Hướng dẫn 6 cách chữa vảy nến bằng lá lốt cực kì hiệu quả

4.7/5 - (7 bình chọn)

Chữa vảy nến bằng lá lốt là một phương pháp khá quen thuộc và được nhiều người lựa chọn để thực hiện tại nhà. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này và những lưu ý trong quá trình điều trị vảy nến hãy cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây. 

Công dụng của lá lốt trong điều trị vảy nến

Lá lốt là một loại lá được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn. Nhiều người vẫn nghĩ lá lốt chỉ là một món ăn ngon miệng mà không hề biết nó cũng là một thành phần thường dùng trong một số bài thuốc đông y. Đặc biệt, lá lốt có công dụng cực tốt trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến.

Theo đông y, lá lốt có tính ấm, được sử dụng nhiều để chữa các bệnh về xương khớp, phong thấp, nhức đầu. Ngoài ra, nó còn tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, giảm nhanh các cơn ngứa do vảy nến gây ra. Nhờ vào khả năng kháng khuẩn, lá lốt sẽ làm giảm tình trạng sưng tấy, ửng đỏ trên da, ức chế quá trình hoạt động của các loại vi khuẩn. 

Công dụng của lá lốt trong chữa vảy nến
Công dụng của lá lốt trong chữa vảy nến

Theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa các thành phần giúp điều trị vảy nến hiệu quả. Có thể kể đến như Alkaloid là một chất tồn tại dưới dạng axit amin thực vật, có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương. Benzyl Axetat cung cấp độ ẩm và giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ da. Ngoài ra, các hợp chất vitamin có trong lá lốt như vitamin A, C, E giúp tái tạo da, chống oxy hoá. 

Nhờ vào những công dụng này, lá lốt được nhiều người sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là vẩy nến. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng riêng lá lốt hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn. 

6 cách chữa vảy nến bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và chi phí rẻ. Dưới đây là 6 phương pháp được nhiều người sử dụng nhất khi dùng lá lốt để điều trị vảy nến. 

1. Đắp lá lốt

Với phương pháp đắp lá lốt, các thành phần trong lá sẽ thẩm thấu vào da nhanh hơn. Tuy nhiên, cách thức này cũng có nhược điểm đó là chỉ áp dụng được với những vùng da vảy nến có diện tích nhỏ. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá lốt, muối hạt

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá lốt với nhiều lần nước cho hết bụi bẩn 
  • Giã nát lá lốt với một chút muối hạt
  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến, đắp hỗn hợp lên da
  • Dùng vải mỏng hoặc băng gạc để cố định lại
  • Giữ nguyên trong khoảng 15-20 phút, rửa lại với nước ấm
  • Áp dụng 2 lần 1 ngày

2. Thoa nước cốt lá lốt

Thoa nước cốt lá lốt cũng tương tự như phương pháp đắp lá lốt nhưng nó có ưu điểm hơn là dùng được với vùng da bị vảy nến lớn và có thể dùng được với vùng da đầu.

Thoa nước lá lốt chữa vảy nến
Thoa nước lá lốt chữa vảy nến

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá lốt, muối hạt

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá lốt với nhiều lần nước cho hết bụi bẩn
  • Giã nát lá lốt với một chút muối hạt
  • Dùng rây để lọc lấy phần nước cốt lá lốt, bỏ phần bã
  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến
  • Thoa nước cốt lá lốt lên da, đến khi khô thì thoa lại thêm 2-3 lớp
  • Giữ nguyên trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước ấm
  • Áp dụng 2 lần 1 ngày.

3. Chữa vảy nến bằng lá lốt bằng cách tắm

Ngoài việc sử dụng các phương pháp như thoa nước cốt hay đắp lá lốt, người bệnh cũng có thể kết hợp với việc tắm nước lá hàng ngày để hiệu quả điều trị được tốt và nhanh chóng hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá lốt, muối hạt

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá lốt với nhiều lần nước cho hết bụi bẩn
  • Đun lá lốt với khoảng 2 lít nước cùng một chút muối hạt trong khoảng 10 phút cho ra hết tinh chất
  • Đổ ra chậu lớn để nguội hoặc thêm nước lạnh
  • Sử dụng để tắm hàng ngày, có thể dùng để gội đầu
  • Áp dụng 1 lần 1 ngày.

4. Xông hơi với lá lốt

Xông hơi với lá lốt là cách thức được nhiều người sử dụng. Nó không chỉ giúp điều trị vảy nến hiệu quả mà tinh dầu có trong lá lốt còn giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Khi xông hơi, các hoạt chất có trong lá lốt sẽ thẩm thấu nhanh vào da, vừa giúp da khoẻ mạnh vừa đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. 

Chữa vảy nến bằng lá lốt nhờ xông hơi
Chữa vảy nến bằng lá lốt nhờ xông hơi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá lốt, muối hạt

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá lốt với nhiều lần nước cho hết bụi bẩn
  • Cắt nhỏ lá lốt, đun sôi với 2 lít nước cùng một chút muối hạt trong khoảng 10 phút
  • Đổ ra chậu để nguội, đợi nước khoảng 50 độ thì tiến hành xông hơi
  • Sử dụng chăn mỏng để trùm kín người trong quá trình xông hơi
  • Áp dụng 2-3 lần 1 tuần
  • Lưu ý không nên xông hơi khi nước còn quá nóng vì hơi nước có thể sẽ làm da bị tổn thương. 

5. Chế biến món ăn với lá lốt để điều trị vảy nến

Chế biến món ăn với lá lốt là cách thức không chỉ được người bị vảy nến sử dụng mà nó còn là những món ăn rất ngon miệng trong đời sống hàng ngày của mọi người. Có thể nói đây là phương pháp đơn giản, tiện lợi và dễ áp dụng nhất. 

Việc bổ sung lá lốt vào các món ăn hàng ngày giúp hỗ trợ quá trình điều trị vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng vì có thể gây nóng trong người. 

Chế biến lá lốt thành các món ăn khác nhau
Chế biến lá lốt thành các món ăn khác nhau

Lá lốt có thể chế biến thành các món ăn như sau: chả lá lốt, chả đậu phụ lá lốt, ốc xào lá lốt hay trứng rán lá lốt. Tuỳ theo khẩu vị mà mỗi người sẽ lựa chọn cách thức chế biến khác nhau. 

6. Uống nước lá lốt chữa vảy nến

Việc uống nước lá lốt sẽ giúp điều trị bệnh từ bên trong cơ thể, khác so với việc áp dụng các phương pháp ngoài da. Ngoài việc điều trị vảy nến, nó còn giúp cơ thể thải độc, kích thích tiêu hoá rất tốt. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá lốt, muối hạt

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá lốt với nhiều lần nước cho hết bụi bẩn
  • Ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước
  • Cắt lá lốt thành những khúc nhỏ, đem xay nhuyễn trong máy xay hoặc giã thật nát
  • Dùng một tấm vải mỏng để chắt lấy phần nước, bỏ bã
  • Thêm khoảng 50ml nước sôi vào hỗn hợp nước cốt lá lốt, khuấy đều
  • Uống khi nước còn ấm
  • Áp dụng 1-2 lần 1 ngày 

Những điều cần lưu ý trong quá chữa vảy nến bằng lá lốt

Lá lốt là một loại thảo dược trong thiên nhiên, nên nó an toàn khi sử dụng. Nhiều người lựa chọn lá lốt để điều trị vảy nến nhờ vào công dụng của nó cũng như các ưu điểm: nguyên liệu dễ kiếm, không tốn quá nhiều chi phí, thực hiện dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây để hiệu quả trị bệnh được nhanh chóng hơn. 

  • Với phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và người già khi sử dụng lá lốt để trị vảy nến thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
  • Các phương pháp điều trị bằng lá lốt sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong thời gian đầu của bệnh, khi tình trạng bệnh nhẹ. 
  • Cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để thấy rõ hiệu quả

Ngoài sử dụng lá lốt để điều trị bệnh, người bệnh cần phải thực hiện một số biện pháp để chăm sóc cũng như bảo vệ da như sau: 

  • Tránh chà xát quá mạnh vào vùng da vảy nến
  • Thoa thêm kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ vào bữa ăn
  • Tập thể dục ít nhất 15-20 phút mỗi ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với hoá chất như dầu gội, nước rửa bát, bột giặt trong quá trình điều trị.
Lưu ý vệ sinh cơ thể thường xuyên
Lưu ý vệ sinh cơ thể thường xuyên

Các bài thuốc chữa vảy nến bằng lá lốt được người bệnh lựa chọn tuỳ vào tình trạng bệnh. Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh cũng nên đến thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế và nhận tư vấn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. 

ĐỪNG BỎ LỠ:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua