Huyệt Chí Dương: Tìm hiểu vị trí và cách day bấm hiệu nghiệm

4.7/5 - (7 bình chọn)

Huyệt Chí Dương là nơi hội tụ kinh khí mạnh trong cơ thể, được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả trị liệu. Số lượng ứng dụng lợi ích của huyệt vị này trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe cũng có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây. Vậy, vị trí, lợi ích và cách tác động vào Chí Dương như thế nào hiệu quả?

Huyệt Chí Dương được đánh giá cao về hiệu quả trị liệu, chăm sóc sức khỏe con người
Huyệt Chí Dương được đánh giá cao về hiệu quả trị liệu, chăm sóc sức khỏe con người

Huyệt Chí Dương là huyệt gì?

  • Tên khác: Huyệt Phế Để.
  • Xuất xứ: Thuộc Giáp Ất Kinh.

Huyệt nằm dưới đốt sống lưng thứ 7, bên trong tương ứng với hoành mô, từ hoành cách mô trở lên là dương trong dương. Đốc mạch thuộc dương, tự đi lên đi xuống đến huyệt thì đạt được dương trong dương vì vậy, huyệt có tên gọi là Chí Dương theo Trung Y Cương Mục. Bên cạnh đó, huyệt còn sở hữu một số đặc tính khác bao gồm:

  • Là huyệt thứ 9 của mạch Đốc.
  • Là 1 trong 4 huyệt hội của khí Âm và Dương bao gồm huyệt Quan Nguyên, Thiên Đột, Trung Quan và Chí Dương (Tổ Vấn. 21).

Vị trí và cách thức xác định vị trí huyệt Chí Dương

Huyệt Phế Để nằm tại khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng 7. Theo giải phẫu, dưới da là gân cơ thang, cân ngực – thắt lưng cơ lưng to, cơ ngang – gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng và ống sống. Thần kinh vận động cơ thuộc nhánh của thần kinh sọ não XI, đám rối cổ sâu và dây thần kinh sống. Từ đó, da vùng huyệt cũng chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh D8.

Huyệt nằm tại khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 7, nơi nối mỏm xương bả vai và đường dọc chính giữa cột sống
Huyệt nằm tại khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 7, nơi nối mỏm xương bả vai và đường dọc chính giữa cột sống

Trên lâm sàng, việc tác động vào huyệt có hiệu quả không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động xác định vị trí huyệt. Do đó, đây chính là bước đầu tiên phải nắm vững nếu muốn vận dụng đúng các lợi ích của huyệt trong trị bệnh, chăm sóc sức khỏe. Với huyệt Chí Dương, người dùng có thể dễ dàng xác định vị trí huyệt theo các bước sau:

  • Cách 1: Người bệnh ngồi ngay ngắn hoặc nằm sấp, huyệt nằm ở chỗ lõm dưới đầu mỏm đốt sống thứ 7.
  • Cách 2: Huyệt là điểm giao nhau của đường nối 2 đầu mỏm xương bả vai với đường dọc chính giữa cột sống.

Tác dụng của huyệt Chí Dương đến cơ thể như nào?

Là huyệt vị quan trọng trên cơ thể, Chí Dương có tác dụng lý khí cơ, hóa thấp nhiệt, giúp thư giãn vùng ngực và cách mô. Nhờ vậy, huyệt được ứng dụng phổ biến trong chủ trị các bệnh bao gồm:

  • Trị đau lưng: Huyệt có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống kinh mạch, huyệt đạo, dây chằng tại vùng lưng. Việc tác động vào huyệt giúp đả thông kinh mạch, thư giãn cơ, giảm đau từ đó tăng khả năng hồi phục tổn thương.
  • Vàng da: Các triệu chứng thường gặp ở bệnh lý này là da vàng, vàng tròng trắng của mắt… Khi tác động vào huyệt Chí Dương đem lại tác dụng tráng dương trừ âm hoàn từ đó lại hiệu quả chữa bệnh cao.
  • Trị đau ngực: Huyệt Chí Dương có tác dụng làm thư giãn vùng ngực, xoa dịu tình trạng đau nhức. Việc thường xuyên tác động vào huyệt đúng cách giúp kiểm soát và đẩy lùi chứng đau, tức ngực hiệu quả.
  • Một số bệnh lý khác: Thông qua hoạt động đả thông kinh mạnh, cân bằng âm dương trong cơ thể, huyệt Chí Dương đem lại một số lợi ích tích cực khác trong khắc phục, làm dịu tình trạng ho suyễn, viêm túi mật, viêm gan, viêm màng ngực, chán ăn…

Ngoài các lợi ích trên, khi tiến hành kết hợp huyệt Chí Dương cùng các huyệt đạo khác trên cơ thể cũng mang lại nhiều tác động tích cực khác như sau:

  • Kết hợp cùng huyệt Bách Lao, Công Tôn, Trung Quản, Tam Lý trị hoàng đản mà tay, chân sưng và ra mồ hôi vàng.
  • Kết hợp cùng huyệt Công Tôn, Đởm Du, Thần Môn, Tiểu Trường Du, Ủy Trung, Uyển Cốt trị tửu đản, cả người và mắt đều vàng, mặt đỏ, tiểu không thông.
  • Kết hợp cùng huyệt Cao Hoang, Hợp Cốc, Liệt Khuyết, Linh Đài, Phế Du, Thiên Đột, Túc Tam Lý trị ho do hàn.
  • Kết hợp cùng huyệt Nội Quan, Tâm Du trị chứng nhịp tim không đều.
  • Kết hợp cùng huyệt Chi Câu, Dương Lăng Tuyền trị da sần sùi.
  • Kết hợp với Đởm Du điều trị giun chui ống mật.
  • Kết hợp với huyệt Đại Chùy, Hậu Khê giúp điều trị sốt rét.

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt Phế Đế

Theo y học cổ truyền có hai cách thức chính tác động vào huyệt Chí Dương là châm cứu và bấm huyệt. Đây là cách trị bệnh không dùng thuốc, hướng tới nhiệm vụ đả thông kinh mạch, cân bằng khí huyết trong cơ thể từ đó tăng cường sức đề kháng và làm lành các tổn thương. 

Cách thức bấm huyệt chính xác

Nguyên tắc chung của bấm huyệt là sử dụng lực ngón tay làm thúc đẩy dòng chảy kinh mạch trong cơ thể. Theo đó, cách bấm huyệt Chí Dương như sau:

  • Xác định chính xác vị trí huyệt vị thông qua cách thức được nêu ở trên.
  • Dùng lực ngón tay cái tiến hành day, ấn vào huyệt vị với một lực vừa phải, theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 – 3 phút.

Cách thức châm cứu huyệt đem lại hiệu quả cao

Châm là dùng vật nhọn đâm, kích thích vào huyệt đạo. Cứu được hiểu là dùng nhiệt, hơi nóng tác động lên huyệt đạo. Châm cứu hoạt động theo tôn chỉ giúp cân bằng năng lượng từ đó trị bệnh từ sâu bên trong. Cách thức châm cứu huyệt Chí Dương như sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trong châm cứu sau đó tiến hành xác định chính xác vị trí huyệt đạo.
  • Thực hiện châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng đến khoảng gian đốt sống lưng 7 và 8. 
  • Châm sâu từ 0,3 – 0,8 thốn và cứu trong 10 – 15 phút.
Châm cứu, bấm huyệt Phế Đế giúp trị đau lưng, đau ngực, vàng da… hiệu quả
Châm cứu, bấm huyệt Phế Đế giúp trị đau lưng, đau ngực, vàng da… hiệu quả

Lưu ý, châm cứu là liệu pháp trị bệnh đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao. Việc châm sâu, châm lệch đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh, tổn thương tủy sống vì vậy người bệnh cần đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

Một số lưu ý khi tiến hành châm cứu, bấm huyệt

Tương tự như các phương pháp trị bệnh khác, hoạt động châm cứu, bấm huyệt chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi được kết hợp với thói quen sống lành mạnh. Do vậy, trong quá trình thực hiện chữa trị, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chắc chắn đâu là phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho mình.
  • Trong trường hợp kết hợp trị bệnh bằng nhiều phương pháp cùng cần phải thông qua ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ các chất cần thiết với nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít/ngày), có thể thay nước lọc bằng nước trái cây, sinh tố…
  • Hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chiên rán, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp…
  • Tránh tuyệt đối việc dung nạp vào cơ thể các chất kích thích có hại như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào…
  • Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, giữ trạng thái tinh thần cân bằng, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày cho hoạt động này giúp cơ thể linh hoạt và khỏe mạnh.
  • Thực hiện tái khám theo đúng hướng dẫn nhằm giúp bác sĩ xác định được mức độ hiệu quả trị bệnh theo từng giai đoạn.
  • Trong trường xuất hiện dấu hiệu lạ cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, tránh tình trạng tự ý xử lý gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là các thông tin chi tiết về huyệt Chí Dương và các vấn đề liên quan. Để vận dụng tốt các lợi ích của huyệt cũng như đảm bảo tính an toàn, người dùng nên tìm đến sự hỗ trợ từ phía các bác sĩ, thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ

Với việc ứng dụng thành công các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, đem đến cho người bệnh những cách chữa đảm bảo an toàn, lành tính, hiệu quả triệt để tận gốc, Đông phương Y pháp đã nhận được sự tin tưởng và phản hồi rất tốt của đông đảo người dân trên khắp cả nước.

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua