Huyệt Thừa Khấp: Vị trí, công dụng đối với sức khỏe và lưu ý khi châm cứu

4/5 - (1 bình chọn)

Huyệt Thừa Khấp là một huyệt đạo nằm ở gần mắt, có mặt trong nhiều bài thuốc châm cứu điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt. Huyệt Thừa Khấp nằm ở đâu, có những tác dụng cụ thể gì, hãy cũng tìm hiểu ngay sau đây.

Huyệt Thừa Khấp là gì?

Thừa Khấp là một huyệt đạo có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chứng chảy nước mắt khi gặp gió. Các trường hợp như không cầm được nước mắt, chảy nước mắt liên tục trong bệnh lý viêm túi lệ cũng sẽ được điều trị khi áp dụng bấm huyệt Thừa Khấp.

Huyệt đạo này có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh với các tên gọi khác như Khê Huyệt, Diên Liên, Hề Huyệt. Đây là huyệt thứ nhất của kinh Vị, là huyệt giao hội với Mạch Nhâm và Mạch Dương Kiều.

Thừa Khấp là huyệt đạo nằm ngay phía dưới mắt
Thừa Khấp là huyệt đạo nằm ngay phía dưới mắt

Vị trí và giải phẫu Huyệt Thừa Khấp

Để xác định được vị trí chính xác của huyệt đạo, cần thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, thẳng hướng mặt lên đối diện trần nhà, nhắm mắt, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Bước 2: Từ đồng tử thẳng xuống sát với xương hốc mắt 0,7 thốn, nơi giao nhau của đường dọc chính giữa mắt và bờ dưới xương ổ mắt chính là vị trí huyệt Thừa Khấp.

Giải phẫu huyệt đạo:

  • Dưới da là cơ vòng mí mắt (nằm ở giữa phần mi cơ vòng và phần ổ mắt); sâu hơn là cơ thẳng dưới, đến cơ chéo bé của mắt và nhãn cầu mắt.
  • Thần kinh vận động cơ chính là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII, các nhánh dây thần kinh số III.
  • Da vùng huyệt được chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng và chủ trị của huyệt Thừa Khấp

Theo Đông y học cổ truyền, huyệt Thừa Khấp có tác dụng tán hỏa, sơ tà, khu phong, minh mục, do đó được áp dụng trong điều trị các bệnh như:

  • Viêm kết mạc: Là hiện tượng nhiễm trùng vùng mắt do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus khiến mắt có biểu hiện sưng, đỏ, chảy nước mắt, khó chịu, đau nhức,… Bệnh trở nặng có thể khiến mắt bị nhảy cảm với ánh sáng, mắt đỏ ngầu, nhiễm trùng nặng,…
  • Cận thị, viễn thị: Là các tật khúc xạ về mắt khá phổ biến hiện nay. Cận thị là hiện tượng mắt có thể nhìn gần nhưng khó nhìn xa còn viễn thị thì ngược lại. Thường các bệnh nhân cận thị, viễn thị cần sử dụng đến kính thuốc để cải thiện khả năng thị giác. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã tìm đến phương pháp bấm huyệt, châm cứu để cải thiện tình trạng này.
  • Viêm dây thần kinh thị giác: Là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra trên dây thần kinh thị giác, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau mắt khi nhãn cầu vận động nhiều, thị lực giảm sút, mất khả năng phản xạ với ánh sáng, đồng tử hai mắt không đồng đều.
  • Teo dây thần kinh thị giác: Là một tổn thương nhẹ của dây thần kinh thị giác khiến cả thị lực nhìn xa và nhìn gần của mắt đều bị ảnh hưởng, khả năng nhìn màu và phản ứng màu kém đi rất nhiều. Ở trẻ nhỏ, teo dây thần kinh thị giác khiến nhãn cầu bị rung giật.
  • Viêm giác mạc: Giác mạc là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị tổn thương do sự tấn công của các loại vi khuẩn. Viêm giác mạc là một bệnh lý mắt phổ biến và nguy hiểm bởi khả năng gây mù lòa cao nếu không được điều trị sớm.

Phối huyệt trong điều trị các bệnh lý

Huyệt Thừa Khấp là một huyệt đạo khá quan trọng, có thể phối với các huyệt khác nhằm nâng cao khả năng điều trị một số chứng bệnh thường gặp như:

  • Trị chứng méo miệng không nói được: Phối với Cự Liêu, Tứ Bạch, Cường Gian, Thủy Câu, Đại Nghênh, Phong Trì, Hạ Quan, Nghênh Hương, Hòa Liêu.
  • Trị chứng thần kinh thị giác suy yếu: Phối với Can Du, Thận Du, Hợp Cốc, Tinh Minh, Thái Xung, Phong Trì.
  • Trị chứng hoa mắt: Phối với Đồng Tử Liêu, Can Du.
  • Trị chứng đục nhân mắt: Phối với Khúc Trì, Tinh Minh, Thái Xung.
  • Trị chứng teo thần kinh thị giác: Phối với Can Du, Túc Tam Lý, Hợp Cốc, Thận Du, Tinh Minh, Phong Trì.
  • Cải thiện cận thị: Phối châm ngang Tinh Minh.
  • Trị chứng võng mạc mắt biến tính: Phối với Can Du, Tỳ Du, Thận Du, Kiên Minh, Phong Trì.
Huyệt Thừa Khấp được phối với nhiều huyệt đạo khác nhằm điều trị các bệnh lý về mắt
Huyệt Thừa Khấp được phối với nhiều huyệt đạo khác nhằm điều trị các bệnh lý về mắt

Cách châm cứu huyệt Thừa Khấp chữa bệnh

Các bước tiến hành châm cứu như sau:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, ngước mắt nhìn lên trên.
  • Bước 2: Dùng một ngón tay đặt lên phía mi dưới, đẩy nhẹ phần nhãn cầu lên, để đầu mũi kim chếch xuống phía dưới, dựa theo ổ mắt để châm, sâu 0, 1 – 1 thốn
  • Lưu ý: Không vê kim, không cứu.

Xem thêm

Những lưu ý cần ghi nhớ khi châm cứu 

Việc châm cứu huyệt gần mắt khá nguy hiểm và khó thực hiện nên đặc biệt cần lưu ý:

  • Để ý tránh châm vào phần nhãn cầu hoặc mạch máu ở ngay vùng mi dưới
  • Huyệt Thừa Khấp khi châm rất dễ bị chảy máu, vì thế sau khi rút kim phải nhớ dùng bông áp chặt và giữ từ 1 – 2 phút.
  • Trường hợp châm bị chảy máu, người bệnh có thể bị tím phần dưới khoang mắt khoảng 5 – 7 ngày nhưng sẽ tự khỏi sau đó, không ảnh hưởng đến thị lực người bệnh.
  • Nếu ngộ châm khiến người bệnh bị mờ mắt, không nhìn thấy, cần giải cứu bằng cách châm huyệt Nội Đình, châm sâu 0, 2 – 0 thốn, kích thích mạch.
  • Nếu ngộ châm khiến người bệnh không di động được mắt cần giải cứu bằng cách dùng mồi ngải siêu nhỏ cứu trực tiếp ở huyệt Thính Cung 1 tráng.

Huyệt Thừa Khấp là một huyệt đạo quan trọng trong nhiều bài thuốc châm cứu trị các bệnh về mắt. Do đây là một huyệt khá nhạy cảm nên người bệnh cần tiến hành châm cứu tại các cơ sở, trung tâm y tế uy tín để được các thầy thuốc có chuyên môn thực hiện, tránh những hệ lụy không đáng có xảy ra.

Gợi ý xem thêm

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua