giảm khả năng lao động, cong vẹo cột sống, thậm chí bại liệt. Mời bạn đọc theo dõi bài viết này để biết cách nhận diện sớm và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì? Đốt sống nào dễ bị thoát vị?

Cơ thể người có 33 đốt sống, gồm 5 nhóm:

  • 7 đốt sống cổ, ký hiệu từ C1 đến C7.
  • 12 đốt sống lưng, ký hiệu từ D1 đến D12.
  • 5 đốt sống thắt lưng , ký hiệu từ L1 đến L5.
  • 5 đốt sống hông, ký hiệu từ S1 đến S5.
  • 4 đốt sống xương cụt

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, có cấu trúc dạng thớ sợi khá chắc chắn. Các sợi xếp theo hình vòng tâm, bao bọc phần nhân nhầy gelatin bên trong. Đĩa đệm giúp hấp thu các chấn động, giảm áp lực lên cột sống và bảo vệ cấu trúc xương.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng nhân nhân nhầy bên trong đĩa đệm ở khu vực này thoát ra ngoài thông qua các vết rách của bao xơ. Nhân nhầy chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống. Đĩa đệm xẹp, lún, các khớp xương cọ xát trực tiếp với nhau. 

Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức vùng thắt lưng. Đau tăng lên khi vận động. Cơn đau có thể lan ra vùng hông, eo, đau lan xuống mông, đùi, gây tê bì chân. 

Các giai đoạn tiến triển thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm tiến triển qua các giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1 (Khởi phát): Bao xơ chùng nhão, xuất hiện một vài điểm đứt rách. Nhân nhầy dồn vào các vị trí này. Đĩa đệm mất đi dáng cân đối ban đầu.
  • Giai đoạn 2 (Phồng, lồi đĩa đệm): Phạm vi vòng sợ bị đứt rách thăng lên. Nhân nhầy dồn nhiều về phía vòng sợi bị suy yếu, gây hiện tượng phồng, lồi đĩa đệm. Người bệnh thi thoảng có cảm thấy đau tê vùng thắt lưng, cơn đau nhẹ, không rõ ràng.
  • Giai đoạn 3 (Thoát vị đĩa đệm): Bao xơ xuất hiện vết rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh, tủy sống. Xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói. Đau tăng lên khi vận động mạnh, giảm đi khi người bệnh nằm nghỉ. Cảm giác đau, tê bì lan xuống vùng hông và hai chân.
  • Giai đoạn 4 (Hư đĩa đệm – Khớp đốt sống): Vòng sợi bị phá sỡ hoàn toàn, nhân nhầy bên trong không còn. Cột sống biến dạng. Chiều cao cột sống giảm, hình thành gai xương. Người bệnh bị đau lưng mãn tính, khó vận động, thậm chí là bại liệt. Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Đốt sống dễ bị thoát vị

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống L4,  L5 và L5, S1 là các vị trí dễ bị thoát vị nhất. Bởi các đốt sống này nằm ở vị trí bản lề vận động, thường xuyên chịu áp lực lớn.  

Đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 là các vị trí dễ bị thoát vị nhất
Đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 là các vị trí dễ bị thoát vị nhất

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, điển hình như:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, xương khớp, đĩa đệm ngày càng lão hóa. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm càng lớn.
  • Do bẩm sinh: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xảy ra ở những người mắc dị tật bẩm sinh gai cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, gù cột sống…
  • Đặc thù công việc: Một số công việc yêu cầu người lao động phải duy trì một tư thế trong thời gian dài khiến đĩa đệm liên tục chịu áp lực trong thời gian dài.
  • Vận động sai tư thế: Ngồi sai tư thế, bê vác vật nặng, xoay người đột ngột… gây lực nén lớn lên đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm do chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao…
  • Béo phì, thừa cân khiến cột sống phải nâng đỡ trọng lượng lớn hơn khả năng 
  • Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: Lạm dụng hút thuốc lá, bia rượu…
  • Nguyên nhân khác: Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, sinh hoạt không điều độ… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là những cơn đau tại vị trí cột sống thắt lưng. Cảm giác đau có thể xuất hiện bất chợt khi vận động và biến mất khi nghỉ ngơi. Trường hợp thoát vị nặng, cảm giác đau sẽ liên tục, âm ỉ, khó chịu.

Đau vùng thắt lưng là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Ngoài ra, người bệnh có thể nhận diện thoát vị đĩa đệm qua một số triệu chứng sau:

  • Đau lan xuống đùi, bắp chân và một phần bàn chân
  • Đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép gây ra cơn đau buốt trải dài từ hông đến đùi, lan xuống các chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. 
  • Tê bì, ngứa ran: Bệnh nhân bị tê như bị điện giật hoặc ngứa ran, châm chích ở phần hông, mông, đùi, chân. Cảm giác tê rõ ràng nhất ở bàn chân, ngón chân.
  • Teo cơ, yếu cơ: Cơ đùi, cơ hông bị chèn ép lâu ngày, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng bị gián đoạn gây hiện tượng teo cơ, yếu cơ

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị thoát vị đĩa đệm, lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết:

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tê bì, mất cảm giác
  • Rối loạn, mất khả năng tự chủ đại, tiểu tiện 
  • Đau rễ dây thần kinh, cơn đau lặp lại nhiều lần với mức độ ngày càng tăng 
  • Biến chứng nguy hiểm nhất là bại liệt
Thông tin lương y Đỗ MInh Tuấn
Thông tin lương y Đỗ MInh Tuấn

Để tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đi khám sớm và điều trị dứt điểm bệnh. 

Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra cần thiết bao gồm:

  • Chụp X quang: Cho kết quả ảnh chụp đường viền của cột sống. Qua đó, giúp bác sĩ trừ cơn đau gây ra bởi những bệnh lý xương khớp khác. 
  • Chụp CT Scan: Từ các góc độ khác nhau, máy cho ra hình ảnh của tủy sống và các cấu trúc bao quanh.
  • Chụp MRI: Chụp MRI giúp nhìn rõ các mô mềm xung quanh cột sống. Đây là kỹ thuật giúp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng thoát vị đĩa đệm và chi phí thực hiện cũng là cao nhất. 

Khi có kết quả từ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý mãn tính. Chúng ta không thể quay ngược thời gian, đảo ngược tiến trình lão hóa, hư tổn của xương khớp, đĩa đệm. Điều trị thoát vị đĩa đệm giúp phục hồi các hư tổn lớp vỏ, tăng sinh nhân nhầy, đưa đĩa đệm về đúng vị trí. 

Phương pháp điều trị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là thông tin về các cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian tại nhà để ngăn hoặc làm chậm quá trình thoát vị tiến triển.

Lá lốt rửa sạch, để ráo nước cho vào chảo, rang cùng với một ít muối hột để chườm lên vùng bị đau. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, cơn đau nhức sẽ được cải thiện.

Xương rồng chuẩn bị 2 bẹ nhỏ đem đập dập. Cho một ít muối vào hỗn hợp này rồi hơ nóng. Thu lấy hỗn hợp, bọc trong chăn hoặc lá chuối để người bệnh nằm lên.

Ưu điểm: An toàn, lành tính, thảo dược rẻ tiền, giúp tiết kiệm chi phí điều trị.

Nhược điểm: Chỉ có hiệu quả hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, cần thời gian dài mới có hiệu quả.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y

Các phương pháp Tây y chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm: dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Tùy vào mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Các loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường
  • Thuốc kháng viêm không Steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Vitamin nhóm B
  • Thuốc tiêm corticosteroids ngoài màng cứng
  • Thực phẩm chức năng tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp, đĩa đệm

Mục đích sử dụng các loại thuốc này nhằm tiêu viêm, giảm tình trạng đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, tránh cho người bệnh gặp phải các cơn đau do thoát vị.

Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gồm: chiếu tia hồng ngoại, chiếu laser, kéo giãn cột sống, điện châm, thủy châm… Các liệu pháp này  giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau, đẩy nhanh tốc độ phục hồi chức năng vận động.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng, được chỉ định cho các bệnh nhân không dung nạp các cách điều trị khác. Khối thoát vị nặng, chèn ép tủy sống, rễ thần kinh gây khó khăn khi vận động. Một số thủ thuật phổ biến gồm: mổ nội soi, mổ thường, thay thế một phần đĩa đệm, thay thế toàn bộ đĩa đệm.

Mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm
Mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm

Ưu điểm: Thuốc tây y cho hiệu quả giảm đau nhanh, phẫu thuật giúp tác động trực tiếp vào vùng bệnh.

Nhược điểm: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tây y chỉ có hiệu quả kiểm soát triệu chứng. Phương pháp này cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ. Nhẹ, thuốc gây đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, ảnh hưởng dạ dày, tim, gan. Nặng có thể gây đau đớn, nhiễm trùng, mất khả năng lao động…

Nếu bệnh nhân phát hiện sớm ở giai đoạn 1, 2 thì khả năng chữa khỏi là rất cao, thời gian chữa trị ngắn. Nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng, thời gian chữa sẽ kéo dài, chi phí cao và rất khó để dứt điểm bệnh. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bạn đọc hãy quan tâm tới sức khỏe xương khớp, đĩa đệm của mình sớm để phát hiện bệnh, điều trị kịp thời.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo