Phác đồ điều trị vảy nến chi tiết được nhiều người áp dụng

4.8/5 - (5 bình chọn)

Phác đồ điều trị vảy nến là sự tổng hợp các phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng hiệu quả với nhiều người. Đây được coi là “kim chỉ nam” cho căn bệnh này. Để tìm hiểu thêm những thông tin và các phương pháp điều trị trong phác đồ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Chẩn đoán bệnh vảy nến

Theo đánh giá chung, vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm được căn bệnh này. Nó sẽ tái phát lại theo chu kì và nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do di truyền, thói quen sinh hoạt, cơ địa mỗi người.

Dựa theo đánh giá lâm sàng, vảy nến xuất hiện ở các thể chủ yếu là các tổn thương có vảy trắng, sưng tấy, có giới hạn rõ và hay gặp ở các vùng như tay, chân, da đầu, các vùng hay tì đè. Các vết thương trên da này được xác định theo phương pháp cạo vảy Brocq. 

Chuẩn đoán bệnh vảy nến
Chuẩn đoán bệnh vảy nến

Trong một số trường hợp không xác định được lâm sàng thì chẩn đoán vảy nến dựa theo các loại mô bệnh học của da có những biểu hiện như á sừng, bong tróc, mất lớp hạt hay viêm nhiễm. 

Phác đồ điều trị vảy nến theo chuẩn Bộ Y tế

Để một phác đồ trị bệnh phù hợp điều quan trọng người bệnh phải đi khám tại cơ sở uy tín. Sau đây là những thông tin quan trọng về phác đồ trị bệnh vẩy nến bạn nên biết.

1. Mục tiêu điều trị 

Hiện nay vẫn chưa tìm ra được một phương pháp nào có thể điều trị triệt để được căn bệnh vảy nến này. Tất cả các biện pháp chỉ là để cải thiện tình trạng, ngăn cho bệnh không diễn biến nặng hơn. Nhìn chung các cách trị bệnh vảy nến đều mang những mục tiêu sau: 

  • Làm giảm thiểu các mảng đỏ, sưng tấy trên da, đẩy nhanh quá trình bong tróc da
  • Giảm nhanh các cơn ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh
  • Ngăn ngừa không cho bệnh tái phát lại trong thời gian dài
  • Kết hợp điều trị những biến chứng do vảy nến gây ra như viêm khớp vảy nến, trầm cảm, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường
  • Giúp sàng lọc và tìm ra những yếu tố bên ngoài gây nên vảy nến, ví dụ như căng thẳng, stress, hút thuốc lá. 
  • Giúp giảm thiểu các tác nhân bên ngoài như cháy nắng, các chấn thương nhẹ
  • Đưa ra các lời khuyên, tư vấn khi người bệnh cần như tư vấn cai thuốc, điều trị tâm lý
  • Đưa ra các biện pháp điều trị vảy nến giúp tiết kiệm chi phí
  • Đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. 
Vảy nến gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Vảy nến gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Ngoài mục tiêu điều trị của người bệnh thì còn có những mục tiêu điều trị của Bộ Y tế. Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị đó là phải vệ sinh thật sạch các vết thương để nhìn rõ được nguyên nhân cũng như các yếu tố khiến bệnh trở nặng hơn. Mục tiêu điều trị của Bộ Y tế sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người như có người bệnh bị tổn thương phần móng, có người bị viêm khớp vảy nến. 

2. Phác đồ điều trị vảy nến bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc có 2 trường hợp là điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Dựa vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. 

Khi vùng vảy nến có diện tích nhỏ hơn 30% bề mặt da, người bệnh sẽ sử dụng điều trị tại chỗ. Điều trị toàn thân áp dụng với các trường hợp vùng da vảy nến có diện tích lớn, tình trạng bệnh nặng hoặc kết hợp điều trị các biến chứng trong đó có viêm khớp vảy nến. 

Với các trường hợp điều trị toàn thân có hiệu quả, sau một thời gian, người bệnh được khuyên dùng các loại thuốc có chứa ít độc tố hơn để kiểm soát bệnh. 

Thuốc điều trị tại chỗ: 

Thuốc điều trị tại chỗ thường là các loại thuốc bôi ngoài da, được sử dụng cho người bị vảy nến nhẹ, mới khởi phát. Chúng khá an toàn khi sử dụng nên có thể thoa trực tiếp lên da. Các loại thuốc này thường ở dạng kem, gel, bọt hoặc thậm chí là dầu gội. 

Các loại thuốc điều trị tại chỗ cũng có thể được sử dụng kết hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị vảy nến. Phổ biến nhất là kết hợp hai loại thuốc corticoid và calcipotriol. Hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm là chế phẩm của hai hợp chất này được sản xuất ra để thuận tiện cho người bệnh khi sử dụng. 

Một số loại thuốc điều trị tại chỗ được sử dụng nhiều nhất như: 

  • Thuốc mỡ Corticoid: Có tác dụng chính trong việc chống sưng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch. Thuốc hoạt động thông qua nhiều cơ chế, chủ yếu là sự liên kết với các thụ thể corticoid nội bào và điều hoà sự phiên mã gen. Nó có tác dụng điều trị bệnh trong thời gian ngắn, dễ sử dụng nhưng lại rất dễ tái phát lại bệnh khi ngừng dùng thuốc. Thuốc được chỉ định bôi lên da liên tục trong vòng 20-30 ngày sau đó nghỉ. 
  • Thuốc calcipotriol: Được dẫn xuất từ vitamin D3, thuốc hoạt động theo cơ chế gắn vào thụ thể vitamin, có khả năng biệt hoá và ngăn chặn sự sinh trưởng của các tế bào sừng. Liều lượng dùng được chỉ định như sau: Dùng 2 lần 1 ngày, không dùng quá 100mg 1 tuần và chỉ nên thoa với vùng da vảy nến có diện tích nhỏ hơn 40% diện tích da. 
  • Axit sacylic: Là loại thuốc có tác dụng làm bong các lớp vảy và sát trùng vết thương. Thuốc hoạt động theo cơ chế phá vỡ sự kết dính của các tế bào sừng với nhau trên vùng da bị vảy nến. Thuốc được sử dụng 1-2 lần 1 ngày. 
Thuốc bôi ngoài da được dùng trong trường hợp bệnh nhẹ
Thuốc bôi ngoài da được dùng trong trường hợp bệnh nhẹ

Trong số các loại thuốc điều trị tại chỗ trên, corticoid là loại thuốc được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả. Thuốc có tác dụng điều trị vảy nến nhanh chống và cực kì hiệu quả. Corticoid cũng được phân loại theo nhiều cấp độ mạnh khác nhau để sử dụng với các tình trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau. Với vùng da ở các nếp gấp như vùng cổ, mặt, vùng có da nhạy cảm thường được khuyên dùng với loại thuốc bôi Corticoid. 

Thuốc điều trị toàn thân: 

Với tình trạng vảy nến nặng, diện tích vùng da bị vảy nến lớn, các lớp vảy dày, khi đó điều trị tại chỗ không còn hiệu quả thì khi đó điều trị toàn thân sẽ được áp dụng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: 

  • Thuốc kháng Infliximab: Thường được sử dụng trong điều trị vảy nến thể mảng và viêm khớp vảy nến. Thuốc hoạt động dưới dạng một kháng thể đơn dòng thể khảm, là một loại thuốc có bản chất sinh học. Thuốc được đưa vào cơ thể dưới dạng truyền, mỗi lần sử dụng liều 5mg/kg. Thuốc được truyền vào tĩnh mạch ít nhất 2 giờ, truyền vào tuần thứ 2 và thứ 6 sau liều đầu tiên và lặp lại trong 8 tuần. 
  • Ciclosporin: Là loại thuốc ức chế hệ miễn dịch, được sử dụng với vảy nến từ trung bình đến nặng và có thể kết hợp điều trị vảy nến ở móng và vảy nến thể mủ. Liều lượng sử dụng là 2,5mg/kg/ngày và 1 ngày chia làm 2 lần dưới dạng uống. Dựa vào tình trạng vảy nến, người bệnh sau 4 tuần có thể tăng liều lượng lên 3mg/kg/ngày. 
  • Methotrexat: Đây là loại thuốc điều trị toàn thân phổ biến nhất hiện nay để điều trị tình trạng vảy nến trung bình đến nặng. Người bệnh có thể sử dụng liều đầu tiên với 2,5 – 5mg một liều, mỗi liều cách nhau 12h và sử dụng 3 lần 1 tuần dưới dạng uống. Sau 2-4 tuần, người bệnh có thể tăng dần liều lượng lên 2,5mg mỗi tuần khi đến liều tối đa là 25mg. 
Với thuốc uống nên dùng đúng liều lượng theo chỉ định bác sĩ
Với thuốc uống nên dùng đúng liều lượng theo chỉ định bác sĩ

3. Phác đồ điều trị không dùng thuốc

Việc sử dụng thuốc giúp quá trình điều trị bệnh được hiệu quả. Tuỳ vào từng loại vảy nến cũng như tình trạng bệnh mà sẽ có các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng thuốc nhiều sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ và biến chứng gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì vậy, để điều trị vảy nến được nhanh chóng hơn, người ta thường kết hợp cùng các phương pháp điều trị không dùng thuốc. 

Điều trị không dùng thuốc gồm các liệu pháp hỗ trợ điều trị và quang trị liệu. Tất cả các loại vảy nến đều có thể sử dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc. 

Liệu pháp hỗ trợ: 

Các liệu pháp hỗ trợ được người bệnh kết hợp sử dụng trong quá trình điều trị bằng thuốc như các biện pháp giúp giảm căng thẳng, stress, thoa kem chống nắng khi ra đường và cách sử dụng kem dưỡng ẩm hiệu quả. 

  • Căng thẳng, stress đã được chỉ ra là nguyên nhân bên ngoài làm hình thành nên vảy nến và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng vừa giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa cải thiện được tình trạng vảy nến nói riêng và nhiều loại bệnh khác. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm là cách để cung cấp thêm độ ẩm cần thiết cho da. Da bị vảy nến luôn trong tình trạng khô, nứt nẻ, bong tróc. Việc thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm còn có tác dụng giảm tình trạng ngứa rất hiệu quả. 
  • Ánh nắng mặt trời chứa các tia UV gây hại cho da. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến da bị sạm và cháy nắng, từ đó làm kích thích vảy nến phát triển hơn. Việc sử dụng các loại kem chống nắng lành tính có chỉ số SPF từ 30 trở lên được khuyên dùng với tất cả bệnh nhân vảy nến. 
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây nên vảy nến
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây nên vảy nến

Quang hoá trị liệu: 

Quang hoá trị liệu được sử dụng với tình trạng vảy nến nặng và có diện tích lớn. Các tia cực tím trong quá trình điều trị có tác dụng làm giảm tình trạng vảy nến mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Có 2 phương pháp quang trị liệu phổ biến là UVB và PUVA. 

  • Tia UVB sử dụng các bước sóng 290 – 320nm, thường được chiếu với tần suất 3 lần 1 tuần. Chúng có tác dụng chính trong việc ức chế quá trình hình thành các lớp vảy sừng. 
  • Tia PUVA sử dụng các bước sóng 320 – 450nm, được chiếu 3 lần 1 tuần. Phuơng pháp này cũng có tác dụng giống như tia UVB nhưng chúng có ưu điểm là đi sâu hơn vào từng lớp tế bào, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị hơn. 

Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị vảy nến

Khi điều trị bất kì loại bệnh nào, trong đó có vảy nến bằng các phác đồ điều trị riêng, người bệnh cũng như các bác sĩ nên lưu ý những điều sau đây để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Trong quá trình chữa bệnh, người bệnh nên tham khảo kĩ lưỡng cũng như nắm rõ được toàn bộ quá trình điều trị.
  • Nên lựa chọn các cơ sở y tế có giấy phép, uy tín. 
  • Vì vảy nến là loại bệnh mãn tính, người mắc vảy nến nên xác định sẽ sống chung với bệnh cả đời. Các phương pháp chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn không cho bệnh tái phát trong một thời gian dài. 
  • Sử dụng các loại thuốc theo liều lượng cũng như thời gian sử dụng theo đúng chỉ thị của bác sĩ. 
  • Tránh để các loại thuốc bôi tiếp xúc vào các vùng da không bị vảy nến, đặc biệt là vùng mắt, môi. 
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. 

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị vảy nến bộ y tế khuyên dùng. Dựa vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp khác nhau. 

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua