Chữa vảy nến da đầu tại nhà: Ưu nhược điểm và top 12 cách chữa hiệu quả
Chữa vảy nến da đầu tại nhà là cách dễ dàng áp dụng, ít tốn chi phí nhất cho người bệnh. Tuy không thể chữa bệnh triệt để nhưng các mẹo này phần nào giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. Trong bài viết dưới đây, tapchiyhoccotruyen xin gợi ý 12 cách trị vảy nến da đầu bằng mẹo đơn giản, cho hiệu quả tốt nhất.
Có nên chữa vảy nến da đầu tại nhà hay không?
Vảy nến da đầu mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Chính vì vậy người bệnh nào cũng mong muốn có thể tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.
Bên cạnh thuốc tây y, đông y các mẹo chữa vảy nến da đầu tại nhà cũng được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít người băn khoăn thắc mắc về hiệu quả thực sự của các mẹo trị bệnh này khi được chia sẻ giới thiệu. Vậy thực chất có nên chữa vảy nến da đầu tại nhà không?
Theo bác sĩ Lê Phương – Nguyên Bác sĩ, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông các cách trị bệnh tại nhà hoàn toàn có thể áp dụng và mang lại những hiệu quả nhất định nếu người bệnh áp dụng đúng thời điểm, đúng cách. Tuy nhiên do dược tính không cao, chỉ tác động một phần nên hiệu quả đạt được ở mỗi người là khác nhau.
Trường hợp có thể áp dụng là người mới phát hiện vảy nến, các lớp vảy mới hình thành. Trường hợp không nên thực hiện là những người bị vảy nến da đầu lâu năm, bệnh mãn tính, chuyển nặng.
Bác sĩ cũng đánh giá, đưa ra một số ưu nhược điểm giúp người bệnh có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Ưu điểm cách chữa vảy nến da đầu tại nhà
- Không cần thăm khám tại bệnh viện
- Không lo tác dụng phụ khi áp dụng các mẹo này
- Nguyên liệu dễ kiếm, dễ mua
- Giúp làm sạch da, làm ẩm, giảm bong tróc, giảm ngứa, hạn chế bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ
- Chi phí điều trị cực thấp, không tốn kém
- Áp dụng được cho nhiều đối tượng kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai.
Nhược điểm
- Tốn khá nhiều thời gian, bởi các mẹo trị bệnh này đều sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, dược tính không mạnh, cần thời gian dài.
- Chỉ phù hợp với trường hợp bị vảy nến da đầu giai đoạn khởi phát.
- Chưa có cơ sở khoa học kiểm chứng
- Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Bật mí 12 mẹo chữa vảy nến tại nhà kiên trì ắt sẽ thành công
Do đây là bệnh da liễu thường gặp nên từ xa xưa mọi người đã tự nghiên cứu, tạo ra các công thức bài thuốc chữa vảy nến da đầu khác nhau. Dưới đây là những mẹo thường dùng và hướng dẫn chi tiết:
Dùng giấm táo
Chắc hẳn bạn cũng biết giấm táo có rất nhiều công dụng trong cuộc sống vừa để nấu ăn, vừa để làm đẹp da, chăm sóc tóc. Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra lactic và acid malic trong loại giấm này giúp loại bỏ tế bào chết, diệt nấm. Đồng thời chúng giúp cân bằng pH ở da đầu, giúp làm sạch, khỏe da đầu.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 2 thìa canh giấm táo, tăm bông, nước sạch.
- Pha giấm vào cốc nước sạch dùng thìa, đũa khuấy đều.
- Tiếp đến chỉ cần lấy bông thấm hỗn hợp thoa trực tiếp lên vùng da đầu bị vảy nến (Với vùng da khó thoa có thể nhờ người thân giúp).
- Thực hiện massage nhẹ trong khoảng 3 phút.
- Để nguyên có thể dùng mũ ủ trong 20 phút để các chất thấm sâu vào vùng da vảy nến.
- Gội sạch lại với nước sạch. Mỗi tuần nên áp dụng mẹo trị bệnh này 2 lần.
Chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa thường xuyên được dùng trong làm đẹp, chăm sóc tóc và da đầu. Tất cả là nhờ hàm lượng lớn axit béo có trong loại dầu này giúp làm ẩm da đầu. Ngoài ra tinh chất có trong dầu còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm, kháng nấm, ngừa vi khuẩn tấn công, kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất.
- Bạn có thể gội đầu trước hoặc để khô, lấy 1 lượng dầu dừa bôi trực tiếp vào vùng da đầu có vảy nến.
- Tiến hành massage nhẹ để dầu dừa thấm đều vào da.
- Ủ tóc khoảng 20 – 30 phút. Trường hợp bạn gội đầu vào buổi tối có thể để qua đêm rồi gội lại với nước.
- Thực hiện cách chữa vảy nến ở da đầu bằng dầu dừa 2 lần/tuần là tốt nhất
Cải thiện tình trạng vảy nến da đầu bằng sữa chua và chuối
Cả sữa chua và chuối đều có tác dụng tốt với người bệnh vảy nến Cụ thể 2 nguyên liệu này có đặc tính hydrat hóa, acid tự nhiên giúp cân bằng độ pH da đầu, làm giảm quá trình hình thành vảy.
Thực hiện
- Chuẩn bị 1 quả chuối chín cùng 6 thìa sữa chua.
- Cho 2 hỗn hợp vào máy xay nhuyễn hoặc dùng thìa dằm nhuyễn thành hỗn hợp sánh mịn.
- Thoa đều hỗn hợp này vào vùng da đầu bị vảy nến để khoảng 30 phút.
- Gội lại thật sạch với nước. Kiên trì áp dụng cách này khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Yến mạch và mật ong
Cả 2 đều là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó chúng còn giúp chăm sóc, làm đẹp vô cùng hiệu quả, đặc biệt là tác dụng trị mụn trứng cá, tẩy da chết, cải thiện làn da bị cháy nắng, hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến á sừng
Cách thực hiện:
- Lấy bột yến mạch và mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 2:3.
- Tiến hành trộn đều hỗn hợp cho đồng nhất.
- Thoa trực tiếp lên da đầu kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Để nguyên sau 20 – 30 phút, đi gội sạch lại với nước ấm.
- Lời khuyên, nên thực hiện cách này đều đặn 3 lần/tuần sẽ thấy các chứng bệnh, tình trạng bong tróc vảy giảm rõ rệt.
Dùng muối epsom
Thêm cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hay đang hot trên các diễn đàn chính là sử dụng muối Epsom (muối vô cơ Magie Sulfat) gồm các hộp chất oxy, magie, lưu huỳnh. Loại muối này không dùng để ăn nhưng mang lại nhiều lợi ích cho da nên vẫn được nhiều chị em sử dụng.
Với bệnh vảy nến, muối Epsom giúp loại bỏ các mảng vảy, tế bào chết bong tróc, đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị muối Epsom và nước lọc, bông.
- Trộn 1/2 thìa canh muối với 1 lốc nước. Hòa tan.
- Lấy bông thấm rồi thoa đều dung dịch này lên toàn bộ vùng da đầu bị tổn thương do vảy nến.
- Nhẹ nhàng massage rồi để nguyên trong khoảng 20 phút thì gội lại với nước cho sạch.
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với tỏi và dầu dừa
Tỏi được biết đến là nguyên liệu có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa cực tốt, khi kết hợp cùng dầu dừa sẽ nhân đôi tác dụng trong điều trị các chứng bệnh viêm da, vảy nến.
Cách thực hiện:
- Tách lấy 2 tép tỏi ta, bóc bỏ vỏ khô, đem rửa rồi xay nhuyễn.
- Đem số tỏi này trộn cùng 3 thìa dầu dừa.
- Dùng hỗn hợp thoa đều lên vùng da đầu bị bong tróc, tổn thương bởi bệnh vảy nến.
- Để nguyên khoảng 20 phút cho các chất thấm rồi gội lại thật sạch với nước.
- Người bệnh nên áp dụng cách này khoảng 2 – 3 lần/tuần để cảm nhận sự thay đổi.
Tận dụng dầu dừa – Mẹo chữa vảy nến da đầu tại nhà cực lành tính
Tương tự dầu dừa, dầu oliu ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe còn được dùng phổ biến trong làm đẹp, chăm sóc da và tóc. Người bệnh vảy nến có thể tận dụng dầu oliu để trị bệnh tại nhà, bởi đặc tính dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ngừa tăng sinh tế bào da quá mức.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 lượng dầu oliu cho vào bát nhỏ đem quay trong lò vi sóng cho ấm.
- Thoa trực tiếp dầu đang ấm lên toàn bộ những mảng vảy nến trên da đầu.
- Thực hiện massage 2 – 3 phút, có thể để qua đêm hoặc ủ khoảng 30 phút.
- Gội lại thật sạch với nước.
- Áp dụng 2 – 3 lần/tuần mẹo chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng dầu oliu để đạt kết quả.
Sử dụng bồ kết
Nhắc đến cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng các mẹo dân gian không thể không nhắc đến bồ kết. Loại quả này mang lại tác dụng diệt nấm, khuẩn trên da đầu đồng thời giúp giảm tiết dầu, loại bỏ vảy nến, làm mềm, mượt tóc. Chính vì tác dụng tốt với da đầu và tóc mà từ xa xưa khi chưa có dầu gội đầu các bà các mẹ đã dùng bồ kết để tạo ra loại nước gội đầu.
Cách thực hiện:
- Dùng 4 – 5 quả bồ kết đem nướng cháy xém bên ngoài và có mùi thơm.
- Loại bỏ lớp cháy xem, cho bồ kết vào nồi nước đun sôi có thể thêm lá sả, lá bưởi vào cùng.
- Bóp nát các quả bồ kết, bỏ bã lọc nước trong để gội đầu.
- Có thể gội cách ngày liên tục để sớm mang lại tác dụng.
Chữa vảy nến da đầu với lá trầu không tại nhà
Lá trầu không được biết đến với hàm lượng lớn tinh chất, vitamin, carbohydrate, axit ascorbic giúp kháng viêm, trị nấm, vảy nến cực tốt. Thay vì dùng thuốc bôi mọi người có thể tự chế nước gội đầu từ lá trầu để trị bệnh.
Cách thực hiện:
- Hái 5 lá trầu không già, còn tươi cùng 1 nắm rau răm, rửa sạch hết bùn đất.
- Cho 2 nguyên liệu vào nồi, thêm muối 2 lít nước đun sôi 10 – 15 phút.
- Đổ nước ra chậu đợi nguội bớt thì gội đầu.
- Nên thực hiện cách này khoảng 3 lần/tuần để giúp loại bỏ bong tróc, giảm tổn thương, chống ngứa da đầu.
Lá khế – Mẹo dân gian chữa vảy nến da đầu được nhiều người áp dụng
Dùng vảy nến để giảm ngứa, trị các bệnh ngoài da không quá xa lạ. Y học hiện đại cũng chỉ ra khả năng kháng viêm, thải độc, giảm ngứa và nổi mẩn của loại lá cây này. Sau đây là hướng dẫn cách chữa vảy nến da đầu bằng lá khế bạn có thể áp dụng ngay
Cách thực hiện:
- Bẻ vài cành khế tươi, tuốt lấy hết lá đem rửa sạch 3 – 4 lần nước.
- Vò lá khế sơ qua rồi cho vào nồi thêm 2 lít nước đun sôi khoảng 10 phút, tắt bếp.
- Chờ nước ấm vừa phải dùng để gội đầu, nếu vùng da vảy nến ở ngay phần trán có thể cúi đầu xuống ngâm trong chậu nước lá khế.
- Trong quá trình gội chỉ cần massage nhẹ, không cào, gãi.
Giảm ngứa, chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng cây lược vàng
Cây lược vàng trong đông y chỉ ra có tính mát, vị chua tác dụng chống viêm, giải độc. Y học hiện đại cũng chỉ ra tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa của cây thuốc nam này.
Cách thực hiện:
- Cắt lấy 3 – 5 lá lược vàng (chọn lá màu xanh đậm, tươi)
- Rửa sạch từng lá, thái nhỏ cho vào cối giã hoặc máy xay nhuyễn chung với 1/4 thìa muối.
- Vén tóc rồi đắp phần lá này vào vùng da đầu bị vảy nến giữ khoảng 20 phút.
- Gội lại thật sạch với nước, kiên trì làm 3 lần/tuần để sớm cải thiện các triệu chứng.
Lá lốt chữa vảy nến da đầu
Với hàm lượng lớn tinh dầu, chất alkaloid… lá lốt được chứng minh có tác dụng kháng viêm, tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện tình trạng vảy nến, phục hồi da bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Cắt lấy 10 cây lá lốt còn tươi
- Ngâm rửa sạch cả phần thân, lá cây rồi cắt khúc.
- Cho hết cây lá lốt vào nồi, đổ 2 lít nước, vài hạt muối vào đun sôi, hạ nhỏ lửa đun thêm 10 phút.
- Tắt bếp, đợi nước ấm dùng để gội đầu.
- Trong khi gội massage nhẹ, tận dụng phần lá mềm chà nhẹ vào các vị trí da bị vảy nến.
- Kiên trì đến khi các triệu chứng bong tróc, ngứa vảy nến thuyên giảm.
Lời khuyên khi chữa vảy nến da đầu tại nhà
Theo các chuyên gia, không thể phủ nhận khả năng cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu đến từ các mẹo dân gian, bài thuốc trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định không thể so sánh với thuốc tây y hay thuốc đông y. Sau đây là một số lưu ý người bệnh nên biết:
- Khi bệnh mới chớm hãy kiên trì áp dụng các mẹo trị bệnh này. Nếu muốn an tâm nên đi khám và tham khảo lời khuyên của bác sĩ xem có nên tiếp tục các cách chữa vảy nến da đầu tại này hay không.
- Với bất cứ phương pháp nào người bệnh cũng chỉ được massage nhẹ nhàng tuyệt đối không cào, gãi mạnh trên da với mục đích muốn làm lớp vảy sớm bong tróc. Nhưng chính điều này lại khiến tổn thương ở da đầu thêm nghiêm trọng.
- Trong quá trình áp dụng các mẹo trị bệnh này người bệnh không nên nhuộm tóc, làm xoăn, dùng các loại hóa chất trên da đầu.
- Kết hợp tắm năng, để da đầu được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước 8h sáng và sau 5h chiều.
- Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, tự tạo thú vui, tìm cách giải trí để giải tỏa.
- Lên thực đơn dinh dưỡng khoa học, sử dụng các món ăn có lợi cho việc chống viêm, tái tạo, phục hồi da như các loại quả, rau xanh, uống nhiều nước. Tránh đồ dầu mỡ, rượu, thuốc lá và các thực phẩm, đồ uống dễ gây kích ứng.
- Tập luyện thể dục giúp cơ thể thải độc, lưu thông khí huyết, giúp thư thái tinh thần.
- Tìm gặp bác sĩ, nếu sau 2 tuần áp dụng các mẹo dân gian nhưng không thấy sự chuyển biến nào, thậm chí triệu chứng vảy nến da đầu lan rộng, nghiêm trọng hơn.
Hy vọng với những chia sẻ về các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà trên, mọi người đã có thêm giải pháp trị bệnh phù hợp với mình và người thân. Bởi sử dụng dược liệu thiên nhiên nên sẽ mất khá nhiều thời gian để áp dụng mới cho kết quả. Người bệnh nên kiên trì đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!