Nổi mề đay vào ban đêm tưởng đơn giản nhưng chớ nên coi thường

4.8/5 - (17 bình chọn)

Nổi mề đay vào ban đêm hay buổi tối gây cảm giác bứt rứt, khó chịu. Hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu, bệnh có nguy hiểm không, cách xử lý thế nào hiệu quả nhất. Những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời.

Bị nổi mề đay vào ban đêm là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mề đay vào ban đêm là biến thể của bệnh mề đay gây ra trạng thái bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Nổi mề đay khởi phát là do phản ứng của mao mạch với da dẫn tới trạng thái phù mãn tính ở trung bì của làn da làm cho da bị xung huyết, mẩn đỏ và rất ngứa. Thông thường, nổi mề đay vào ban đêm được chia thành hai dạng sau:

  • Mề đay cấp tính

Mề đay cấp tính chủ yếu được hình thành do các tác nhân dễ gây kích ứng như thức ăn, phấn hoa, lông động vật, thời tiết…Với dạng mề đay cấp tính này phát ra ngoài và biến mất trong thời gian rất nhanh, chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc lâu thì chỉ vài ngày. 

  • Mề đay mãn tính

Ở thể mãn tính sẽ khiến thời gian mắc bệnh kéo dài khá lâu và thường là vào khoảng 6 tuần. Các biểu hiện đi kèm khi mắc mề đay mãn tính là sốt li bì, buồn nôn, mệt mỏi…

Nổi mề đay vào ban đêm gây ra khó chịu, bứt rứt cho người bệnh
Nổi mề đay vào ban đêm gây ra khó chịu, bứt rứt cho người bệnh

Mề đay nổi vào ban đêm không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt của bạn. Với trường hợp bị kéo dài sẽ rất dễ khiến bạn bị mất ngủ triền miên, ngứa ngáy, bứt rứt, mệt mỏi thậm chí nặng hơn có thể gây suy kiệt cơ thể.

Những trường hợp nghiêm trọng, dù rất hiếm xảy ra nhưng nổi mề đay còn có thể có sốc phản vệ đi kèm. Sốc phản vệ gây khó thở, nghẽn mạch, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong. Khi bị nổi mề đay vào ban đêm kèm theo một số triệu chứng điển hình dưới đây bạn cần đi tới cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời:  

  • Ho, khó thở, đau tức ngực
  • Co giật, mạch đập yếu
  • Tình trạng nôn, tiêu chảy
  • Mạch đập, hơi thở yếu, co giật
  • Mề đay đi kèm với trạng thái sưng phù mặt, mẩn ngứa và đỏ da nghiêm trọng 
  • Ngất, chóng mặt, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục
  • Cổ họng, môi, lưỡi bị sưng

Các triệu chứng nổi mề đay ngứa vào ban đêm

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua một số triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Làn da nổi mẩn và sưng phù: Khi bị mề đay làn da sẽ xuất hiện những vùng phù nề, mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Các nốt này sẽ  lan rộng khi bị cào gãi. Hầu hết các nốt mẩn ngứa đều có kích thước và hình dạng khác nhau chứ không cố định cụ thể.
  • Bị ngứa dữ dội: Đây là dấu hiệu đặc trưng khi mắc bệnh mề đay. Cơn ngứa sẽ bùng phát mạnh khi bị kích thích, cào gãi. Ngoài ra, mề đay nổi về đêm còn có đi kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp…

Ngoài xuất hiện vào ban đêm, một số người còn bị nổi mề đay vào buổi tối gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới công việc cũng như sức khỏe của người bệnh. 

Nguyên nhân bị nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm

Tuy chưa bất kỳ tài liệu nào khẳng định cụ thể nguyên nhân nổi mề đay ban đêm là gì nhưng đã có rất nhiều thí nghiệm khi nghiên cứu chỉ ra rằng tế bào langerhans, tế bào lympho T hoặc tế bào hình thành chất sừng là các tác nhân trực tiếp tham gia vào quá trình phản ứng miễn dịch. Trong đó chứng mề đay vô căn cứ chiếm tỷ lệ rất cao, vào khoảng 50 %.

Dù vậy, các nhà khoa học, giới chuyên môn cũng chỉ ra có những nguyên nhân cơ bản dưới đây dẫn đến nổi mề đay vào buổi đêm tối: 

  • Do di truyền: Nghiên cứu chỉ ra rằng người có người thân trong gia đình đã từng bị mề đay thì thế hệ sau của gia đình rất dễ mắc bị nổi ngứa mề đay
  • Do cơ chế tự nhiên của cơ thể: Vào buổi chiều tối là thời gian cơ thể chúng ta tăng cường cân bằng dịch, điều hòa và ổn định lại thân nhiệt để bảo vệ cơ thể trước những thay đổi của môi trường từ ngày qua đêm. Do đó dẫn đến tình trạng thân nhiệt cao hơn bình thường khiến da bị nổi mề đay, ngứa ngáy đối với những người có cơ địa là làn da nhạy cảm. 
  • Cơ thể bị mất nước: Vào đêm tối, da thường bị mất nước hơn so với ban ngày, đặc biệt là những hôm hanh khô và lạnh. Điều này làm cho da trở  nên bị khô và rất dễ bị nổi dị ứng mề đay
Có rất nhiều nguyên nhân bị nổi mày đay vào buổi tối, ban đêm
Có rất nhiều nguyên nhân bị nổi mày đay vào buổi tối, ban đêm
  • Ăn các đồ ăn dễ bị kích ứng: Khi sử dụng các đồ ăn dễ bị kích ứng như thức ăn nhanh, hải sản …làm cho cơ thể  không kịp thích ứng sẽ rất dễ đến việc gan không thải được hết độc kịp thời và dẫn đến nổi mề đay dị ứng.
  • Dị ứng thời tiết: Với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ thì khi nhiệt độ thay đổi thất thường quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho cơ thể bị nổi mề đay dị ứng.
  • Dị ứng với xà phòng, mỹ phẩm, hóa chất: Các loại xà phòng, dầu gội sử dụng khi tắm gội nếu không hợp với làn da mà bị dị ứng thì sẽ khiến làn da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa mề đay. Nếu bạn quan sát thấy đang sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm, mỹ phẩm có dấu hiệu này thì nên ngưng sử dụng ngay.

Các cách điều trị dị ứng nổi mề đay vào buổi tối 

Dưới đây là một số cách điều trị dị ứng nổi mề đay vào buổi tối:

Sử dụng các mẹo chữa mề đay theo dân gian

Khi bị nổi mề đay vào ban đêm bạn có thể sử dụng những phương pháp được dân gian nhiều đời nay truyền lại, tất cả đều có thể mang lại những hiệu quả đáng kể:

  • Tắm nước nóng: Cách này giúp loại bỏ đi những chất kích ứng trên da, hỗ trợ lưu thông máu và giảm thiểu tình trạng mẩn ngứa, kích ứng khi nổi mề đay.
  • Uống trà hoa cúc ấm: Uống trà hoa cúc khi nổi mề đay để cơ thể được thoải mái, dễ chịu để giảm thiểu tình trạng  bứt rứt, khó chịu do mề đay gây ra về đêm. Đồng thời, giúp cơ thể được ngủ ngon hơn.
  • Uống trà gừng mật ong: Lấy 2 thìa cafe mật ong hòa đều với gừng giã nhỏ và nước sôi sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ngứa do bị ngứa nổi mề đay về đêm gây ra.
Khi bị mề đay sử dụng trà gừng mật ong giúp cải thiện tình trạng ngứa
Khi bị mề đay sử dụng trà gừng mật ong giúp cải thiện tình trạng ngứa
  • Tắm khế chua và lá sài đất: lấy một nắm lá khế chua cùng với một nắm lá sài đất đun nước để tắm và xông hơi.

Các phương pháp trên khi áp dụng chỉ giúp kiểm soát được phần nào các triệu chứng của bệnh về ban đêm chứ không có hiệu quả điều trị mề đay. Do vậy, khi bị mề đay người bệnh phải cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp và được tư vấn cụ thể nhất. 

Sử dụng thuốc Tây y điều trị mề đay

Có một số loại thuốc tây là thuốc bôi giúp nhanh chóng làm giảm cơn ngứa, mẩn đỏ do mề đay gây ra. Thông thường, bệnh nhân bị mề đay thường sẽ được chỉ định dùng một số nhóm thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng histamin H1: cetirizin (Zyrtec), loratadin (Clarytin) và acrivastin (Semplex)
  • Dạng uống hoặc tiêm của nhóm thuốc có chứa corticoid
  • Thuốc bôi giảm ngứa, kem Steroid, thuốc mỡ được kê theo toa giúp cải thiện ngứa và các triệu chứng nổi mề đay về đêm

Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc theo cảm tính vì rất có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn để tránh những tác dụng phụ không đáng có xảy ra.

Chữa nổi mẩn ngứa mề đay vào ban đêm bằng Đông y

Theo Đông y đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến mề đay là do sự suy giảm hoạt động của thận, gan khiến cho chức năng thải độc kém, hệ miễn dịch trở nên yếu khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân dẫn đến tình trạng bệnh mề đay.

Đông y chú trọng điều trị mề đay từ gốc, ngăn tái phát
Đông y chú trọng điều trị mề đay từ gốc, ngăn tái phát

Do đó, để điều trị triệt để được bệnh này thì cần phải tác động trực tiếp vào nguyên nhân thực sự gây ra bệnh từ bên trong. Vậy nên, việc bạn phải làm khi mắc mề đay là phải phục hồi chức năng, các hoạt động của gan thận, bổ sung dưỡng chất, vitamin để cơ thể được tăng sức đề kháng chống lại các yếu tố không tốt cho sức khỏe từ bên ngoài. Chỉ khi cơ thể được phục hồi như vậy thì bệnh mề đay mới khó có thể tái phát.

Phục linh, cúc hoa, xích nhược, bồ công anh, hồng hoa, xuyên khung, kim ngân cành là một số thảo dược thiên nhiên có tác dụng đào thảo độc tố, tiêu viêm, giảm sưng, loại bỏ tổn thương do mề đay gây ra. Để điều trị mề đay bằng phương pháp Đông y thì bạn nên đến gặp các bác sĩ Đông y để được hỗ trợ, tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Phương pháp hạn chế bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm

Để tránh bị nổi ngứa mề đay vào buổi tối bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi thay đổi thời tiết cần phải bổ sung thêm trái cây, các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Nên mặc đồ thoải mái, tránh những đồ bó sát dễ gây kích ứng dẫn đến nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm.
  • Giữ ấm cơ thể nếu thời tiết lạnh và nên bôi kem dưỡng ẩm khi thời tiết hanh khô.
  • Không nên trồng, để bình hoa trong phòng ngủ để tránh bị dị ứng phấn hoa.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe gan, thận vì đây là cơ quan quan trọng. trong việc thải độc. Những cơ quan này luôn khỏe mới giúp cơ thể được khỏe mạnh được.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
  • Nên sử dụng thực phẩm phù hợp với cơ thể, hạn chế những thức ăn gây ra dị ứng như cá, tôm, hải sản.
  • Luôn giữ phòng ốc, chăn gối được sạch sẽ, tránh bụi bẩn.

Qua bài viết trên hi vọng đã cung cấp giúp bạn các thông tin về nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêm và các cách điều trị. Tuy nhiên, tất cả thông tin chúng tôi cung cấp đều chỉ mang tính chất tham khảo. Vậy nên, để có kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị mề đay bạn cần phải cần sự hỗ trợ từ các bác sĩ, người có chuyên môn.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo