Nám Chân Đinh (Nám Chân Sâu): Nguyên Nhân, Cách Điều Trị & Phòng Ngừa

Đánh giá bài viết

Đúng như cái tên, nám chân đinh (nám chân sâu, nám đốm) là loại tăng sắc tố da “cứng đầu” và vô cùng khó điều trị. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ, khiến chị em trông già đi và mất tự tin khi giao tiếp. Bài viết dưới đây với sự tham vấn của thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cần cần thiết về tình trạng này và cách đối phó với nó.

Nám chân đinh là gì?

Nám chân đinh hay còn gọi là nám chân sâu là một loại nám da – dạng tăng sắc tố thường xuất hiện trên mặt, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác trên cơ thể, như cổ hoặc cánh tay. Lúc đó, da sẽ xuất hiện những vết hay mảng sẫm màu khiến khổ chủ cảm thấy mất tự tin. Tình trạng nám có thể trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của tia UV.

 
Bác sĩ Lê Phương là người trực tiếp nghiên cứu và phát triển Bộ sản phẩm Vương Phi
Bác sĩ Lê Phương

Dựa trên đặc điểm lâm sàng, có thể phân loại nám da thành các dạng khác nhau như:

  • Nám mảng, nám nông hay nám thượng bì/nám biểu bì (Epidermal): Nám nằm ở lớp thượng bì, có màu nâu sẫm, viền rõ ràng, hiện rõ sự tương phản giữa các vùng nơi mà tia UV được hấp thu và vùng không bị nám.
  • Nám chân đinh, nám chân sâu hay nám đốm, nám hạ bì (Dermal): Nám nằm sâu ở lớp hạ bì, có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh, viền mờ hơn, ít tương phản.
  • Nám hỗn hợp (Mixed melasma): Tổng hợp cả 2 dạng nám nêu trên.

Dấu hiệu nhận biết nám chân đinh

Bạn có thể nhận biết nám chân đinh hay nám chân sâu qua những đặc điểm:

Nám chân đinh rất dễ nhận biết
Nám chân đinh rất dễ nhận biết
  • Xuất hiện các đốm nhỏ, tách rời nhau, đường kính 1 – 5mm
  • Mọc chủ yếu tại gò má
  • Màu đậm hơn nám mảng, thường có màu xanh xám hoặc xám đen
  • Thường gặp ở phụ nữ sau 30 tuổi

Những dấu hiệu trên có thể giúp bạn phân biệt nám mảng và nám chân sâu. Nám mảng thường mọc thành từng mảng, từng đám, diện tích từ 2 – 4cm, mọc nhiều ở gò má, mũi, cằm, môi trên hoặc toàn khuôn mặt, màu nhạt hơn nám đốm, thường có màu nâu sẫm hoặc hơi thâm vàng và không phụ thuộc vào tuổi tác.

Nguyên nhân nám chân đinh

Nguyên nhân gây ra nám nói chung và nám chân đinh nói riêng hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhưng có nhiều yếu tố khác nhau có thể liên quan tới tình trạng da này. Trong đó, tia UV từ ánh sáng mặt trời là “thủ phạm” hàng đầu gây ra nám chân đinh.

Cấu tạo làn da gồm 3 lớp xếp theo thứ tự: Lớp biểu bì (thượng bì), lớp trung bì và lớp hạ bì. Lớp biểu bì có chứa tế bào tạo hắc tố (melanocytes) với chức năng chính là lưu trữ và tạo ra màu sắc cho ra – đây chính là hắc sắc tố melanin. Các tác nhân cả bên trong và bên ngoài cơ thể có thể kích thích các melanocytes sản sinh ra nhiều melanin hơn, từ đó khiến da sẫm màu, nám sạm.

Cơ chế hình thành nám chân sâu
Cơ chế hình thành nám chân sâu

Bác sĩ Lê Phương cho biết: “Nám chân đinh có các melanocytes nằm sâu bên trong lớp hạ bì của da, chúng ngày càng phát triển, lan rộng ra và sản sinh các hắc tố melanin bám chắc vào lớp trung bì rồi kéo lên cao lớp biểu bì, từ đó hình thành nên các đốm nám sâu dễ nhận biết”.

Ánh sáng mặt trời phát ra 2 loại tia cực tím là tia UVA và UVB. Tia UVB thường gây tổn hại trực tiếp lên lớp biểu bì và là nguyên nhân gây nám mảng. Trong khi đó, tia UVA có khả năng đi vào các lớp sâu hơn trong da, tấn công lớp hạ bì. Tia UVA chính là nguyên nhân hàng đầu gây nám chân đinh và nhiều tình trạng khác, như nếp nhăn, lão hóa da và thậm chí là ung thư da.

Như đã đề cập, không phải ai cũng có thể bị nám bởi tia UV. Theo hệ thống phân loại loại da Fitzpatrick, các kiểu da có khả năng bị nám, sạm, tàn nhang hay đồi mồi là từ kiểu II tới kiểu V. Nói cách khác, nếu bạn sở hữu làm da kiểu II, III, IV và V, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nám chân đinh và các loại nám khác.

Hệ thống phân loại loại da Fitzpatrick
Hệ thống phân loại loại da Fitzpatrick

Bên cạnh tác nhân ánh sáng mặt trời, còn có một số yếu tố khác có thể thúc đẩy hình thành nám chân đinh và khiến các triệu chứng nám trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Dùng một số loại thuốc, như thuốc tránh thai nội tiết tố, thuốc chống động kinh, thuốc nội tiết Estrogen/Diethylstilbestrol và thuốc khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời (thuốc kháng sinh, thuốc NSAID, thuốc lợi tiểu, retinoid, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần…)
  • Có người thân trong gia đình bị nám, sạm
  • Mắc bệnh suy giáp
  • Biến động nội tiết tố, thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, sau sinh và mãn kinh
  • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo, ví dụ như giường nhuộm da
  • Lạm dụng mỹ phẩm trang điểm

Cách điều trị nám chân đinh

Dưới đây là những phương pháp điều trị nám chân đinh phổ biến hàng đầu hiện nay:

Trị nám chân sâu tại nhà

Những thay đổi trong thói quen chăm sóc da và lối sống cũng có tác động tích cực hỗ trợ điều trị nám chân đinh hiệu quả.

Chị em có thể áp dụng theo chỉ dẫn sau:

  • Tẩy tế bào da chết 2 lần/tuần.
  • Dưỡng ẩm cho da đúng cách.
  • Sử dụng kem chống nắng và các biện pháp chống nắng.
  • Đắp mặt nạ trị nám chân sâu tự nhiên, như gel nha đam, nghệ vàng, trà đen…

Thuốc trị nám chân sâu

Các sản phẩm kem bôi và thuốc trị nám chân sâu trên thị trường hiện nay rất đa dạng về thành phần, mẫu mã, mức giá và hiệu quả, có thể kể tới những nhóm sản phẩm phổ biến sau:

  • Hydroquinone – kem trị nám chân sâu hiệu quả nhất hiện nay
  • Thuốc trị nám chứa retinoid (dẫn xuất vitamin A)
  • Sản phẩm trị nám chứa axit salicylic
  • Thuốc trị nám chân đinh chứa corticoid:
  • Kem trị nám chứa axit salicylic
  • Thuốc trị nám chứa axit azelaic
  • Sản phẩm trị nám L-cysteine
  • Kem trị nám chứa axit kojic
  • Thuốc trị nám chứa vitamin E
  • Thuốc trị nám chứa vitamin C
  • Một số loại viên uống trị nám chân sâu, serum trị nám chân sâu, kem trị nám chân sâu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan hoặc châu Âu
Một số ưu - nhược điểm của các sản phẩm, mỹ phẩm, kem trị nám chân sâu
Một số ưu – nhược điểm của các sản phẩm, mỹ phẩm, kem trị nám chân sâu

Điều quan trọng khi áp dụng cách trị nám chân đinh này là bạn nên tuân thủ chỉ định, sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên sử dụng kem trộn và các sản phẩm trị nám trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, lập lờ thành phần hoặc quảng cáo “lố”.

Bên cạnh đó, chị em có thể tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị nám chân đinh bằng công nghệ cao hoặc xâm lấn, như lăn kim trị nám, bắn laser, liệu pháp ánh sáng IPL… Tuy nhiên, những phương pháp này không đảm bảo sẽ trị nám triệt để, đồng thời có giá thành cao và dễ gây tổn thương da sau điều trị. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.

Phòng ngừa da bị nám chân sâu

Nám chân đinh rất có thể phát triển hoặc tái phát khi bạn bị thay đổi nội tiết tố tiếp xúc nhiều với tia UV. Bởi vậy, cách tốt nhất để giảm khả năng hình thành nám chân đinh là tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời và các tác nhân gây rối loạn nội tiết tố (như stress, hóa chất).

Ngay từ khi còn trẻ, bạn nên hình thành cho mình thói quen sử dụng kem chống nắng phổ rộng và chống nắng kỹ lưỡng khi ra ngoài. Nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 – 3 giờ, sử dụng trong cả những ngày mùa Đông nhiều mây, ít nắng”, bác sĩ Lê Phương lưu ý.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua