Thuốc Loratadine là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng thuốc Loratadine

4.9/5 - (8 bình chọn)

Loratadine được biết đến là thuốc đặc trị các triệu chứng viêm mũi kết mạc dị ứng, ngứa chảy nước mũi, hắt hơi và một số bệnh lý dị ứng khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc người bệnh phải nắm được một số thông tin cơ bản như: thành phần, chống chỉ định, công dụng, liều lượng sử dụng,….để đạt hiệu quả tối ưu và tránh các biến chứng, tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Tên thuốc: Loratadin
  • Tên quốc tế: Loratadine

Loratadin là thuốc gì? Thông tin tổng quan về thuốc Loratadin

Loratadine là thuốc kháng Histamin, có công dụng điều trị các bệnh lý về dị ứng hay các triệu chứng ngứa  phát ban, nổi mày đay. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng, phù hợp với cả trẻ em và người lớn Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Loratadine

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Thành phần thuốc

Bao gồm: Loratadine 10mg và các tác dược khác (Talc, Magnesi stearat, Microcrystalline cellulose, Natri benzoat, Lactose, Tinh bột) vừa đủ.

Loratadine là loại thuốc kháng Histamin
Loratadine là loại thuốc kháng Histamin

Hàm lượng thuốc 

Thuốc Loratadin được bào chế dưới các dạng sau:

  • Thuốc Loratadin 10mg dạng viên nén
  • Thuốc loratadin 5mg
  • Loratadin 10mg tan rã nhanh dạng viên nén 
  • Siro Loratadin với hàm lượng 1mg/1ml

Chỉ định

Loratadine là thuốc đặc trị những triệu chứng bệnh lý sau:

  • Bệnh nhân có biểu hiện viêm mũi dị ứng (chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…)
  • Các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng (ngứa ngáy, chảy nước mắt,….)
  • Mẩn đỏ, nổi mề đay và ngứa bên ngoài da có liên quan đến hoạt chất histamin.

Chống chỉ định dùng thuốc 

  • Người bệnh quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc 
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc kháng Histamin H1 cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Loratadin.

Liều lượng và cách sử dụng

Loratadine được bào chế ở dạng viên nén và siro bằng đường uống. Tùy thuộc vào độ tuổi để sử dụng phù hợp, cụ thể:

Liều lượng cho trẻ em từ 2 đến 12 tuổi (nên dùng thuốc được bào chế dưới dạng siro)

  • Trẻ có cân nặng trên 30kg: ngày uống 1 lần, mỗi lần 10ml
  • Trẻ có cân nặng dưới 30kg: ngày uống 1 lần, mỗi lần 5ml

Liều lượng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn

  • Sử dụng viên nén 10mg: 1 lần/ngày
  • Sử dụng siro: 10ml/lần/ngày

Liều lượng cho người bệnh bị suy gan, suy thận nặng (có độ thanh thải creatinin <30ml/phút)

  • Sử dụng dạng viên nén 10mg/lần
  • Sử dụng dạng siro 10ml/lần 
  • 2 ngày dùng thuốc 1 lần
Người bệnh không tự ý thay đổi liều lượng thuốc
Người bệnh không tự ý thay đổi liều lượng thuốc

Lưu ý không sử dụng thuốc dị ứng Loratadin cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đối với bệnh nhân suy gan và suy thận nặng phải được chỉ định liều lượng của bác sĩ.

Hướng dẫn bảo quản 

  • Với thuốc dạng viên nén: bảo quản trong bao bì kín, để ở nơi thoáng mát (nhiệt độ phòng khoảng 15 đến 30 độ C), tránh ánh nắng trực tiếp và các môi trường có độ ẩm cao.
  • Với thuốc dạng siro: tránh ánh nắng trực tiếp, vặn nắp chặt sau khi dùng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadin

  • Dùng thuốc Loratadin để điều trị viêm kết mạc dị ứng, mẩn ngứa, mề đay,…sẽ làm khô miệng và tăng nguy cơ gây sâu răng. Do đó, sau khi sử dụng thuốc cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Hạn chế sử dụng Loratadin cho phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
  • Các hoạt chất và thành phần trong thuốc Loratadin có thể bài tiết qua sữa mẹ, ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ. Do vậy, trong thời gian sử dụng thuốc để điều trị, mẹ cần tạm dừng cho con bú.

Giá thuốc Loratadin 10mg

Loratadin có giá dao động từ 11.000 đồng đến 14.000 đồng/vỉ 10 viên nén tùy thuộc vào mỗi nhà thuốc. Ngoài ra, thuốc Loratadin Stada 10mg có thành phần và công dụng tương tự có giá từ 19.000 đồng đến 24.000 đồng/vỉ 10 viên nén.

Công dụng thuốc Loratadin

Thuốc loratadin có tác dụng gì là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc này. Dưới đây là một số công dụng của loại thuốc này:

Loratadine có công dụng điều trị viêm mũi kết mạc dị ứng, mề đay,....
Loratadine có công dụng điều trị viêm mũi kết mạc dị ứng, mề đay,….
  • Loratadin là thể thuốc kháng Histamin 3 vòng, thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 thế hệ 2, có tác dụng kéo dài đối kháng Histamin chọn lọc trên thụ thể H1. Thuốc không có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh trung ương do không không phân bố vào não nên không gây buồn ngủ khi sử dụng.
  • Thuốc Loratadin ngăn chặn sự kích thích của hoạt chất Histamin nên có công dụng giảm triệu chứng viêm kết mạc dị ứng, giảm mẩn ngứa và nổi mề đay. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng trong các trường hợp diễn biến phức tạp như choáng, sốc phản vệ.
  • Thuốc không có tác dụng phụ gây buồn ngủ như các loại thuốc kháng Histamin thế hệ 2 nên Loratadin là lựa chọn tối ưu để đặc trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay,….Đối với trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính, Loratadin được kết hợp với Glucocorticoid hoặc Pseudoepherin.HCl sẽ đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

Những công dụng trên đây sẽ giúp cho bệnh nhân trả lời được câu hỏi thuốc Loratadin chữa bệnh gì để có những biện pháp điều trị phù hợp và sử dụng đúng loại thuốc. 

Tương tác và tác dụng phụ của thuốc Loratadine

Khuyến cáo 

  • Loratadine là thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ khi sử dụng nhưng đối với một số trường hợp vẫn có thể gây buồn ngủ. Do đó, người dùng nên hạn chế điều khiển xe, vận hành máy móc hay làm những việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo.
  • Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích khi uống thuốc Loratadine vì làm tăng cảm giác buồn ngủ 
  • Đối với trường hợp mề đay bị bầm tím, phồng rộp, không sử dụng thuốc Loratadin để điều trị
  • Nếu sử dụng thuốc này trong 3 ngày liên tục không có dấu hiệu cải thiện hoặc nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần thì phải dừng thuốc và trao đổi với bác sĩ
  • Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào phải ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để thăm khám
  • Nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc khác cần phải trao đổi với bác sĩ kê đơn để tránh tương tác thuốc.

Tương tác khi dùng thuốc Loratadine

Nếu sử dụng đồng thời Loratadine với một số loại thuốc khác có thể dẫn đến hiện tượng tương tác thuốc. Cụ thể, Loratadine sẽ tương tác nếu dùng chung với:

  • Erythromycin (kháng sinh nhóm macrolid): có khả năng làm tăng nồng độ Loratadine trong máu
  • Ketoconazol (thuốc chống nấm): loại thuốc này có thể làm tăng nồng độ thuốc Loratadine trong huyết tương gấp 3 lần so với bình thường.
  • Cimetidin (thuốc chẹn histamine H2): có thể làm tăng nồng độ của Loratadin trong huyết tương khoảng 60% so với bình thường.
Loratadine khi dùng chung với các loại thuốc khác có thể dẫn đến tương tác thuốc
Loratadine khi dùng chung với các loại thuốc khác có thể dẫn đến tương tác thuốc

Lưu ý: Một số loại thuốc liệt kê trên đây có thể tương tác với Loratadin nhưng danh sách chưa đầy đủ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được kê đơn điều trị hợp lý.

Tác dụng phụ của Loratadine

Khi sử dụng thuốc Loratadine, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Tác dụng phụ phổ biến, thường gặp: nhức đầu và khô miệng
  • Tác dụng phụ ít gặp hơn: hắt hơi, khô mũi, chóng mặt và viêm kết mạc
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: trầm cảm, đánh trống ngực, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, choáng phản vệ, trầm cảm, nổi ngứa, mề đay, khi xét nghiệm sẽ thấy chức năng gan bất thường. 

Khi xuất hiện những biểu hiện này, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất. 

Sử dụng Loratadine quá liều: Dấu hiệu và cách xử lý

Khi người bệnh sử dụng thuốc Loratadine liều cao (40 – 180mg), không tuân theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra hiện tượng quá liều thuốc.

  • Dấu hiệu nhận biết: buồn ngủ, tim đập nhanh dữ đội, nhức đầu và biểu hiện ngoại tháp.
  • Biện pháp xử lý: người bệnh có thể gây nôn để giảm liều lượng thuốc hoặc bác sĩ sẽ sử dụng than hoạt để thuốc hạn chế hấp thu hơn. Trong trường hợp quá liều gây ra diễn biến nguy hiểm như co giật, ngất, không thực hiện được phản xạ nôn,….bác sĩ sẽ sục rửa dạ dày bằng natri clorid 0,9%.

Bài viết trên đây giúp bệnh nhân hiểu được thuốc Loratadin là thuốc gì và thuốc Loratadin trị bệnh gì để có biện pháp sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên tuân thủ theo liều lượng và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. 

Xem thêm:

 

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo