Danh sách 14 cách trị vảy nến dân gian và hướng dẫn thực hiện chi tiết

Đánh giá bài viết

Cách trị vảy nến dân gian ngày càng được nhiều người “săn lùng”. Bởi các mẹo này có thể thực hiện dễ dàng tại nhà mà không cần phải thăm khám tại bệnh viện. Chưa kể có thể tiết kiệm được nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo an toàn. Vậy đâu là cách điều trị vảy nến tại nhà tốt? Có lưu ý gì khi sử dụng không. Đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây của tapchiyhocotruyen.

Áp dụng mẹo dân gian chữa vảy nến hiệu quả
Áp dụng mẹo dân gian chữa vảy nến hiệu quả

TOP 14 cách trị vảy nến dân gian đơn giản đến bất ngờ

Trong cuộc sống hẳn bạn đã ít nhiều nghe đến các mẹo trị bệnh dân gian, cách chữa bệnh tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Với bệnh vảy nến từ xa xưa ông cha ta đã tự nghiên cứu, sử dụng cây cỏ quanh nhà, có sẵn để cải thiện triệu chứng bệnh. Nhờ những tác dụng tích cực trong việc giảm các triệu chứng vảy nến, giúp da khỏe mạnh hơn mà đến nay nhiều mẹo vẫn được lưu truyền tại các vùng quê và mọi miền nước ta. Nếu lần đầu tìm hiểu về cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc dân gian bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:

Trị vảy nến bằng bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu hay phủ bình (trong đông y) được nghiên cứu và chỉ ra tác dụng giúp trị mẩn ngứa da, kháng viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Để điều trị vảy nến loai thảo dược này được dân gian kết hợp cùng rau răm và lá trầu không.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn cần dùng 20 lá bèo hoa dâu, 200gr rau răm, 10 lá trầu không và ít muối biển.
  • Bèo, rau răm, lá trầu đem rửa sạch rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước cùng muối.
  • Đun sôi thật kỹ để các nguyên liệu tiết hết tinh chất.
  • Tắt bếp sau khi đun sôi 15 phút.
  • Đổ lấy 1 cốc nước để uống, số nước còn lại đổ ra chậu dùng để rửa hoặc ngâm.
  • Thực hiện cách trị vảy nến dân gian này 2 – 3 lần/tuần.

Dùng lá lốt trị vảy nến

Lá lốt là nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu mang đến tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, giảm đau tốt. Chính vì vậy không lạ gì khi mọi người truyền tai nhau cách trị vảy nến từ loại lá này. Khá nhiều người bệnh thể nhẹ sau khi kiên trì áp dụng một thời gian đã thấy có sự chuyển biến tích cực.

Cách chữa vảy nến với lá lốt được lưu truyền từ lâu trong dân gian
Cách chữa vảy nến với lá lốt được lưu truyền từ lâu trong dân gian

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 10 cây lá lốt tươi, rửa sạch đất cát đặc biệt là phần rễ cây.
  • Cắt cây thành từng đoạn nhỏ cho vào nồi cùng 2 – 3 lít nước đun sôi với lửa lớn.
  • Khi sôi vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ hết số nước này ra thau để nguội bớt rồi tắm, lau rửa vùng da bị vảy nến.
  • Lấy cả phần lá để chà nhẹ vào vùng da vảy nến giúp loại bỏ mảng da bong tróc.

Dùng cây lược vàng – Cách trị vảy nến dân gian hiệu quả bất ngờ

Nổi bật trong những cách chữa vảy nến tại nhà phải nói đến các bài thuốc từ cây lược vàng. Theo nghiên cứu hiện đại chỉ ra trong loại cây này có nhiều thành phần như Flavonoid, Triacyglyceride, Sulfolipid… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh mắc bệnh viêm ngứa da. Vì vậy từ lâu mọi người đã dùng loại thảo dược này để đánh bay các triệu chứng bệnh cũng như giúp phục hồi tổn thương nhanh hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

Cách 1: Bài thuốc đắp ngoài da

  • Dùng cây lược vàng tươi rửa sạch, ngâm nước muối khử khuẩn sau 15 phút vớt ra để ráo bớt.
  • Thái nhỏ đem giã nát hoặc xay nhuyễn cùng vài hạt muối.
  • Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý vệ sinh da bị vảy nến.
  • Đắp cây lược vàng giã nát lên da để khoảng 20 – 30 phút.

Cách 2: Đun nước uống

  • Bạn chuẩn bị khoảng 5 lá lược vàng tươi rửa sạch, cũng ngâm để khử khuẩn.
  • Sau khi ngâm khoảng 15 phút vớt ra cho vào máy xay cùng nước lọc.
  • Đổ ra miếng vải mỏng hoặc ray lọc lấy phần nước cốt uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Thực hiện đều đặn để thu được kết quả.

Hoa cúc dại chữa vảy nến tại nhà hiệu quả

Hoa cúc dại khá được ưa chuộng trong đông y. Hoa cúc dại có vị đắng, tính mát tác dụng giải độc, thanh nhiệt chống viêm tốt. Hoa cúc dại được sử dụng để điều trị vảy nến nhờ công dụng giảm viêm sưng, ngứa da, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, phòng ngừa vi khuẩn tấn công… Tuy nhiên hoa cúc dại cần kết hợp với các loại thảo dược khác mới mang lại hiệu quả tốt với da bị vảy nến.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị các thảo dược cây cúc dại (250gr); phèn chua, quả xuyên tiêu (mỗi thứ 120gr); mang tiêu 500gr.
  • Các nguyên liệu trên rửa sạch đất cát ngâm với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ hết tạp chất còn bám lại.
  • Vớt ra cho vào nồi đun sôi kỹ với nước trong 15 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu cho ấm (khoảng 35 – 50 độ C)
  • Dùng nước này ngâm vùng da bị vảy nến hoặc tắm, gội.
  • Phần bã tận dụng chà xát nhẹ trên da.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để giảm triệu chứng bệnh.
Dùng hoa cúc dại chữa vảy nến hiệu quả
Dùng hoa cúc dại chữa vảy nến hiệu quả

Chữa bệnh vảy nến dân gian bằng nha đam

Chiết xuất từ gel nha đam được tận dụng để làm đẹp, phù hợp với cả vùng da nhạy cảm, đang gặp các vấn đề như viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng, mụn… Thành phần trong loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa, làm lành da nhanh, cung cấp độ ẩm cho da từ đó giảm hiện tượng khô nứt.

Hướng dẫn thực hiện:

Cách 1: Bôi gel nha đam

  • Lấy 1 nhánh nha đam rửa bên ngoài lá cho sạch.
  • Cắt lấy 1 khoanh (với lá to) hoặc dùng 1 nhánh (với lá nhỏ)
  • Gọt bỏ hết phần gai và vỏ xanh chỉ lấy phần thịt bên trong cho vào bát nhỏ.
  • Trước khi thoa vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ.
  • Dùng tay thoa trực tiếp hoặc lấy bông thấm phần nhớt của nha đam thoa đều lên vùng da bị tổn thương kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Để khoảng 20 – 30 phút cho gel khô dùng nước ấm rửa lại.

Cách 2: Làm nước uống

  • Dùng khoảng 200gr nha đam rửa sạch bên ngoài.
  • Lấy dao loại bỏ phần vỏ, gai bên ngoài.
  • Phần thịt đem rửa với nước rồi ngâm trong chậu nước muối hoặc đường bóp cho sạch nhớt bên ngoài.
  • Sau 5 phút, rửa lại với nước sạch rồi cắt thành miếng nhỏ cho vào máy cùng 300ml nước ấm (có thể thêm đường phèn cho dễ uống).
  • Xay nhuyễn rồi lọc lại lấy phần nước uống ngày 2 – 3 lần.

Bột yến mạch trị bệnh vảy nến tại nhà

Sử dụng bột yến mạch từ lâu cũng được nhiều người chia sẻ nhờ sự lành tính, tác dụng tốt với làn da. Chúng giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa, có tác dụng làm sạch tẩy tế bào chết, phần da bong tróc ở người bệnh vảy nến đồng thời giúp giảm ngứa ngáy, kích ứng da.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm, bồn nước ấm sau đó pha 1 chén nhỏ bột yến mạch.
  • Hòa tan rồi ngâm mình trong khoảng 10 phút.
  • Trong quá trình tắm nên massage cho da.
  • Thực hiện mỗi ngày để da chóng cải thiện.

Lưu ý: Không sử dụng nước quá nóng hay quá lành khi pha bột yến mạch tắm đều không tốt cho vùng da bị vảy nến.

Bột yến mạch làm dịu vùng da bị vảy nến
Bột yến mạch làm dịu vùng da bị vảy nến

Chữa bệnh vảy nến bằng mẹo dân gian với lòng đỏ trứng gà

Dùng trứng gà để làm đẹp có lẽ không còn xa lạ với các chị em. Chính bởi hàm lượng lớn vitamin, protein, axit amin đặc biệt là các amino axit có tác dụng giúp da khỏe mạnh để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng trên da. Đồng thời trứng faf còn giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, giảm tổn thương cho da bị vảy nến.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng 1 quả trứng gà ta đem tách riêng lòng trắng và lòng đỏ.
  • Lấy phần lòng đỏ cho vào nồi bật bếp lửa nhỏ. Lấy thìa đánh đều tay phần trứng đến khi sệt lại thì tắt bếp.
  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến, lấy phần lòng đỏ vừa đánh đều thoa lên tất cả phần da bị vảy nến.
  • Để khoảng 15 phút rửa, tắm lại với nước ấm cho sạch.

Dầu oliu – Cách trị vảy nến dân gian tại nhà đơn giản

Thêm một cách trị vảy nến dân gian an toàn bạn nên biết đó chính là dầu oliu. Các nghiên cứu chỉ ra loại dầu thực vật này giàu chất chống oxy hóa, cùng các loại vitamin giúp giảm bong tróc, làm dịu vùng da bị tổn thương đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp elastin, collagen giúp tổn thương nhanh chóng phục hồi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trước khi đi ngủ, người bệnh vệ sinh lại vùng da bị vảy nến, thấm khô da.
  • Lấy vài giọt dầu oliu thoa đều lên các mảng vảy nến đồng thời massage để dầu nhanh thấm sâu vào da.
  • Để qua đêm đến sáng hôm sau dùng nước ấm vệ sinh lại cho sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày để cải thiện da bị vảy nến.

Cách trị vảy nến dân gian không phải ai cũng biết từ nghệ vàng

Nhờ hàm lượng curcumin dồi dào nghệ vàng luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong việc cải thiện làn da như làm mờ sẹo, làm sáng đẹp da. Đối với bệnh nhân vảy nến sử dụng nghệ sẽ giúp sát trùng, chống viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo da bị tổn thương và làm liền sẹo cực tốt.

Nghệ giúp kháng viêm, làm lanh da bị tổn thương cực tốt
Nghệ giúp kháng viêm, làm lanh da bị tổn thương cực tốt

Hướng dẫn thực hiện

Cách 1: Dùng nước cốt nghệ

  • Sử dụng khoảng 1 củ nghệ vàng đã già rửa sạch đất cát bên ngoài nhất là giữa các nhánh.
  • Thái nhỏ rồi đem giã hoặc xay sau đó lọc lấy phần nước cốt cho vào bát nhỏ thêm vài hạt muối vào hòa tan.
  • Vệ sinh kỹ các vùng da có vảy nến.
  • Dùng tăm bông thấm nước nghệ thoa vào các lớp vảy nến thoa hết một lượt, quay lại thoa thêm lớp nữa.
  • Để da khô tự nhiên khoảng 20 phút, lấy nước ấm rửa lại.

Cách 2: Bột nghệ chữa vảy nến

  • Lấy khoảng 2 thìa bột nghệ (nhiều hơn nếu vùng da bị vảy nến rộng)
  • Thêm nước sôi để nguội vào bát bột nghệ sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Rửa, thấm khô vùng da bị tổn thương bôi hỗn hợp bột nghệ vào một lớp mỏng.
  • Để nguyên khoảng 30 phút rồi lấy nước ấm rửa lại.

Dùng giấm táo chữa vảy nến

Đây là một trong những mẹo dân gian được nhiều bệnh nhân vảy nến đánh giá tích cực. Bởi giấm táo có tác dụng kháng khuẩn cực tốt, giảm cảm giác ngứa, bỏng rát ở da. Sử dụng thường xuyên còn giúp bảo vệ da, tránh các tác nhân gây hại tấn công từ đó ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị dầu oliu, giấm táo theo tỉ lệ 1:1 trộn thêm nước đun sôi để nguội.
  • Trộn đều sao cho hỗn hợp giấm táo đồng nhất.
  • Bôi lên tất cả các vùng da bị vẩy nến để qua đêm.
  • Sáng ngủ dậy dùng nước ấm nhẹ nhàng rửa lại vùng da này.

Sữa chua làm dịu vùng da bị vảy nến

Cách trị vảy nến dân gian với sữa chua phù hợp với mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em, phụ nữ mang thai. Trong sữa chua có nhiều protic, vitamin, dưỡng chất vừa giúp làm dịu cơn ngứa, cảm giác khó chịu vừa dưỡng da loại bỏ tế bào chết, tái tạo tế bào da mới.

Cách trị vảy nến lành tính tại nhà bằng sữa chua
Cách trị vảy nến lành tính tại nhà bằng sữa chua

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến (đối với da toàn thân) còn vùng da đầu không cần thiết.
  • Thoa trực tiếp sữa chua lên các vết tổn thương.
  • Để khoảng 30 phút rửa lại bằng nước ấm. Với da đầu người bệnh cần gội lại với nước sạch.
  • Mỗi tuần thực hiện ít nhất 1 lần để đạt được tác dụng mong muốn.

Trà gừng – Biện pháp giảm vảy nến hiệu quả tại nhà

Gừng là vị thuốc được tin dùng trong đông y để trị nhiều bệnh khác nhau. Với tình trạng viêm ngứa do vảy nến, nhiều người cũng tận dụng nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng bệnh. Bởi gừng có tác dụng chống viêm mạnh, kháng khuẩn tốt, ngừa nhiễm trùng, tăng cường lưu thông máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Củ gừng tươi đem rửa sạch hết đất cát, có thể ngâm với nước muối loãng (nếu cẩn thận).
  • Thái lấy 2 – 3 lát gừng cho vào cốc.
  • Đổ nước ấm vào hãm khoảng 3 phút sau đó thêm mật ong, ít nước cốt chanh khuấy đều rồi uống.
  • Người bệnh cần thực hiện thường xuyên.

Điều trị vảy nến đơn giản tại nhà bằng dầu dừa

Cách trị vảy nến dân gian này được áp dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Nhờ sự lành tính, tác dụng tốt cho làn da đã được kiểm chứng nhiều thế hệ. Loại dầu thực vật này vừa giúp dưỡng ẩm vừa chống nấm, kháng khuẩn và viêm nhiễm hoàn toàn thích hợp với người bị viêm da, ngứa.

Hướng dẫn thực hiện

  • Rửa hoặc tắm sạch (nếu vùng da bị vảy nến rộng ở thân, lưng) rồi thấm khô.
  • Lấy dầu dừa bôi trực tiếp vào tất cả các nốt mụn massage nhẹ nhàng để tinh chất được thấm.
  • Để khoảng 30 phút hoặc qua đêm rồi tắm, rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện mỗi ngày và cảm nhận sự thay đổi ở làn da của bạn.
Dầu dừa phục hồi nhanh chóng các tổn thương trên da
Dầu dừa phục hồi nhanh chóng các tổn thương trên da

Hành hoa – Cách trị vảy nến dân gian “thần thánh”

Nhiều người sử dụng hành hoa làm gia vị cho bữa ăn nhưng nó cũng được tận dụng để cải thiện nhiều bệnh lý. Đông y đã chỉ ra loại cây này mang đến tác dụng giải độc, lưu thông khí huyết tốt. Bên cạnh đó hàm lượng allicin được tìm thấy trong hành hoa còn giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm cảm giác khó chịu trên da.

Hướng dẫn thực hiện

Cách 1: Đun nước uống

  • Chuẩn bị 1 nắm hành hoa nhỏ (100gr) cắt phần rễ và đầu lá bị héo.
  • Rửa sạch với nước nhiều lần.
  • Cho 1 nồi nước lên bếp đun sôi với lửa to. Khi nước sôi thả phần hành này vào chần qua rồi tắt bếp.
  • Để phần nước nguội bớt đổ ra cốc nước trong ngày.

Cách 2: Ngâm rửa

  • Dùng 1 nắm hành khoảng 100gr cắt phần rễ đầu lá héo khô.
  • Rửa thật kỹ trong cả từ lá hành phần gần rễ.
  • Vớt ra cắt từng khúc.
  • Đun nồi nước khoảng 2 lít đến khi sôi bỏ hành hoa và muối khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Đổ ra thau cho nước hành nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa vùng da bị vảy nến.

Lưu ý: Với hành hoa không đun trong nồi quá lâu có thể khiến các dưỡng chất bị mất đi hoặc biến đổi.

Rau má chữa vảy nến

Sử dụng vảy nến chữa mề đay cũng khá được ưa chuộng nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp chống oxy hóa và làm lành vết thương nhanh. Bệnh nhân vảy nến thường xuyên sử dụng loại thảo dược này sẽ được hỗ trợ cả trong, ngoài giám ngứa, khô da.

Hướng dẫn thực hiện

Cách 1: Uống nước rau má

  • Dùng khoảng 40gr rau má tươi nhặt bỏ phần hỏng, lá héo úa rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, để vào rổ thưa cho ráo nước.
  • Cắt nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn/giã nát.
  • Thêm nước khuấy đều rồi đổ ra ray lọc lấy phần nước cốt.
  • Thêm chút đường hoặc muối khuấy đều uống.
Rau má chữa bệnh vẩy nến đơn giản tại nhà
Rau má chữa bệnh vẩy nến đơn giản tại nhà

Cách 2: Canh rau má nấu thịt băm

  • Chuẩn bị khoảng 300gr rau má, 120gr thịt xay.
  • Rau máu nhặt rửa thật sạch để ráo rồi cắt nhỏ.
  • Phi thơm hành rồi cho thịt băm vào xào, thêm gia vị đổ nước vào đun với lửa lớn.
  • Khi nồi nước sôi cho rau má vào. Đun sôi thêm khoảng 2 phút tắt bếp.

Lưu ý khi áp dụng cách trị vảy nến dân gian

Ưu điểm của cách điều trị vảy nến tại nhà này đơn giản, dễ thực hiện. Với các trường hợp mới bị vảy nến áp dụng sẽ mang lại tác dụng nhất định như: làm sạch da, giúp giảm viêm ngứa, phục hồi tái tạo làn da bị tổn thương.

Thêm nữa người bệnh không phải tốn quá nhiều chi phí trong điều trị bệnh. Đây cũng là phương pháp ít tốn kém nhất so với tây y và đông y.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây khi thực hiện chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian này:

  • Các bài thuốc chỉ cho tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, với người bị vẩy nến lâu năm, mãn tính dù có áp dụng trong thời gian dài cũng “công cốc”. Khi biết bệnh tình nặng mọi người cần sớm tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được điều trị.
  • Dược tính trong các vị thảo dược được sử dụng thấp do đó cần một thời gian dài áp dụng mới thấy tác dụng. Tùy cơ địa, khả năng hấp thu mà hiệu quả mang lại là khác nhau.
  • Hầu hết các mẹo đều mang tính truyền miệng chưa có cơ sở y học kiểm chứng về tác dụng do đó cần xem xét kỹ nhất là khi áp dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và bà bầu.
  • Dù thực hiện bất cứ phương pháp nào, người bệnh vảy nến cũng cần chú ý đến việc rửa nguyên liệu thật sạch, rửa vùng da bị bệnh trước khi bôi, đắp nhằm tránh đưa thêm vi khuẩn gây bệnh.
  • Trong trường hợp da bị vết thương hở nên cẩn trọng bởi một số dược tính trong cây cỏ được sử dụng có thể gây viêm nhiễm, tổn thương da thêm nặng nề.
  • Không gãi ngứa, dùng các vật khác chà xát vào vùng da bị vảy nến.
  • Trong trường hợp được bác sĩ kê đơn người bệnh có thể hỏi ý kiến về việc kết hợp cách trị vảy nến dân gian để vệ sinh ngoài da, tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Chú ý kết hợp dinh dưỡng hợp lý trong quá trình điều trị để hỗ trợ giảm viêm, tăng cường sức đề kháng từ bên trong.
  • Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya, giảm stress căng thẳng.

Trên đây là thông tin về các cách trị vảy nến dân gian. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn tìm được phương pháp an toàn, phù hợp với thể bệnh của mình. Nếu sau 2 tuần áp dụng không thấy chuyển biến cần liên hệ với bác sĩ, điều trị vảy nến theo phác đồ khoa học bằng thuốc tây, đông y.

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua