Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em cảnh báo bệnh gì? [Mẹ đừng chủ quan]

4.8/5 - (19 bình chọn)

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngáy dữ dội khiến bé khó chịu, quấy khóc. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý vì đây còn có thể là triệu chứng cảnh báo sớm vấn đề sức khỏe của bé. Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh từ đó tìm cách chữa trị phù hợp, an toàn cho con.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu cảnh báo bệnh lý gì? 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: do cha mẹ vệ sinh da đầu bé không đúng cách, bé bị dị ứng hoặc mắc bệnh lý về da liễu.  

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Tình trạng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em không nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Nhiều trường hợp các dấu hiệu tự biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, có những bé bị lâu ngày không khỏi, cha mẹ cần quan tâm và can thiệp sớm tránh tình trạng bị viêm nhiễm, để lại sẹo và nghiêm trọng hơn có thể bé bị một số bệnh lý tiềm ẩn. 

Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi do vi nấm Malassezia furfur kí sinh gây nên. Triệu chứng thường xuất hiện chủ yếu ở những vùng da tiết nhiều bã nhờn như đầu, lông màu, 2 cánh mũi, má, cằm, sau tai và vùng bẹn. Dấu hiệu thường gặp khi bé bị viêm da tiết bã nhờn là nổi mẩn đỏ trên đầu, sờ vào đầu cảm thấy nhờn và có vảy bong tróc. 

Nổi mẩn đỏ trên đầu là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ
Nổi mẩn đỏ trên đầu là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ

Bị dị ứng

Bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu có thể là do da đầu tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng bên ngoài như: dầu gội, sữa tắm, môi trường ô nhiễm, nguồn nước… Khi các tác nhân này tiếp xúc với da đầu của bé sẽ khiến vùng da bị kích ứng và nổi mẩn đỏ li ti nhưng không gây ngứa. 

Bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh lý về da liễu phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây lan. Triệu chứng của bệnh bao gồm nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em, đầu xuất hiện các mảng gàu trắng đục bong tróc, tóc bé rụng nhiều… Kèm với đó là tình trạng ngứa dữ dội, bé càng gãi càng ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh nấm da đầu ở trẻ nhỏ là cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho bé hoặc bị lây nhiễm từ người bị bệnh này. 

Bị vảy nến da đầu 

Dấu hiệu của bệnh vẩy nến da đầu là trên vùng da đầu của bé nổi mẩn ngứa, xuất hiện vảy trắng như gàu ở viền tai, trán hoặc toàn bộ da đầu. Triệu chứng còn kèm theo tình trạng vảy trắng bong tróc, vùng da tổn thương khô ráp và ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân dẫn tới bé bị vảy nến da đầu có thể do cơ địa hoặc bé bị rối loạn hệ miễn dịch. 

Nổi mẩn đỏ, vảy trắng cảnh báo bé bị vảy nến trên đầu
Nổi mẩn đỏ, vảy trắng cảnh báo bé bị vảy nến trên đầu

Nổi ban đỏ

Phát ban đỏ là bệnh lành tính với triệu chứng nổi mẩn trên đầu ở trẻ em, các nốt mọc li ti đơn lẻ hoặc thành khóm. Sau khi trẻ sốt cao và hạ nhiệt, bệnh bắt đầu khởi phát nổi mẩn đỏ khắp người từ da đầu, lưng, bụng… và gây cảm giác ngứa ngáy cho bé. 

Bị rôm sảy

Rôm sảy là bệnh về da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ và bệnh thường khởi phát vào mùa hè, những ngày oi nóng khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. Đồng thời, bụi bẩn trong môi trường xâm nhập vào da, làm bít tắc nang lông cũng dẫn tới nổi mẩn đỏ. Khi bị rôm sảy bé thường nổi các nốt mẩn đỏ trên đầu, mặt, thậm chí toàn thân và có thể kèm theo ngứa hoặc không ngứa. 

Rôm sảy ở đầu trẻ thường xuất hiện nốt mẩn đỏ nhỏ
Rôm sảy ở đầu trẻ thường xuất hiện nốt mẩn đỏ nhỏ

Biện pháp chữa trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu là tình trạng ngoài da phổ biến và không khó để điều trị. Nếu bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu mà không kèm những hiện tượng khác lạ, bố mẹ có thể dùng mẹo dân gian chữa mẩn ngứa từ lá tự nhiên hoặc dùng các loại thuốc bôi. 

Tuy nhiên, những trường hợp có dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao kéo dài, nốt mẩn bị lở loét hoặc chảy máu thì cần đứa bé tới gặp bác sĩ ngay. Sau khi thăm khám, dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê loại thuốc điều trị phù hợp. 

Điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Biện pháp điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ nhỏ bằng thuốc Tây mang tới hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc Tây thường kèm theo một số tác dụng phụ, vì vậy bậc phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được chỉ định mà bố mẹ có thể tham khảo:

Thuốc kháng sinh tại chỗ Bactroban giúp điều trị nổi mẩn ngứa ở đầu trẻ em
Thuốc kháng sinh tại chỗ Bactroban giúp điều trị nổi mẩn ngứa ở đầu trẻ em
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ Bactroban: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng da và phục hồi những thương tổn trên da đầu bé. 
  • Kem bôi ngoài da Atopalm: Thuốc này có khả năng chữa trị một số bệnh da liễu thường gặp, giúp duy trì độ ẩm cho da, làm mềm da và hỗ trợ chữa lành thương tổn trên da. 
  • Thuốc Eosin 2%: Thuốc này có khả năng sát khuẩn, làm mát da và điều trị bệnh ngoài da mà không gây hại cho trẻ nhỏ. 

Điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Những trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu ở mức độ nhẹ, bậc phụ huynh có thể dùng một số loại lá thảo dược để hỗ trợ điều trị, giảm tổn thương trên da đầu cho bé. 

  • Gội đầu bằng lá khế: Bố mẹ có thể dùng lá khế để gội đầu cho bé và cải thiện tình trạng bệnh. Bởi trong lá khế có thành diệt khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. 
  • Gội đầu bằng nước chanh muối: Chanh chứa vitamin C và axit sát trùng; muối có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Bố mẹ có thể dùng chanh muối để gội đầu cho bé giúp ức chế da đầu tiết dầu nhờn quá nhiều, ngăn ngừa rụng tóc và loại bỏ hết vảy gàu trên da đầu. 
  • Dùng tinh dầu tràm: Với công dụng kháng viêm, chống nấm và làm dịu làn da khỏi triệu chứng nổi mẩn ngứa rất tốt. Bố mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước và gội đầu cho bé để loại bỏ hết các yếu tố gây hại và bảo vệ làn da. 
  • Gội đầu bằng lá trầu không: Trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống nấm nên được nhiều người sử dụng nấu nước và gội đầu cho bé giúp cải thiện triệu chứng bệnh. 
Trầu không có tác dụng cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ trên đầu bé
Trầu không có tác dụng cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ trên đầu bé

Sử dụng thuốc Đông y trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em

Thuốc Đông y không những điều trị các triệu chứng bên ngoài của bệnh, mà đi sâu chữa bệnh từ gốc rễ bên trong. Do đó, giúp điều trị tình trạng bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tái phát và tăng cường sức đề kháng cho bé. Bố mẹ có thể tham khảo các bài thuốc sau: 

Bài thuốc 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm: kim ngân, liên kiều, phù bình, sinh địa, bạc hà, trúc diệp, ngưu hoàng, lô căn, ké đầu ngựa, kinh giới. Mang đi sửa sạch và sắc thành thuốc uống trong ngày. 

Bài thuốc 2: Quế chi, can khương, phòng phong, tế tân, bạch chỉ, tử tố, ma hoàng, kinh giới với liều lượng phù hợp. Mang đi sửa sạch và sắc thành thuốc uống trong ngày. 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê liều lượng phù hợp. Bố mẹ lưu ý cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để quá trình chữa trị đạt kết quả tốt nhất và tránh điều không hay. 

Thuốc Đông y có khả năng trị tận gốc bệnh và ngăn ngừa tái phát
Thuốc Đông y có khả năng trị tận gốc bệnh và ngăn ngừa tái phát

Cách chăm sóc và phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu là do tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập. Vì vậy, để trẻ điều trị triệu chứng tốt nhất và tránh tái nhiễm bệnh, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Tắm rửa thường xuyên cho trẻ và sử dụng sữa tắm, dầu gội chuyên dụng cho trẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc những vật dụng nhiễm bẩn.
  • Để đầu bé được khô thoáng, hạn chế đội mũ hoặc đội mũ quá lâu. Nhằm tránh tình trạng bí bách, mồ hôi, dầu nhờn tiết ra không thoát kịp mà tích tụ dẫn tới sinh bệnh. 
  • Thường xuyên thay đồ cho trẻ và để trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi nhanh chóng.
  • Không để trẻ gãi hoặc cào lên da đầu nhằm tránh tình trạng bị trầy xước, gây viêm nhiễm da.
  • Khi các dấu hiệu nổi mẩn không thuyên giảm và xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có thể là hiện tượng của vấn đề về da liễu không quá nghiêm trọng. Nhưng ở một số trường hợp bệnh tình kéo dài và có chuyển biến phức tạp, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi khám để được chữa trị nhanh chóng. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về triệu chứng nổi mẩn trên đầu con em mình và biết cách xử lý đúng đắn.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo