Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có sao không? Làm sao để hết?

4.8/5 - (14 bình chọn)

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là tình trạng phổ biến mà bất cứ sản phụ nào cũng có thể gặp phải. Thông thường, đây là hiện tượng tổn thương da phổ biến và khá lành tính. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài nhiều ngày chị em cũng cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa dứt điểm. 

Bị nổi mẩn ngứa sau sinh khiến chị em gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống
Bị nổi mẩn ngứa sau sinh khiến chị em gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống

Nguyên nhân chị em bị nổi mẩn ngứa sau sinh

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc khởi phát vài tháng trước kỳ sinh nở. Nổi mẩn đỏ kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày cũng như tâm lý của sản phụ.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: Phụ nữ sau sinh bị nổi mẩn đỏ và ngứa được xác định bởi một số nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Sự thay đổi nội tiết tố

Thời gian mang thai, sau sinh, nội tiết tố ở nữ giới có nhiều thay đổi đột ngột vì vậy chị em gặp phải nhiều bệnh lý, trong đó có mày đay mẩn ngứa. Khi mang thai, buồng trứng sẽ tăng sản xuất hormone progesterone có tác dụng giữ chặt bào thai bám trong thành tử cung giảm nguy cơ sảy thai. 

Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh được xác định là nguyên nhân gây mẩn ngứa
Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh được xác định là nguyên nhân gây mẩn ngứa

Khi sinh nở, hormone progesterone thường giảm, thay vào đó hormone prolactin tăng đáng kể để sản sinh sữa mẹ. Sự thay đổi của các hormone chính là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều phụ sản bị nổi mẩn ngứa. 

Hệ miễn dịch của sản phụ suy giảm 

Phụ nữ sau sinh hệ miễn dịch thường suy giảm, từ đó sức đề kháng cũng giảm sút. Theo chuyên gia, chị em cần ít nhất 3 tháng tới 1 năm để có thể phục hồi hoàn toàn thể trạng. Chính vì vậy các dị nguyên có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây sẩn phù, mẩn ngứa da.

Ngoài ra, thể trạng suy yếu còn khiến cơ thể chị em dễ nhạy cảm hơn với một số loại thức ăn có nguy cơ dị ứng như: trứng, sữa, hải sản…

Stress, căng thẳng quá độ

Hầu hết chị em sau sinh đều trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Lúc này, chị em chưa thích nghi kịp với đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh. Việc thức đêm chăm con, con quấy khóc… ảnh hưởng tới tâm lý chị em.

Căng thẳng, stress cũng là một nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa
Căng thẳng, stress cũng là một nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa

Kết quả thống kê có hơn 70% nữ giới đều bị căng thẳng, stress quá độ sau sinh. Yếu tố này được xác định là một trong những nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa. 

Tác dụng phụ của một số thuốc

Bác sĩ thường tiêm thuốc gây tê, thuốc chống viêm hay thuốc kháng sinh trong quá trình sinh nở. Tình trạng nổi mẩn sau sinh có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc là dấu hiệu dị ứng thuốc. 

Bồi bổ quá mức 

Với mong muốn có nguồn sữa đầy đủ dưỡng chất cho con mà mẹ sau sinh được khuyến khích bồi bổ cơ thể. Việc thu nạp thức ăn quá mức, đặc biệt ăn uống thực phẩm giàu đạm, nhiều dinh dưỡng,… có thể khiến hệ tiêu hóa bị ứ trệ, độc tố không được đào thải ra ngoài gây phát ban nổi mẩn. 

Da tiết nhiều mồ hôi

Nồng độ estrogen ở phụ nữ sau sinh thường có xu hướng sụt giảm đáng kể. Ngoài chức năng sinh lý, estrogen còn giúp cân bằng thân nhiệt, nuôi dưỡng da, chống loãng xương hiệu quả. 

Da tiết quá nhiều mồ hôi khiến nổi mẩn ngứa
Da tiết quá nhiều mồ hôi khiến nổi mẩn ngứa

Khi bị thiếu hụt hormone này da sẽ bị sạm, xuất hiện nếp nhăn, đổ nhiều mồ hôi. Mồ hôi bết dính khiến da nhạy cảm, bít lỗ chân lông dễ gây dị ứng nổi mề đay

Tiếp xúc với dị nguyên 

Mẹ sau sinh mặc quần áo quá chật hay tiếp xúc với một số dị nguyên như: lông chó mèo, mỹ phẩm, mạt bụi, sử dụng mỹ phẩm cũng được xác định là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa. 

Ngoài ra, việc duy trì quan niệm ở cữ, kiêng tắm gội, hơ than,… cũng là nguyên nhân khiến thân nhiệt tăng, da bết rít, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây vấn đề về da liễu. 

Triệu chứng nổi mẩn ngứa khắp người sau sinh

Chị em có thể dễ dàng nhận biết mình bị mẩn ngứa, nổi mề đay sau sinh thông qua một số triệu chứng điển hình như sau:

Dễ dàng nhận biết triệu chứng mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa
Dễ dàng nhận biết triệu chứng mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa
  • Da nổi sẩn phù, mụn đỏ có kích thước to nhỏ đa dạng.
  • Bề mặt thường trơn láng và hầu như các trường hợp đều không bị nổi mụn nước.
  • Vùng da tổn thương thường có bờ tròn, nổi cộm lên hẳn so với vùng da bên cạnh.
  • Tổn thương da thường có màu hồng, màu đỏ, đôi khi có màu trắng hồng, sờ vào thấy cứng.
  • Mề đay mẩn ngứa thường khu trú ở vùng da nhạy cảm như cổ, lưng, ngực, bụng hoặc cũng có thể là ở mặt, trường hợp nặng hơn có thể nổi mẩn ngứa toàn thân. 
  • Kèm theo nổi mẩn là cảm giác da châm chích, ngứa ngáy, nóng rát dữ dội đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm. 

Phụ nữ sau sinh bị nổi mẩn đỏ có tự hết không? Bao lâu thì khỏi? 

Thông thường, tình trạng mẩn đỏ ngứa ở sản phụ sau sinh sẽ khởi phát đột ngột và tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên một số chị em có cơ địa quá nhạy cảm, vùng tổn thương da có thể lan rộng, mẩn ngứa khắp người và kéo dài dai dẳng trong nhiều tuần.

Thậm chí nếu không kiêng cữ và điều trị đúng cách bệnh có thể chuyển sang thể mãn, tái phát từ năm này sang năm kia. Thời gian nổi mẩn ngứa mề đay sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau đây:

  • Cơ địa của mỗi người
  • Cấu trúc da, tình hình sức khỏe mỗi người
  • Nguyên nhân bị mẩn ngứa
  • Mức độ tình trạng mẩn ngứa: mới chớm nở hay đã sang thể mãn,…
  • Có bệnh lý kèm theo hay không
  • Áp dụng phương pháp điều trị

Do vậy khi bị dị ứng mề đay sau sinh, chị em nên chủ động áp dụng một số biện pháp làm thuyên giảm vùng tổn thương da, cảm giác ngứa ngáy. Đồng thời, nếu thấy bệnh tiến diễn nặng hơn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để tìm ra chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. 

Phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh

Theo bác sĩ Lệ Quyên, nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh muốn điều trị dứt điểm cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó loại bỏ bệnh từ gốc. Tuy nhiên cũng tùy theo biểu hiện lâm sàng của người bệnh mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Sản phụ sau sinh có thể tham khảo cách điều trị nổi mẩn đỏ ngứa như sau:

Loại bỏ triệu chứng mẩn đỏ, châm chích bằng thuốc Tây

Nhiều chị em khi bị nổi mề đay mẩn ngứa thường có xu hướng đi tìm mua thuốc Tây để giảm nhanh triệu chứng tại nhà. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để trị mẩn đỏ ngứa bao gồm:

  • Kem bôi chứa Menthol: Được bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương có tác dụng giảm châm chích, nóng rát, viêm đỏ. 
  • Thuốc kháng histamine H1: Đây là nhóm thuốc được sử dụng để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do mẩn ngứa gây ra. Thuốc tương đối an toàn với phụ nữ sau sinh nhưng thường đi kèm với một số tác dụng phụ như: uể oải, khô miệng, hôi miệng, táo bón.
Chị em cần cân nhắc trước khi quyết định sử dụng thuốc Tây
Chị em cần cân nhắc trước khi quyết định sử dụng thuốc Tây

Nhìn chung, thuốc Tây có tác dụng giảm tức thì các triệu chứng mẩn ngứa, sẩn phù gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em, đặc biệt có thể làm giảm chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Thậm chí, trường hợp mẩn ngứa diễn tiến phức tạp, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sản phụ ngưng cho con bú để điều trị bằng thuốc đặc trị có hoạt tính mạnh. Vì vậy, chị em cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. 

Chữa mẩn ngứa sau sinh bằng mẹo dân gian 

Nhiều mẹ sau sinh áp dụng một số mẹo chữa mề đay, mẩn ngứa dân gian để thuyên giảm triệu chứng tại nhà. Đây đều là những mẹo vặt đơn giản, nguyên liệu sẵn có, có thể áp dụng trong trường hợp bệnh mới chớm. 

Điều trị nổi mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian an toàn và lành tính
Điều trị nổi mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian an toàn và lành tính
  • Chườm lạnh: Lấy miếng vải xô được làm sạch, thêm đá sau đó chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát da tạm thời. 
  • Tắm nước lá: Một số loại lá có sẵn trong vườn nhà như: lá khế, là chè xanh, lá tía tô, lá trầu không có tính tiêu viêm kháng khuẩn, giảm ngứa khá tốt. Chị em có thể lấy một trong những lá này đun cùng nước sau đó pha nước để tắm. 
  • Tắm yến mạch: Nếu có điều kiện, có thể giảm ngứa, chữa mụn đỏ tại nhà bằng cách tắm bột yến mạch. Đắp bột yến mạch lên da sẽ giúp da được cung cấp thêm độ ẩm, giảm tình trạng bong tróc, da đóng vảy. 
  • Dùng gel nha đam: Gel nha đam có công dụng dưỡng ẩm da rất tốt. Ngoài ra trong gel nha đam có nhiều axit amin và polyphenol nên có thể sử dụng để giảm ngứa, kích thích quá trình tái tạo vết thương. Mỗi ngày thoa gel nha đam lên vùng da bị mẩn đỏ khoảng 2 – 4 lần. 
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể và an toàn lành tính cho phụ nữ sau sinh. Mỗi ngày chị em có thể uống 1 – 2 tách trà hoa cúc để cải thiện vấn đề da liễu của mình. 

Áp dụng bài thuốc Đông y chữa nổi mẩn ngứa sau sinh an toàn

Theo quan điểm YHCT, mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa nguyên nhân do cơ thể bị xâm nhập tà khí, cơ thể ứ đọng quá nhiều độc tố khiến khí huyết bất túc, âm dương hỗn loạn. Bài thuốc Đông y trị mề đay mẩn ngứa theo cơ chế tống tiễn nguyên nhân gây bệnh, đồng thời thanh lọc cơ thể, tăng cường thể trạng cho người bệnh. Bởi vậy các bài thuốc thường cho kết quả lâu dài, người bệnh không bị nhờn thuốc. 

Ngoài ra, các bài thuốc Đông y được chiết xuất từ thảo dược sạch – kháng sinh tự nhiên do đó tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé. Không chỉ thoát khỏi tình trạng mẩn ngứa, sau khi dùng thuốc người bệnh còn thấy cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, lợi sữa, mát sữa. Một số vị thảo dược được dùng phổ biến bao gồm:

Một số bài thuốc Đông y phổ biến được sử dụng để cải thiện ngứa ngáy, mẩn đỏ cho mẹ sau sinh bao gồm:

Bài thuốc 1: 

  • Sử dụng trong trường hợp mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa do phong nhiệt. Người bệnh còn xuất hiện thêm 1 số triệu chứng như táo bón, nước tiểu vàng, luôn nóng nực trong người. 
  • Thang thuốc gồm có: Liên kiều, kim ngân mỗi thứ 10g; Phù bình, sinh địa, lô căn, ké đầu ngựa mỗi thứ 15g; thêm bạc hà, kinh giới, ngưu hoàng mỗi thứ 10g.
  • Bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, khống chế triệu chứng mề đay mẩn ngứa thể cấp tính. Đồng thời hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đông y chữa mẩn ngứa từ gốc, sử dụng thảo dược an toàn cho cả mẹ và bé
Đông y chữa mẩn ngứa từ gốc, sử dụng thảo dược an toàn cho cả mẹ và bé

Bài thuốc 2: 

  • Là bài thuốc xử lý mẩn ngứa cho sản phụ do phong hàn. Một số triệu chứng bệnh kèm theo như: kém ăn, buồn nôn, đau bụng…
  • Thang thuốc gồm: Tế tân, quế chi, tử tố mỗi vị 5g; Can khương, phòng phong, bạch chỉ, kinh giới, ma hoàng mỗi vị 10g.
  • Bài thuốc đặc biệt có tác dụng với chị em bị nổi mẩn do thời tiết khô, trời lạnh. 

Bài thuốc 3:

  • Được sử dụng trong trường hợp mẹ sau sinh bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm. 
  • Nguyên liệu gồm: Phục linh, cúc hoa, tiêu sơn tra, địa phu tử, tiêu tân lang, kê nội kim mỗi vị 10g; 12g ngân hoa; 15g bạch tiễn bì vào 6g sao chỉ xác. 

Bài thuốc 4: Tiêu ban Giải độc thang

Đây là bài thuốc thảo dược Đông y được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Chăm sóc, phòng ngừa bị nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh

Song song với việc tìm tới các phương pháp điều trị phù hợp thì việc điều chỉnh lối sống lành mạnh cùng những kiêng kỵ cần thiết cũng giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Chị em khi bị nổi mẩn ngứa sau sinh cần ghi nhớ những điều sau đây để rút ngắn thời gian điều trị, ngăn chặn bệnh tái phát. 

Thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa sau sinh
Thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa sau sinh
  • Không nên áp dụng quan niệm phản khoa học như: hơ than, kiêng tắm rửa, mặc quần áo kín mít…
  • Luôn giữ cho tâm lý thoải mái, nếu gặp khó khăn hãy chia sẻ cùng người thân để giải tỏa căng thẳng
  • Hàng ngày nên làm sạch cơ thể bằng nước ấm giúp thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên da.
  • Thiết lập khẩu phần ăn khoa học: đủ dinh dưỡng, không thu nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ uống có ga hay thực phẩm dễ gây kích ứng. 
  • Giữ không gian sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát, nên dọn dẹp giường chiếu thường xuyên. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nếu phải làm việc trở lại bạn nên duy trì nhịp độ vừa phải, chỉ làm việc trong 6 giờ đồng hồ. Tránh làm việc nặng hay phải suy nghĩ quá nhiều. 
  • Nên tìm hiểu một số bài tập yoga, bơi lội cho sản phụ sau sinh để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc theo cảm tính, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Sau khi thấy các triệu chứng mẩn ngứa, sẩn phù có dấu hiệu nặng bạn cần đi tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác. 

Trên đây là những lưu ý khi mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa chuyên trang muốn gửi tới quý bạn. Hy vọng qua đây chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, chính xác và có cách xử lý đúng đắn để loại bỏ căn bệnh phiền toái này.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo