Á sừng liên cầu: Những thông tin tổng quan về bệnh chớ nên bỏ qua

4.7/5 - (4 bình chọn)

Bệnh á sừng liên cầu thường diễn biến dai dẳng, tái phát lại nhiều lần ở các đối tượng như trẻ nhỏ và cả người lớn. Nếu không sớm phát hiện và can thiệp bằng y khoa người bệnh sẽ phải chịu nhiều tác động xấu nhất là vấn đề thẩm mỹ. Vậy á sừng liên cầu là gì? chữa trị bằng cách nào? Sau đây là toàn bộ thông tin về á sừng liên cầu bạn nên nắm rõ.

Á sừng liên cầu căn bệnh da liễu dễ tái phát, khó chữa dứt điểm
Á sừng liên cầu căn bệnh da liễu dễ tái phát, khó chữa dứt điểm

Á sừng liên cầu là gì? Có lây không?

Á sừng liên cầu là một thể của bệnh á sừng, một dạng viêm da cơ địa mãn tính không hề hiếm gặp. Chúng thường gây bệnh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dẫn đến lớp sừng kém chất lượng trên da. Để lâu khiến da trẻ bị hăm kẽ da, chốc lở, loét da… Thời điểm bùng phát bệnh thường vào mùa đông khi thời tiết trở nên khô hanh.

Bởi da trẻ còn non nớt khi bệnh kéo dài các bậc phụ huynh thường lo lắng sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách sẽ chóng lành, hết bệnh.

Vị trí xuất hiện:

  • Á sừng liên cầu ở tay
  • Á sừng liên cầu ở chân
  • Á sừng liên cầu ở da đầu.

Đây là những vùng da dễ bị thể bệnh á sừng này tấn công. Bởi vi khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu thường thích những vùng da tích tụ nhiều mồ hôi, bã nhờn. Chỉ đợi điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi phát triển gây ra các lớp sừng, khô nẻ da.

Bệnh á sừng liên cầu có lây không? Theo bác sĩ Vi Văn Thái – Nguyên GĐ bệnh viện Y Dược học cổ truyền TW đây không phải căn bệnh dễ lây lan hay truyền nhiễm từ người sang người như lo lắng của các bậc phụ huynh. Nguyên do là á sừng hình thành do cơ địa của mỗi người. Nên dù những người khỏe mạnh có tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ cá nhân với đối tượng mắc bệnh cũng không lây nhiễm.

Bác sĩ cũng cho hay á sừng liên cầu có tính di truyền. Tức bố mẹ bị á sừng khả năng con cái mắc phải căn bệnh này cao gấp đôi so với bình thường. Ngoài yếu tố nguồn gen, đặc điểm môi trường sống, sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nhận biết dấu hiệu bệnh á sừng liên cầu

Việc nhận biết sớm các biểu hiện bệnh á sừng liên cầu từ sớm góp phần quan trọng vào quá trình điều trị. Chính vì vậy khi thấy những triệu chứng dưới đây cần lập tức tìm tới cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, điều trị.

Sớm nhận biết biểu hiện bệnh ngăn ngừa biến chứng
Sớm nhận biết biểu hiện bệnh ngăn ngừa biến chứng
  • Bong tróc da: Sau lớp vảy trắng bong đi, ở tại chỗ đó da đỏ lên giống muỗi đốt. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều dần khiến lớp sừng ngày càng dày, sần rõ.
  • Da khô, nứt: Vùng da tổn thương ngày càng khô sần sùi, lớp sừng dày thêm sờ vào thấy cứng. Da càng khô càng dễ nứt nẻ rỉ nước hoặc chảy máu đặc biệt vào mùa đông hay khi tiếp xúc với xà phòng, hóa chất.
  • Ngứa da: Hiện tượng bong tróc, khô da thường kèm theo những cơn ngứa, châm chích dữ dội ở da. Nhất là khi da non hình thành. Điều này khiến người bệnh nhất là trẻ gãi ngứa trong vô thức khiến da thêm tổn thương nghiêm trọng, trầy xước.
  • Tổn thương lan rộng mưng mủ, mụn nước: Nhiều trường hợp nặng có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ liti giống tổ đỉa hay mưng mủ. Tất cả là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Đối với mụn nước, khi gãi dịch ở trong có thể dính vào vùng da khác và gây bệnh.
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc: Bản thân trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi bị bệnh ngứa khó chịu sẽ gãi, quấy khóc, biếng ăn…

Truy tìm nguyên nhân gây á sừng liên cầu

Dù chưa thể khẳng định chính xác đâu là tác nhân chính gây căn bệnh viêm da cơ địa mãn tính này. Dựa theo kinh nghiệm khám, chữa các bác sĩ da liễu tìm thấy mối liên hệ giữa á sừng liên cầu với các yếu tố sau:

  • Cơ địa nhạy cảm: Những ai hệ miễn dịch kém, cơ thể dễ nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài có thể kích hoạt dị ứng và các bệnh viêm da, á sừng.
  • Di truyền: Như đã nói ở trên, có tới 50% người bị á sừng liên cầu có liên quan đến yếu tố gia đình.
  • Hóa chất, dị nguyên: Thường xuyên tiếp xúc, sinh sống trong điều trị môi trường ô nhiễm, nguồn nước nhiễm khuẩn, hóa chất độc hại có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Có một mối liên hệ nhất định giữa người có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất với bệnh á sừng. Đặt biệt là các vitamin A,E,C chúng khiến chức năng bảo vệ da suy giảm, ảnh hưởng đến lớp sừng.
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh được tìm thấy
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh được tìm thấy

Bệnh có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Á sừng liên cầu nguy hiểm như thế nào? Theo TS.BS Nguyễn Thị Thư – Nguyên viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM căn bệnh viêm da này có diễn biến vô cùng phức tạp, dai dẳng khó dứt điểm. Để lâu không chữa trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe nói chung. Một số biến chứng có thể kể đến như:

  • Mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý: Á sừng liên cầu dễ xuất hiện ở vùng da đầu, tay, chân khi bệnh nặng, các vết lan rộng, lớp sừng dày thậm chí viêm loét khiến người mắc phải tự ti, lo lắng thậm chí mặc cảm sống, ngại ra ngoài giao tiếp.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác: Tại vùng da bị tổn thương, chức năng của da giảm do đó dễ bị các bệnh ngoài da, nấm da tấn công.
  • Dễ bị bội nhiễm, hoại tử da: Không đơn thuần chỉ là lớp sừng gồ lên trên da, các vết nứt do khô da, tình trạng bít tắc lỗ chân lông khiến da bị tổn thương nghiêm trọng để lâu có thể bị bội nhiễm hay thậm chí hoại tử.
  • Nhiễm trùng máu: Biến chứng phải kể đến tiếp theo đó là nguy cơ bị nhiễm trùng máu do sự tấn công của vi khuẩn, trùng, nấm vào các vết nứt rỉ máu. Nếu mắc thêm bệnh này sẽ vô cùng nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng sâu vào tim, xương khớp.

Để tránh gặp phải biến chứng của bệnh, mọi người cần nhận biết sớm triệu chứng, nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Vậy bệnh á sừng có chữa được không, có khỏi không. Theo các chuyên gia, điều này phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và phương pháp điều trị.

Với người bị á sừng liên cầu nhẹ có thể dễ dàng điều trị. Ngược lại người bị tổn thương nặng, mãn tính nhiều năm quá trình chữa bệnh sẽ kéo dài và khó dứt điểm hoàn toàn.

Các phương pháp điều trị á sừng liên cầu hiệu quả

Cho dù đến nay chưa có phương pháp đặc trị bệnh á sừng liên cầu. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên tìm hiểu, áp dụng các cách trị bệnh tại nhà và cơ sở chuyên khoa để kiểm soát, ngừa tiến triển và tái phát bệnh. Sau đây là 3 biện pháp chính được người bệnh tin dùng.

Điều trị bệnh tại nhà

Áp dụng các mẹo, bài thuốc dân gian để trị các bệnh viêm da nói chung và á sừng liên cầu nói riêng vô cùng phổ biến ở nước ta. Mỗi vùng miền lại lưu truyền những cách trị bệnh riêng. Tuy nhiên hiệu quả, an toàn nhất phải kể đến các phương pháp sau:

Áp dụng các mẹo dân gian là cách được nhiều người tin dùng
Áp dụng các mẹo dân gian là cách được nhiều người tin dùng

Cách 1: Lá trầu không

Thực hiện:

  • Chọn 5 lá trầu tươi, không bị sâu, úa ngâm rửa sạch bụi đất.
  • Vò nát số lá này rồi cho vào nồi thêm vào 2 lít nước đun.
  • Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa cho sôi kỹ thêm 10 phút.
  • Đổ nước ra thau, cho vài hạt muối đợi nguội khoảng 40 – 50 độ ngâm rửa vùng da bị á sừng liên cầu.
  • Thực hiện tuần 2 – 3 lần, liên tiếp nhiều tuần sẽ thấy thuyên giảm.

Cách 2: Dùng hành hoa

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm hành hoa nhỏ (hành lá) tươi rửa sạch đất trong các kẽ, nhánh lá rồi ngâm với nước muối loãng tầm 15 phút.
  • Lấy hết cây hành hoa ra để ráo cho vào cối, máy xay làm nhuyễn.
  • Rửa sạch vùng da bị á sừng liên cầu, đắp trực tiếp số hành hoa giã nát này.
  • Để khoảng 30 phút cho thấm tinh chất (có thể dùng băng, miếng vải mỏng sạch để cố định).
  • Mỗi tuần người bệnh cũng nên áp dụng khoảng 2 lần là tốt nhất.

Cách 3: Dầu dừa

Thực hiện:

  • Rửa, lau khô vùng da bị á sừng liên cầu
  • Lấy vài giọt hoặc 1 thìa cafe dầu dừa (tùy vào độ rộng, vị trí á sừng).
  • Bôi trực tiếp từng lớp mỏng dầu dừa lên vùng da tổn thương kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Để thêm khoảng 20 phút cho dầu thấm sâu lấy nước ấm rửa lại.

Khuyến cáo: Cách trị bệnh này chỉ phù hợp và áp dụng cho trường hợp mới mắc bệnh, bị bệnh giai đoạn nhẹ.

Thuốc tây trị á sừng liên cầu

Căn cứ theo tác nhân gây bệnh, các triệu chứng trên da mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Thuốc uống và kem bôi ngoài da là 2 loại chính được dùng. Trong đó có các nhóm thuốc như:

Thuốc bôi dạng kem thường được bác sĩ chỉ định giúp làm dịu da, giảm tổn thương
Thuốc bôi dạng kem thường được bác sĩ chỉ định giúp làm dịu da, giảm tổn thương

Thuốc uống

Là các loại viên nén, viên nang cải thiện bệnh bên trong bao gồm các nhóm:

  • Thuốc kháng histamin: Dùng trong trường hợp bị viêm, kích ứng với các dị nguyên. Thuốc cho tác dụng giảm ngứa, khó chịu tức thì.
  • Thuốc chống viêm: Được kê đơn cho người bệnh trong trường hợp nặng, kèm dấu hiệu ngứa, sừng hóa ở trên da. Các loại thuốc corticoid như Cetirizin, Fexofenadin, Prednisolon… thường được dùng.
  • Thuốc chống nấm: Khi phát hiện có yếu tố nấm xâm nhập, khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ chỉ định dùng dẫn xuất imidazol, nizoral hoặc griseofulvin… cho người bệnh.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu vết nứt to, rỉ máu hay nguy cơ bội nhiễm, nhiễm khuẩn người bệnh sẽ được kê thêm nhóm thuốc này.
  • Vitamin: Cùng với các loại thuốc trị viêm ngứa á sừng, các loại thuốc bổ, vitamin A,C,E… được dùng kèm nhằm tăng cường sức đề kháng từ bên trong và cải thiện làn da.

Thuốc bôi

Có dạng gel, kem, thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da gồm các thuốc:

  • Thuốc salicylic acid: Tác dụng chống khuẩn, kháng viêm ngừa nhiễm trùng cho vùng da bị á sừng.
  • Thuốc bôi Gentrisone: Giúp giảm hiện tượng nứt nẻ, bong tróc do á sừng liên cầu, kiểm soát bệnh ngừa tiến triển.
  • Kem bôi Diprosalic: Giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, cải thiện triệu chứng sừng hóa trên da, ngừa biến chứng bội nhiễm.

Ngoài ra còn một số loại thuốc bôi ngoài da khác như: Kedermfa Cream, Fucicort cream, Calcipotriol-B… cũng thường dùng bôi ngoài da cho hiệu quả tốt.

Khuyến cáo: Chỉ mua và dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay chuyên gia để được trợ giúp.

Điều trị bằng đông y

Á sừng liên cầu theo đông y là bệnh da liễu xảy ra do cơ địa mẫn cảm. Chức năng tạng can, thận suy yếu khiến quá trình thải độc bị trì trệ, khí huyết không thông. Khi độc tố tích tụ lại kết hợp phong hàn, tác nhân từ bên ngoài khiến da bị tổn thương hình thành bệnh.

Do đó để loại bỏ các triệu chứng bệnh, ngừa tái phát cần phải phục hồi các tạng phủ từ bên trong, tăng cường sức đề kháng, tăng cường đào thải độc hại ra ngoài.

Đông y - Giải pháp điều trị á sừng liên cầu tận gốc
Đông y – Giải pháp điều trị á sừng liên cầu tận gốc

Một số bài thuốc cho người bị á sừng liên cầu gồm.

Bài thuốc uống trong

  • Thành phần gồm: Trinh nữ (cây xấu hổ), bồ công anh, hạ khô thảo, kinh giới, kim ngân, rau má, bạc sau, thổ phục linh… mỗi thứ  12gr.
  • Cách sắc: Các dược liệu đem rửa, cho vào ấm sắc cùng 4 bát con nước sắc còn 1 bát chia ra uống 2 lần khi còn ấm.

Bài thuốc ngâm rửa ngoài da

  • Thành phần: Xuyên tiêu, khô phàn mỗi thứ 120gr; cúc hoa dại 240gr; măng tiêu 500gr.
  • Thực hiện: Các dược liệu cho vào nồi, đổ 2 lít nước vào đun với lửa to đến khi sôi hạ nhỏ lửa sắc thêm 10 phút. Đổ nước ra thau đợi nguội bớt để rửa vùng da bị bệnh hoặc tắm, ngâm trong 30 phút để làm sạch, dịu da, chống viêm ngứa, nứt nẻ từ ngoài.

Khuyến cáo: Thuốc đông y cần dùng trong thời gian dài khi thuốc thấm sâu vào bên trong cơ thể mới cho tác dụng. Người bệnh cũng cần tới các cơ sở y học cổ truyền uy tín để áp dụng phác đồ điều trị á sừng liên cầu phù hợp với cơ địa.

Phòng ngừa á sừng liên cầu thế nào đúng cách?

Đây là bệnh hình thành do cơ địa là chủ yếu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng tránh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh thông qua những việc làm sau:

  • Bảo vệ da hàng ngày bằng việc bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
  • Đeo khẩu trang, mặc đồ bảo vệ da khỏi ánh nắng, tia cực tím.
  • Lựa chọn các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể, dưỡng ẩm phù hợp với tính chất da của mình.
  • Hạn chế sử dụng xà phòng, xà bông tắm hay các loại nước tẩy rửa chứa nhiều hóa chất độc hại.
  • Mỹ phẩm sử dụng cần có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng. Hãy lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn gối trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời/
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, tăng cường các loại rau xanh, hoa quả.
  • Tích cực tập thể dục thể thao nhằm cải thiện sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh á sừng liên cầu và cách điều trị. Hy vọng mọi người sẽ chủ động hơn trong việc phát hiện bệnh cũng như điều trị để sớm nói lời tạm biệt với căn bệnh da liễu phiền phức này.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Xem thêm

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo