Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: “Thanh xuân của tôi dành trọn cho Y học cổ truyền”

5/5 - (1 bình chọn)

Hơn 40 năm công tác tại bệnh viện Y học cổ truyền TW, giữ nhiều vị trí quan trọng như Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh…Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, người vẫn được bệnh nhân gọi trìu mến bằng cái tên “Bác Lan” chia sẻ về “gia tài” bình dị với nghề, những bí mật riêng để góp phần lưu giữ vẹn nguyên tinh hoa y học cổ truyền dân tộc.

Chân dung Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương.

>> Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Vị bác sĩ luôn hết lòng với các hoạt động vì cộng đồng

“Cái duyên” với y học cổ truyền từ thời thiếu nữ

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có mẹ làm bác sĩ đa khoa, ngay từ nhỏ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã có ý thức sâu sắc về nghề chữa bệnh: “Âu cũng là cái duyên. Hồi nhỏ tôi vẫn thường theo mẹ đi làm. Tôi từng bị ám ảnh bởi những ánh mắt. Đó là những ánh mắt đau đớn, khắc khoải của người bệnh, là ánh mắt đầy hy vọng của người thân họ và là đôi mắt trìu mến của mẹ tôi. Có lẽ, lúc ấy tôi đã cảm nhận được sự thiêng liêng của nghề. Nghề cứu sống người khác, mang sức khỏe cho người khác, có lẽ là nghề cao cả nhất mà tôi từng biết. Lúc ấy tôi bắt đầu thích nghề y. Nhưng chỉ đến khi bước chân vào Bệnh viện Y học cổ truyền TW, được làm việc, tiếp xúc với các dược liệu, tôi mới biết mình đam mê y học cổ truyền đến vậy.” Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan kể.

Học Y học cổ truyền phải đánh đổi rất nhiều thứ: thời gian – tuổi trẻ, tiền bạc, cơ hội, với bất kì ai đã theo con đường này rồi đều hiểu rằng đó là con đường gian nan và vất vả. Y học cổ truyền giáo dục con người theo đúng kiểu “cổ xưa”, ở đây mỗi sinh viên y khoa được học “tam tòng tứ đức” buộc các bác sĩ phải biết kiềm chế và giữ mình.

“Sống lành hơn, vượt qua những cám dỗ để hình thành nên một suy nghĩ thuần nhất là những gì y học cổ truyền cho tôi” Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chia sẻ.

Sau nhiều năm học tập và công tác tại các bệnh viện, các đơn vị khám chữa bệnh nổi tiếng như Bệnh viện YHCT Trung ương, Bệnh viện YHCT Nam Á, Phòng khám Medelab. Nhận được nhiều lời mời từ các bệnh viện, phòng khám uy tín về y học cổ truyền, cuối cùng, điểm dừng chân mà Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan lựa chọn là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc với mong muốn phục vụ nhiều hơn, nghiên cứu sâu hơn nhằm đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cho rằng Y học hiện đại luôn có những tiến bộ vượt bậc hàng ngày hàng giờ, song đối với Y học cổ truyền đã xuất hiện hàng nghìn năm nay đã để lại nhiều tinh hoa kỳ diệu có giá trị to lớn và chưa được khám phá hết. Dù có làm nghề cả đời hay nghiên cứu sâu bao nhiêu cũng vẫn chưa thể lĩnh hội được toàn bộ tinh hoa trong đó.

Y học cổ truyền đưa người ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết: nếu Y học hiện đại đi sâu vào thực nghiệm, tìm hiểu các thành phần hóa học của thuốc như thế nào để đưa ra phương án điều trị, thì Y học cổ truyền lại thiên về kinh nghiệm, thực hành. Y học cổ truyền dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành, Tứ chẩn – Bát hương, đưa ra phương thuốc kết hợp với kinh nghiệm thực tế để tìm ra phương thức điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan trong một buổi khám bệnh cho người dân trong hoạt động khám bệnh và phát thuốc miễn phí tại phường Cát Linh

Để chứng thực điều này, gần đây nhất, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chữa cho bệnh nhân Nguyễn Thị Liên tại Hải Dương bị thoái hóa đốt sống cổ, cả chân tay đều không cử động được vào nửa đêm và khi ngủ dậy. Sau hơn 10 năm điều trị, bệnh tình không cải thiện, bà đã xác định không còn cơ hội, thì con trai bà lên mạng và tình cờ đọc được thông tin về Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc. Nghĩ đến việc mình không còn gì để mất nữa, bà quyết định đến đây và may mắn được Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị.

Song song với đó, bà Nguyễn Thị Liên được uống thuốc đông y theo thang kết hợp với sử dụng sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn: “Mới uống tháng thuốc đầu tiên, tôi đã cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhàng và dễ chịu lên hẳn. Uống hết ba tháng thuốc tôi thấy chân tay cử động dễ dàng hơn, cổ cũng không đau như trước nữa”. Sau đó bà Liên đi khám lại, các bác sĩ đã chụp cắt lớp và chẩn đoán bà phục hồi hơn 75% bệnh. Không thể tin nổi vào điều kỳ diệu đã xảy ra, bà vui mừng gọi điện chia sẻ với Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan khi mình biết thoát khỏi cảnh “sống dở” trên giường bệnh gần 2 năm nay.

Một trường hợp khác là chị Trần Thị Hương ở Hải Dương, làm phụ hồ, chồng mất sớm, cuộc sống chật vật nuôi 4 đứa con ăn học cũng mắc căn bệnh gút, viêm khớp dạng thấp gần như mất sức lao động. May mắn nhờ vào bài thuốc của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, sau một thời gian dài điều trị, bệnh tình của chị Hương cũng thuyên giảm đến 80%.
Mặc dù chị Hương vẫn phải dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị nhưng các khớp ở vai và chân đã hoạt động bình thường, chị cũng sống vui vẻ, lạc quan hơn sau những ngày chịu nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần.

“Có những bệnh mà tây y họ không chữa được vì cơ thể bệnh nhân không đáp ứng thuốc. Y học cổ truyền sử dụng phương pháp Công bổ thiên y. Đối với Đông y, sử dụng con đường đi bằng 2 chân, vừa thuốc bổ làm nâng cao thể trạng lại vừa thuốc tấn công bệnh. Chính vì vậy ta thấy nhiều ca bệnh được điều trị khỏi rất hay. Thực ra với YHCT, việc chẩn đoán là khó nhất. Mình không thể bệnh nào cũng phán cho người bệnh một loại thuốc, mà phải dựa theo từng người để đưa ra cách điều trị hợp lý. Vấn đề là mình đứng ở vị trí nào để xem xét các thuốc nào điều trị có lợi nhất cho bệnh nhân. Nhưng cũng có nhiều ca bệnh, Đông y không thể chữa được”- bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan nói.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan trải lòng sau thời gian dài gắn bó với  Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc rằng giá trị lớn nhất đối với một người bác sĩ Y học cổ truyền không phải là học hàm cao, chứng nhận thành tích, chức vụ đảm nhận,… sự tín nhiệm của bệnh nhân mới chính là động lực lớn nhất khiến họ gắn bó với nghề suốt một đời.

Hà Hoa – Mộc Tử

Có thể bạn quan tâm:

>> Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: “Tôi vẫn đang tiếp tục con đường đầy tự hào: Mang cây thuốc Nam chữa bệnh cho người Việt”

 

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Chia sẻ

Bình luận

  1. Đương says: Trả lời

    mấy ai giữ được cái tâm với nghề.bác sĩ như này giờ hiếm lắm

  2. Dương Thị Hoàn says: Trả lời

    Thật súc động khi mà vẫn còn những người thầy thuốc như vậy. Chồng tôi trước nay không may mắn gặp được đúng thầy đúng thuốc nên căn bệnh thoái hóa khớp gối hành hạ suốt bao năm qua, đau đớn có những tháng ngày phải nằm một chỗ không thể đi lại được khổ lắm các bác ạ. Các bác vui lòng cho tôi hỏi làm sao để gặp được vị bác sĩ này? Tôi muốn đưa chồng tôi đến khám, có bệnh vái tứ phương thôi vậy. Tôi cảm ơn các bác rất nhiều.

    1. Đỗ Ngọc Xuyến says: Trả lời

      Bác gọi điện đến số này 024.71096699 đây là số của lễ tân phòng khám, hỏi lịch bác sĩ lan làm việc rồi đăng ký khám đỡ mất công đến vì ko phải ngày nào bác ý cũng ở phòng khám đâu. Ông nhà tôi cũng đang chữa thoái khóa khớp gối ở đấy và thấy bệnh tình tiến triển khá là tốt, ông ấy bị bệnh hơn 4 năm nay uống thuốc đông y ở đây Bs.Lan kê đơn mới 2 tháng và giờ giảm đau nhiều rồi, có thể đi lại được dù vẫn phải bám vịn chứ trước đây ông nhà tôi phải nằm giường suốt, có đi lại được đâu

  3. Bảo Linh says: Trả lời

    Ai có thông tin liên hệ của vị bác sĩ này kg cho mình với. Mình cám ơn!

    1. Luong Hong Huong says: Trả lời

      Ban thu lien he sdt nay sem sao nhe 0904778682 len trang web cung co day du cac thong tin do ban a https://www.thuocdantoc.org/

  4. Nguyễn Hồng Minh says: Trả lời

    Tôi chữa bệnh mất ngủ ở trung tâm đấy đây và tôi cũng theo bs Nguyễn Thị Tuyết Lan khám và kê đơn cho tôi. Ấn tượng ban đầu khi đến là nhìn bác này rất có cảm tình, nhưng tôi không hề biết bác sĩ này là ai đâu, đến khám họ cho tôi lên phòng bác sĩ thì tôi lên thôi, bác sĩ hỏi han nhẹ nhàng lắm, hỏi rất nhiều về bệnh của tôi. Tháng đầu tiên dùng thuốc tôi không thấy nhiều cải thiện về giấc ngủ, tôi vẫn chỉ ngủ 1-2 tiếng/đêm, nhưng tôi thấy đầu óc nhẹ hơn, cơ thể cảm giác thanh thoát chứ không nặng nề, nhưng tôi thấy mình ăn ngon miệng hơn sau 1 tháng đó. Sang đến tháng thứ 2 thì tôi thấy có cảm giác buồn ngủ, tôi ngủ sâu giấc hơn, 1 đêm cũng ngủ được 2-3 tiếng sau đấy là chập chờn mơ màng rồi là cũng thức tỉnh không ngủ tiếp được nữa và sau 3 tháng theo đơn thuốc bác Lan kê tôi cảm thấy dễ vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn, đã giảm tình trạng mơ mộng (vẫn còn nhưng tần xuất ít hơn hẳn) Tôi thấy đỡ mệt hơn, sức khỏe vì thế cũng thấy cải thiện đáng kể. Tôi uống thuốc hết tháng thứ tư thì dừng để theo dõi giấc ngủ tự nhiên và rất mừng là từ bấy đến giờ tôi ăn ngon, ngủ kỹ, thỉnh thoảng có chút chuyện phải lo lắng cũng khiến tôi trằn trọc, khó ngủ nhưng tôi thấy đó là chuyện bình thường, đầu óc không vướng bận chuyện gì lại ngủ rất ngon lành. Còn để nói về tình trạng mất ngủ của tôi thì tôi xin chia sẻ với mọi người là tôi bị mất ngủ khoảng 3-4 năm nay nhưng những năm trước chỉ khó ngủ, ngủ không sâu, hay thức giấc lúc nửa đêm. Tuy nhiên giai đoạn trước khi tôi chữa ở phòng khám thuốc dân tộc thì khổ lắm, mất ngủ triền miên mỗi đêm tôi đi ngù từ 10-11h cho đến 0h30 hoặc 01h30 là thức giấy, đêm nào cũng vậy, kể từ đó về sau là không ngủ được hoặc chập chờn, mơ mơ, màng màng. Lúc mới lên giường ngủ thực chất không có cảm giác buồn ngủ nằm mãi 1-2giờ thì bắt đầu ngủ nhưng giấc ngủ không sâu chỉ 1 tiếng động nhẹ là tỉnh giấc, trong giấc ngủ lúc nào cũng mơ mộng từ khi ngủ cho đến khi tỉnh giấc. Đầu lúc nào cũng cảm thấy như váng gà, mỏi mệt, hay cáu gắt. Tôi có đi khám và điều trị ở mấy bệnh viện, bs cho thuốc uống nhưng tôi thấy vẫn không ngu ngon được, Tôi từng có đợt vài tháng mua hạt sen còn cả tâm sắc lên lấy nước uống thì cũng thấy buồn ngủ nhưng ngủ vẫn không thể nào ngon giấc, sâu giác được. Tôi cũng rất là may hợp thuốc bác này, đúng là chẳng gì bằng khi có bệnh mà gặp được đúng thầy đúng thuốc. Xin có vài lời chia sẻ như vậy vì cũng nhờ có bác sĩ mà tôi thoát được căn bệnh mất ngủ kinh niên.

    1. Ánh Trang says: Trả lời

      Cháu bị mất ngủ đã 4 năm mà chữa khắp nơi vẫn không khỏi. cháu tối ngủ 22h mà tận 0h mới ngủ được ngủ được 2h sáng là thức dậy không ngủ lại được.ngày cháu mất ngủ hoàn toàn. Bác sĩ tư vấn cho cháu để chữa bệnh với ah. Cháu chưa có gia đình uống thuốc gì đỡ hại sức khỏe nhất. Cháu cám ơn BS

  5. Phan Quoc Ho says: Trả lời

    Me toi bi viem da khop cung dang theo bac nay duoc gan 2 thang roi hien tai thi benh chuyen bien tot , sau nay thi chua dam noi se the nao .Hy vong la benh tinh cua me toi se on.

  6. Thanh Tam says: Trả lời

    bac sy co guong mat that phuc hau

  7. Trần Bình Qúy says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa cột sống, đau mấy năm nay rồi có uống thuốc tây để giảm đau, nay tôi muốn đến để cho bác sĩ Lan này khám xem thế nào cho tôi hỏi có phải đặt lịch trước không?

  8. Bui Thi Thuy Hang says: Trả lời

    BS nay gioi lam la nguyen truong khoa Noi truong khoa kham benh Bneh vien YHCT trung uong

  9. Le Thom says: Trả lời

    Me toi da tung theo chua bs nay, vua co chuyen mon lai rat nhe nhang voi benh nhan. chua khoi benh viem khop goi thi thoang me toi van bao toi bam so de goi dien hoi tham bac si. Noi that gio de ma kiem duoc bac sy tan tam voi nghe qua thuc kho.

  10. Hữu Thỏa says: Trả lời

    https://www.chuyenkhoaxuongkhop.net/phong-van-bac-si-nguyen-thi-tuyet-lan-ve-bai-thuoc-hoat-huyet-phuc-cot-hoan.html
    Tìm kiếm thông tin về việc chữa thoái hóa khớp tại trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc tôi thấy có bài phỏng vấn BS. Nguyễn Thị Tuyết Lan ,có rất nhiều người phản hồi theo chữa của bác sĩ bệnh tình đã ổn định tôi quả thực muốn một lần đến để bác sĩ khám xét xem như nào nhưng vì điều kiện xa xôi tôi không thể đến. Vậy có cách nào để tôi liên hệ với bác sĩ được không? Trao đổi qua điện thoại có được không qúy vị?

  11. Doãn Thị Trình says: Trả lời

    Xin hỏi thời gian bác sĩ lam việc tại phòng khám thuốc dân tộc cụ thể như nào để tôi sắp xếp đi khám?

  12. tô văn hiển says: Trả lời

    Chào bác sĩ ! Mẹ tôi năm nay 57 tuổi , bị đau các khớp ngón tay nhất là ngón cái , đi khám Tây y thì ở đó chuẩn đoán là bệnh viêm khớp , nhưng uống thuốc tây mấy tháng rồi vẫn không khỏi mà chỉ giảm đau nhức thôi mà mẹ tôi cứ kêu đau tức ở phần hõm giữa 2 bên sương sườn kèm theo cảm giác nôn nao sau khi uống thuốc nên mới đây thấy khó chịu quá mẹ tôi phải dừng thuốc. Cho tôi hỏi bác sĩ có chữa được bệnh của mẹ tôi không và chi phí điều trị hết khoảng bao nhiêu mogn được bác sĩ tư ván giùm để nhà tôi có sự chuẩn bị và cân nhắc. Cảm ơn bác sĩ

  13. Đại Hoàng says: Trả lời

    Bác sỹ cho hỏi: Tôi nay 41 tuổi, tôi bị đau đầu gối khi vận động nặng và chơi thể thao, đi khám ở bệnh viện được BS chuẩn đoán là Thoái hóa khới gối, Tràn dịch khớp. Vậy điều trị thế nào ,thời gian bao lâu thì bệnh chuyển biến?

  14. Lê Huỳnh Kim Thư says: Trả lời

    E bi đau dạ dày mãn tính co thê chưa hệt không bác si, va chữa khoảng bao lâu thi hệt bệnh nay, chi phí co cao không a.

  15. Võ đình khoa says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa cột sống đốt L4-L5, và thoái hóa đốt sống cổ do vậy hiện nay lưng , các khớp ngón tay ,khuỷu tay, đầu gói và cổ đau mỏi rất nhiều mong được bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh. Cảm ơn bác sĩ

  16. Lưu Thị Cúc says: Trả lời

    Tôi cũng bị thoái hóa đốt sống cổ đang theo chữa chỗ bác sĩ Tuyết Lan. BS bảo phải điều trị trong vòng ít nhất 3 tháng. Tôi uống được gần một tháng rưởi rồi có thấy đỡ cứng cổ, đỡ đau mảng gáy và vai đấy nhưng cũng chưa nhiều nhưng bác sĩ họ bảo mức độ thuyên giảm sẽ rõ rệt vào tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4. Mong từng ngày các bác ah khong biết rồi sau bệnh có ổn hơn không?!

  17. Ngọc Anh says: Trả lời

    Mẹ e cũng đang trị thoái hóa cột sống thắt lưng ở chỗ bác sĩ Lan , uống thuốc sắc thang kết hợp với châm cứu bấm huyệt tại trung tâm thuốc dân tộc. Mẹ e mới điều trị được tháng rưỡi nhưng mẹ e bảo lưng đỡ đau hẳn đấy mọi người à

  18. Nguyễn Hải says: Trả lời

    Xin hỏi bác sĩ bệnh vẩy nến toàn thân có điều trị được không? Nếu điều trị được mất thời gian bao lâu, chi phí có tốn kém không vậy bác sĩ? E bị bệnh này đã hơn 7 năm rồi đi khám, uống và bôi rất nhiều loại thuốc nhưng đều không khỏi. Mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. E cám ơn ạk

  19. tuyloc says: Trả lời

    bsj oj cho con xjn so djen thoaj cua bsj dk hok ak…mog bsj gjup con

  20. Tôi 42 tuổi says: Trả lời

    Bệnh gan nhiễm mỡ điều trị bằng đông y có hết được k và mất bao lâu thưa bác sĩ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua