Mẹo chữa á sừng bằng lá trầu không đơn giản, tiết kiệm tại nhà

4.7/5 - (3 bình chọn)

Chữa á sừng bằng lá trầu không là một trong những mẹo dân gian phổ biến. Ưu điểm của nó có thể kể đến như đơn giản, dễ thực hiện và chi phí cực rẻ. Trong bài viết này, hãy cùng tapchidongy tìm hiểu xem cách chữa á sừng bằng lá trầu không tại nhà thế nào đúng cách.

Tại sao chữa á sừng bằng lá trầu không lại được nhiều người sử dụng?

Á sừng là một loại bệnh da liễu thường gặp không gây nguy hiểm cho sức khoẻ hay lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, nó khiến người bệnh gặp nhiều bất lợi trong đời sống, sinh hoạt, ảnh hưởng đến tâm lý, tự ti. Vì vậy, cần tìm biện pháp để chữa trị kịp thời và hiệu quả. 

Trong dân gian, có nhiều mẹo chữa á sừng được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng các cây cỏ trong thiên nhiên. Và sử dụng lá trầu không là một trong những biện pháp tốt nhất, được nhiều người lựa chọn.

Lợi ích của việc chữa á sừng bằng lá trầu không
Lợi ích của việc chữa á sừng bằng lá trầu không

Lá trầu không hay còn được gọi với nhiều tên khác như lá trầu, trầu cay. Đây là một loại lá thường được ăn với cau và vôi, và còn được dùng để chữa các loại bệnh về da. 

Trầu không rất phổ biến ở nước ta, có tính ấm và vị cay nồng. Trong loại lá này có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể như vitamin A, iot, và một số loại tinh dầu tốt. Lượng tinh dầu ở lá trầu chiếm tỉ lệ khá nhiều, đây là một thành phần giúp sát trùng, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả trên da.  

Ngoài ra, trong lá trầu có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng như một loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên như là: Chavicol, cadinen, tanin, estragol. Những thành phần này làm ức chế các loại vi khuẩn và vi nấm hoạt động mạnh mẽ trên da.

Chưa kể lá trầu không rất dễ kiếm, giá rẻ và cách thực hiện đơn giản, có thể làm tại nhà. Chính vì những lý do trên, dùng trầu không là một trong những cách chữa á sừng được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

5 cách chữa á sừng bằng lá trầu không hiệu quả

Tuỳ cơ địa mỗi người mà á sừng lại có biểu hiện và tình trạng nặng nhẹ khác nhau, vì vậy việc lựa chọn lá trầu không để chữa bệnh cũng được thực hiện theo nhiều hình thức. Dưới đây là 5 cách chữa thông dụng nhất có thể thực hiện tại nhà. 

1. Chữa á sừng bằng lá trầu không bằng cách uống

Cách chữa đầu tiên và cũng được khá nhiều người lựa chọn nhờ sự nhanh gọn và tiết kiệm thời gian đó là uống nước sắc từ lá trầu không. Cách làm này không những giúp điều trị á sừng hiệu quả mà còn giúp cơ thể thanh lọc, giải độc cực tốt.

Điều trị bằng cách uống nước cốt lá trầu
Điều trị bằng cách uống nước cốt lá trầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10 lá trầu không, muối hạt

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm với một chút muối hạt pha loãng trong khoảng 5 phút và rửa lại cho thật sạch
  • Để ráo nước, thái nhỏ
  • Cho lá trầu không vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ
  • Đun sôi, vặn lửa nhỏ đun đến khi lá ra hết tinh dầu vào nước
  • Chắt lấy nước uống
  • Mỗi ngày uống từ 1-2 lần, uống liên tục trong nhiều ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Với phương pháp chữa á sừng này khá đơn giản và công dụng cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm là với một số người sẽ cảm thấy khó uống vì mùi khá nồng. Bạn có thể cải thiện bằng cách chia thành nhiều phần nhỏ, uống thành nhiều lần. 

2. Đắp bã lá trầu không

Đắp bã lá trầu không là cách được nhiều người áp dụng nhất trong quá trình chữa trị á sừng. Phương pháp này có tác dụng khá mạnh nên bạn chỉ nên sử dụng từ 1-2 lần một ngày và không nên để trong thời gian quá lâu tránh làm da bị bỏng rát, khó chịu. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, bằng gạc (nếu có)

Cách làm:

  • Ngâm và rửa lá trầu không cho thật sạch 
  • Giã nát lá trầu không
  • Đắp lá trầu được giã nát vào vùng bị á sừng, dùng gạc băng lại để tránh lá bị rơi ra
  • Phương pháp này chỉ áp dụng với những vùng trên cơ thể như tay, chân, những vùng dễ nhìn thấy

Với phương pháp này, hiệu quả có thể thấy rõ rệt sau 1-2 tuần. Với những bạn có làn da nhạy cảm nên cẩn thận khi sử dụng, vì lá trầu không có thể khiến da của bạn bị bỏng, ngứa rát. 

3. Bôi nước cốt lá trầu lên vùng bị á sừng

Biện pháp dùng nước cốt lá trầu không cũng tương tự như việc đắp bã lá trầu, nhưng sẽ không mất công phải thay băng gạc và dùng được cho vùng á sừng lớn hơn. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không

Cách làm:

  • Ngâm và rửa lá trầu không cho thật sạch 
  • Giã nát lá trầu không, ép lấy nước bỏ bã
  • Sử dụng nước cốt lá trầu không bôi vào vùng bị á sừng, sử dụng 3-5 lần một ngày
  • Chỉ cần bôi một lớp mỏng, không cần quá dày.

Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần một lượng nhỏ nước cốt lá trầu không. Với phần dư nước cốt còn lại, bạn hoàn toàn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và để được 3-4 ngày. 

4. Tắm nước lá trầu không

Ngoài việc sử dụng một mình lá trầu không thì nhiều người còn áp dụng nó với các nguyên liệu khác trong tự nhiên để hiệu quả được nhanh hơn, và một trong số đó nổi bật là bồ kết. Bồ kết được dùng nhiều với công dụng làm bóng mượt tóc, giúp tóc nhanh dài hơn. Ngoài ra, khi kết hợp với lá trầu không, nó còn làm gia tăng hiệu quả của lá trầu trong việc chữa trị á sừng. 

Với cách này, sử dụng được với cả vùng da đầu
Với cách này, sử dụng được với cả vùng da đầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10 lá trầu không, 5 quả bồ kết

Cách làm:

  • Rửa sạch lá trầu và bồ kết
  • Để ráo nước, vò nát lá trầu, bồ kết cắt nhỏ để ra tinh dầu nhanh hơn
  • Đun với 1-2 lít nước trong khoảng 20 phút
  • Đổ ra chậu cùng với một ít nước lạnh
  • Có thể dùng nước này để để gội đầu nếu bị á sừng vùng da đầu
  • Nên sử dụng từ 3-5 lần một tuần

Cách làm hiệu quả, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng với phụ nữ mang thai vì phụ nữ mang thai khi sử dụng bồ kết sẽ rất dễ bị sảy thai. 

5. Cải thiện á sừng bằng cách xông hơi nước lá trầu không

Như chúng ta đã biết, trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt cho cơ thể. Việc xông hơi bằng lá trầu không không chỉ giúp chữa trị bệnh á sừng mà còn được rất nhiều chị em sử dụng trong việc chữa các bệnh về viêm nhiễm âm đạo. 

Xông hơi giúp thải độc cơ thể rất tốt
Xông hơi giúp thải độc cơ thể rất tốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, muối hạt

Cách làm:

  • Rửa sạch lá trầu không với nhiều lần nước, vớt ra để ráo
  • Vò nát lá trầu không để tinh dầu được tiết ra dễ dàng
  • Đun sôi lá trầu không với 1-2 lít nước trong 5-10 phút
  • Đổ nước đun vào một chậu lớn
  • Bắt đầu ngồi xông, nên sử dụng chăn lớn để trùm lên
  • Xông hơi đến khi nước nguội hoàn toàn
  • Áp dụng biện pháp này 1-2 lần một tuần

Nên để vùng da bị á sừng gần với hơi nước để tinh dầu có thể thẩm thấu vào da và phát huy tối đa được hiệu quả. Cần chú ý trong quá trình xông, giữ một khoảng cách an toàn để tránh da bị bỏng. 

Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không để chữa á sừng

Lá trầu không có tác dụng lớn trong việc điều trị bệnh á sừng, giúp giảm triệu chứng bong tróc da, ngứa ngáy trong một thời gian ngắn nếu biết áp dụng đúng các cách. Bên cạnh đó, việc sử dụng lá trầu không cũng có một số lưu ý mà bạn cần chú ý như sau: 

  • Không có loại thuốc nào chữa dứt điểm được á sừng và lá trầu không cũng vậy. Tuỳ vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh ở mỗi người mà thời gian chữa trị sẽ không giống nhau. Vì vậy, nên kiên trì sử dụng trong một thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Nên sử dụng biện pháp chữa á sừng bằng lá trầu không trong thời gian mới khởi bệnh cũng như với các tình trạng nhẹ. Vì đây là một biện pháp từ thiên nhiên, chữa bệnh từ từ nên với các tình trạng bệnh nặng, cách này gần như sẽ không có tác dụng. 
  • Tránh sử dụng hoá chất như sữa tắm, kem dưỡng trong quá trình điều trị
  • Khi gặp tình trạng bỏng rát, ngứa ngáy hơn khi sử dụng lá trầu không nên tạm ngừng điều trị và sử dụng các biện pháp khác.
  • Với một số bạn có làn da quá nhạy cảm hoặc dị ứng với lá trầu không thì không nên sử dụng biện pháp này để chữa á sừng.
  • Việc sử dụng thuốc hay kể cả lá trầu không sẽ chỉ phát huy được tác dụng một cách rõ rệt hơn khi kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dụng thể thao thường xuyên để cải thiện được hệ miễn dịch của cơ thể từ bên trong. 

Trên đây là 5 cách chữa á sừng bằng lá trầu không được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả rõ rệt sau một thời gian ngắn sử dụng. Tuỳ vào tình trạng của bệnh cũng như điều kiện mà mỗi người lại lựa chọn một cách thức riêng để thực hiện. Ngoài việc tự chữa trị tại nhà, bạn cũng nên đến khám tại các bệnh viện uy tín để việc chữa trị được nhanh hơn nhé.  

ĐỪNG BỎ LỠ:

Xem thêm

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo