Huyệt dũng tuyền ở đâu? Cách bấm trị bệnh hiệu quả và lưu ý

3.9/5 - (11 bình chọn)

Huyệt dũng tuyền là một trong tổng số hơn 600 huyệt đạo trên cơ thể con người. Trong Đông y, các thầy thuốc rất đề cao dũng tuyền, coi nó là “điểm vàng” trong điều trị bệnh. Vì vậy, việc hiểu rõ về vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt này là điều cần thiết cho mọi đối tượng.

Tìm hiểu về huyệt dũng tuyền
Tìm hiểu về huyệt dũng tuyền

Huyệt dũng tuyền là gì?

Huyệt dũng tuyền còn được gọi là huyệt quyết tâm, địa cù, địa xung. Huyệt này nằm ở gan bàn chân, trên kinh Thận. Theo quan điểm của y học cổ truyền, huyệt dũng tuyền có tác dụng thanh Thận nhiệt, trị chứng suy nhược thần kinh, bệnh ho, mất ngủ hiệu quả.

Trong một số tài liệu y học cổ, dũng tuyền nằm trong 27 loại huyệt vị châm cứu. Nó cũng là huyệt thuộc nhóm “Tam tài huyệt”. Chữ “dũng” có nghĩa là sự tràn ra, vọt lên mạnh mẽ, chữ “tuyền” có nghĩa là dòng suối. Như vậy, hai chữ “Dũng – Tuyền” có nghĩa là nguồn nước chảy đầy mạnh mẽ, mang đến sức sống mãnh liệt.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền dũng tuyền nằm trong danh sách 36 tử huyệt trên cơ thể. Trong cách tính của thuật điểm huyệt theo giờ, huyệt địa cù tương ứng với giờ Hợi.

Huyệt dũng tuyền ở đâu?

Các xác định chính xác vị trí huyệt dũng tuyền: Co bàn chân và ngón chân lại, tìm điểm lõm nhất (vị trí ⅓ trước gan bàn chân). Phần lõm sâu vào trong chính là huyệt dũng tuyền. Cũng do nằm dưới lòng bàn chân nên huyệt quyết tâm đóng một vai trò quan trọng trong di chuyển và được xem là “cửa ngõ” của sự giao hòa sinh khí giữa cơ thể và mặt đất.

Hình ảnh huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân
Hình ảnh huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân

Trong hoạt động dưỡng sinh, dũng tuyền là một trong những huyệt quan trọng. Nó đóng vai trò là nơi giao hòa sinh khí của cơ thể với các trời đất. Khi thiền định ở tư thế ngồi kiết già, huyệt dũng tuyền còn là vị trí kết nối cơ thể với trời.

Các cách tác động vào huyệt địa cù

Huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí dễ xác định, do vậy việc tác động vào huyệt này cũng không quá khó khăn. Sau đây là các cách tác động vào huyệt địa xung bạn có thể tham khảo:

  • Cách day, bấm huyệt: Là cách làm đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất, kể cả những người không có nhiều kinh nghiệm.
  • Bôi dầu gió và massage: Thoa dầu gió vào vị trí của huyệt trước khi ngủ hoặc sau khi đi mưa, sau khi tắm giúp giữ ấm cơ thể. Cách làm này cũng phù hợp với những người bị cảm lạnh do thời tiết hoặc điều hòa.
  • Đắp thuốc: Thường được dùng trong trường hợp bị chảy máu cam, miệng lở loét hoặc quai bị. Cách làm này đòi hỏi phải thật sự kiên trì nhưng đôi khi hiệu quả không thực sự cao.

Xem thêm

Cách bấm huyệt dũng tuyền trị bệnh

Trong các huyệt vị châm cứu, dũng tuyền là huyệt quan trọng và có nhiều tác dụng trị bệnh. Từ xa xưa, huyệt địa cù đã được các thầy thuốc ghi nhận là có tác dụng trị đau đầu, mất ngủ, trúng gió, thoát vị…

Dưới đây là một số cách bấm huyệt dũng tuyền gan bàn chân cho hiệu quả tích cực:

Bấm huyệt dũng tuyền chữa ho dai dẳng

Đông y cho rằng bấm huyệt dũng tuyền giúp trị dứt cơn ho, nhất là những bệnh nhân ho dai dẳng. Việc bấm vào dũng tuyền được đánh giá cao khi vừa có hiệu quả, cách làm lại đơn giản, ai cũng có thể thực hiện.

Sau khi đã xác định được vị trí của huyệt, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên.
  • Bước 2: Sau đó xoa mạnh vào vị trí của huyệt ở cả 2 chân trong vòng 2 phút. Thực hiện liên tục trong vòng 3-5 ngày, hiệu quả trị ho sẽ được phát huy.

Lưu ý: Nếu không dùng tay, người bệnh cũng có thể sử dụng đũa, cán bún để day ấn huyệt. Chú ý dùng lực mạnh, khi bàn chân có cảm giác tê nhức lan sâu tức là đã thực hiện đúng.

Bấm huyệt dũng tuyền chữa mất ngủ

Việc bấm vào huyệt dũng tuyền khí huyết được lưu thông, hoạt động tuần hoàn diễn ra hiệu quả. Cũng chính nhờ vậy mà tinh thần, thể trạng người bệnh được thay đổi tích cực, giảm bớt mệt mỏi để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.

Bấm huyệt địa cù đúng cách giúp cải thiện giấc ngủ
Bấm huyệt địa cù đúng cách giúp cải thiện giấc ngủ

Cách bấm huyệt địa cù trị mất ngủ như sau:

  • Bước 1: Ngồi khoanh chân, gan hai bàn chân hướng lên trên tự nhiên.
  • Bước 2: Dùng 2 ngón tay cái xoa bóp nhẹ nhàng từ gót chân cho tới vị trí của huyệt. Thực hiện lặp lại trong vòng 20-40 lần.

Lưu ý: Ngoài cách dùng ngón cái day huyệt, bệnh nhân cũng có thể vỗ liên tục vào vị trí của huyệt cho tới khi lòng bàn chân nóng lên thì dừng lại. Tuy nhiên, do dũng tuyền là huyệt tương đối nhạy cảm nên sau khi bấm bạn nên ngâm chân với nước ấm để ngủ sâu hơn. Có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người trẻ tuổi và người già.

Trị bệnh thận, thải độc tố cho thận

Huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí kinh Thận nên có liên quan mật thiết tới thận và chức năng đào thải của thận. Đây đồng thời cũng là vị trí tập trung rất nhiều khí độc, vì vậy việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp đào thải độc tố, tiêu tán độc khí hiệu quả.

Có hai cách bấm huyệt quyết tâm trị bệnh thận:

Cách 1:

  • Xác định vị trí huyệt, dùng tay xoa bóp nhẹ vào huyệt và gan bàn chân.
  • Thực hiện lặp lại trong 20-30, mỗi ngày 2-3 lần.

Cách 2:

  • Pha vài hạt muối với một chút nước ấm rồi ngâm chân trong vòng 20 phút.
  • Vừa ngâm chân vừa dùng ngón tay day nhẹ vào gan bàn chân và vị trí của huyệt để tăng hiệu quả chữa bệnh. Thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối, duy trì trong khoảng 1 tuần.

Lưu ý: Để cải thiện chức năng thận, tốt nhất bệnh nhân nên day huyệt dũng tuyền vào buổi sáng mỗi khi ngủ dậy (trước 7h sáng) nên uống trước một cốc nước ấm để nâng cao hiệu quả bài thải độc tố. Thói quen này không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ.

Bấm huyệt trị trúng gió

Trong trường hợp người bệnh đột nhiên ngất xỉu, co giật, miệng méo,… người thân có thể sơ cứu bằng cách dùng vật cứng hoặc cùi chỏ day mạnh vào huyệt dũng tuyền, đồng thời xoa mạnh hai bàn tay các đầu ngón tay của bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi tỉnh lại.

Bấm huyệt địa xung giúp bệnh nhân hồi tỉnh sau trúng gió
Bấm huyệt địa xung giúp bệnh nhân hồi tỉnh sau trúng gió

Nếu bệnh nhân vẫn ngất xỉu thì người sơ cứu tiếp tục day ấn vào huyệt, rồi pha thêm một cốc nước gừng cho bệnh nhân uống. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.

Hỗ trợ bệnh nhân méo miệng, cấm khẩu

Một số bệnh nhân sau trúng gió mặc dù đã hồi tỉnh nhưng bị cấm khẩu (không nói được), miệng méo. Để cải thiện tình trạng này, người sơ cứu tiến hành day huyệt dũng tuyền để bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn, sau đó day thêm một số huyệt đạo khác như:

  • Huyệt nhân trung: Nằm ở vị trí lõm nhất của thành môi trên, có thể xác định bằng cách chia nhân trung thành 3 phần, huyệt này sẽ nằm ở vị trí ⅓ từ trên xuống.
  • Huyệt thừa tương: Chính giữa môi dưới tại vị trí lõm vào.
  • Huyệt địa thương: Nằm ở vị trí hai bên mép.
  • Huyệt giáp xa: Là huyệt ở xương hàm dưới, vị trí cao nhất nổi lên cao nhất ở hai má khi cắn chặt hàm chính là huyệt giáp xa.

Chuột rút, co cơ

Nếu bệnh nhân bị chuột rút, co cơ thì người sơ cứu có thể bấm vào huyệt dũng tuyền rồi gập hai đầu ngón chân cái lên xuống nhiều lần. Trong quá trình day huyệt nên yêu cầu bệnh nhân thả lỏng cơ thể, nhất là cơ chân để nhanh chóng loại bỏ tình trạng chuột rút.

Bấm huyệt địa cù cũng là cách giúp trị chứng chuột rút, co cơ
Bấm huyệt địa cù cũng là cách giúp trị chứng chuột rút, co cơ

Một vài lưu ý khi bấm huyệt dũng tuyền

Huyệt dũng tuyền là một trong những huyệt vị quan trọng trong cơ thể. Đây là huyệt có nhiều tác dụng trong trị bệnh ho, đau nhức đầu, chóng mặt… Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao hiệu quả chữa bệnh, khi bấm huyệt địa cù người bệnh nên lưu ý một số điểm sau:

  • Những người thường xuyên đau khớp, người bị huyết áp cao, đau dạ dày tim mạch không nên bấm huyệt dũng tuyền.
  • Chỉ nên bấm huyệt với lực vừa phải, không bấm quá mạnh vì có thể gây bong gân, tổn thương khớp bàn chân.
  • Phụ nữ mang thai, nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên áp dụng cách bấm huyệt này.
  • Các bệnh nhân dễ bị kích động, tâm lý bất ổn cũng không nên bấm huyệt dũng tuyền.
  • Cần vệ sinh tay sạch sẽ, cắt bỏ móng tay trước khi bấm huyệt. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ bầm tím, nhiễm trùng, thậm chí là chảy máu khi bấm huyệt.
  • Sau khi uống rượu không nên bấm huyệt này vì có thể gây đau dạ dày, toàn thân ê ẩm.
  • Khi bấm huyệt quyết tâm trị mất ngủ, người bệnh có thể sẽ bị đau nhức trong thời gian đầu. Sau một thời gian cảm giác đau sẽ dần hết, người bệnh ngủ sâu và ngon hơn.
  • Việc bấm huyệt cần kiên trì, nên thực hiện ít nhất 3-5 lần/tuần để có được hiệu quả mong muốn.
  • Cách bấm huyệt dũng tuyền sẽ phát huy hiệu quả khi lòng bàn chân ấm. Do vậy, bạn nên ưu tiên vừa ngâm chân với nước ấm, vừa massage nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông.

Huyệt dũng tuyệt là huyệt ở kinh thận, tác dụng là giáng âm hỏa, định thần chí và thanh Thận nhiệt. Tuy nhiên, huyệt này cũng nằm trong danh sách huyệt tử nên khi bấm người bệnh cần cẩn trọng, tránh vì sai sót mà gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Click ngay:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua