17 Cách Trị Ho Tại Nhà Dễ Làm, Hiệu Quả Nhanh

Đánh giá bài viết

17 cách trị ho tại nhà trong bài viết dưới đây đều là những bài thuốc được dân gian lưu truyền, đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. Để đảm bảo an toàn khi điều trị, Thầy thuốc ưu tú Lê Phương sẽ hướng dẫn cách thực hiện chi tiết và những lưu ý không nên bỏ qua.

Hướng dẫn 17 cách trị ho tại nhà cho người lớn và trẻ em hiệu quả nhất

Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể để tống, đẩy các dị vật, đờm ở đường hô hấp ra ngoài. Về bản chất, ho là phản ứng có lợi, rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày. Lúc này, người bệnh sẽ tìm đến các cách giảm ho, trị ho hiệu quả.

Các cách trị ho tại nhà hiện nay được nhiều người bệnh lựa chọn bởi sự an toàn, lành tính, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 17 cách trị ho hiệu quả tại nhà được nhiều người thực hiện nhất hiện nay:

1. Cách trị ho tại nhà bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, có tác dụng tốt trong điều trị giảm ho, làm dịu và phục hồi niêm mạc họng.

Mật ong giúp làm giảm ho và dịu cổ họng hiệu quả

Mật ong giúp làm giảm ho và dịu cổ họng hiệu quả

Có 2 cách sử dụng mật ong chữa ho hiệu quả tại nhà:

  • Cách 1: Lấy 1 – 2 thìa mật ong ngậm và nuốt từ từ để hoạt chất thấm sâu vào niêm mạc họng. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Cách 2: Pha 2 – 3 thìa mật ong vào 1 cốc nước ấm. Thêm 1 thìa giấm táo, khuấy đều, uống 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc Botulinum, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp gây liệt cơ hô hấp, khiến trẻ thở yếu, không thở được.

2. Mẹo trị ho bằng gừng tươi

Gừng là vị thuốc nam có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng trong các trường hợp cảm lạnh, đau họng, ho nhiều. Người bệnh có thể kết hợp gừng tươi với mật ong hoặc củ cải trắng để trị ho tại nhà:

  • Gừng tươi và mật ong: Lấy khoảng 60g gừng tươi, cạo sạch vỏ, rửa sạch, giã nhỏ và đun sôi cùng 500ml nước. Lọc bỏ bã gừng, pha thêm 1 – 2 thìa mật ong, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Gừng tươi và củ cải trắng: Chuẩn bị khoảng 7 lát gừng tươi và 2 củ cải trắng đã rửa sạch, giã nhỏ, chắt lấy nước cốt, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Không nên sử dụng gừng để trị ho cho người có bệnh dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, người có tiền sử huyết áp cao.

3. Cách trị ho tại nhà cho người lớn bằng rau diếp cá

Diếp cá là một vị thuốc quý của đông y với nhiều công dụng như thanh nhiệt, mát gan, trị mụn, chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư…. Bởi vậy, từ lâu dân ta đã sử dụng diếp cá để điều trị một số bệnh như viêm da, mụn nhọt. táo bón, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, ho mãn tính….

Diếp cá có tính kháng khuẩn mạnh, giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp

Diếp cá có tính kháng khuẩn mạnh, giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút.
  • Giã hoặc xay nhuyễn lá diếp cá
  • Lọc bỏ bã lấy nước cốt, uống 1 – 2 lần mỗi ngày

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nước cốt lá diếp cá đun với nước vo gạo đầu và uống  1 – 3 lần mỗi ngày để trị ho tại nhà.

4. Lá hẹ trị ho khan, ho có đờm

Hẹ có tính ấm, có khả năng khám viêm, kháng khuẩn nổi bật do chứa nhiều hoạt chất kháng sinh thực vật, nổi bật là allicin. 

2 cách trị ho tại nhà bằng lá hệ hiệu quả nhất là:

  • Uống nước lá hẹ: Xay nhuyễn 1 nắm lá hẹ đã rửa sạch, chia nước cốt thành 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày.
  • Hẹ hấp mật ong: Cắt một nắm lá hẹ thành nhiều khúc nhỏ, cho vào bát hấp cách thủy cùng mật ong trong khoảng 30 phút. Chiết lấy nước chia thành 5 phần nhỏ, uống hết trong ngày.

Lưu ý: Với những trường hợp có tiền sử huyết áp cao hoặc thấp, bác sĩ Lê Phương khuyến cáo người bệnh không sử dụng bài thuốc này.

5. Cách trị ho tại nhà cho trẻ bằng lá tía tô

Có 2 cách trị ho tại nhà bằng lá tía tô người bệnh có thể sử dụng:

  • Cách 1: Rửa sạch lá tía tô, đun sôi cùng nước sạch trong khoảng 30 phút thành cao tía tô. Trộn cao tía với một ít bột đậu đỏ, vo thành viên. Uống mỗi ngày 2 viên đến khi triệu chứng được cải thiện.
  • Cách 2: Lấy khoảng 6g lá tía tô, 5g đại táo, 3g lá trà và 30g mận tươi rửa sạch. Giã nhỏ mận tươi và đại táo đun sôi với khoảng 1 lít nước. Khi nước sôi thêm lá trà và lá tía tô hãm cùng. Sử dụng nước này thay nước lọc, uống mỗi ngày.

 

Sử dụng lá tía tô giúp làm giảm ho cho trẻ

Sử dụng lá tía tô giúp làm giảm ho cho trẻ

6. Cách trị ho tại nhà nhanh nhất với hoa cúc

Có 2 cách trị ho tại nhà với hoa cúc mang lại hiệu quả rất tốt.

  • Kết hợp hoa cúc và rễ cỏ tranh: Rửa sạch và đun sôi 30g hoa cúc và 30g rễ cỏ tranh. Thêm 1 chút đường, khuấy đều và uống mỗi ngày.
  • Kết hợp hoa cúc và hoa đu đủ đực: Lấy khoảng 20g hoa cúc và 10g hoa đu đủ đực cho vào bát con. Thêm 1 vài lá húng chanh và 2 thìa đường phèn, hấp cách thủy trong thời gian 20 phút. Dầm nát phần bã, chắt lấy nước cốt, uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

7. Quả dứa trị ho

Trong thành phần của quả dứa chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm loãng dịch nhày đường hô hấp nổi bật. Người bệnh có thể thực hiện trị ho bằng quả dứa theo cách sau:

  • Lấy 1 quả dứa gọt sạch vỏ, thái miếng và xay nhuyễn
  • Lọc bỏ bã, lấy nước cốt, uống mỗi ngày 1 – 2 lần.

8. Cách trị ho đờm tại nhà bằng lá ngải cứu

Nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau, thanh nhiệt, ngải cứu được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó có bệnh ho.

Kết hợp ngải cứu với nhiều nguyên liệu tự nhiên để chữa ho tại nhà

Kết hợp ngải cứu với nhiều nguyên liệu tự nhiên để chữa ho tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng các cách trị ho tại nhà với lá ngải cứu như sau:

  • Cách 1: Giã nhuyễn một nắm lá ngải cứu đã rửa sạch với 1 ít muối hạt. Lọc bỏ bã, chắt lấy nước cốt đem ngậm và nuốt từ từ mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Cách 2: Rửa sạch lá ngải cứu, lá sả, lá tía tô và lá tần dày, mỗi thứ khoảng 10g, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước sạch. Đến khi nước trong nồi cô còn khoảng 200ml thì lọc bỏ bã, chia nước thành 2 phần, uống hết trong ngày.
  • Cách 3: Rửa sạch và thái nhỏ 1 nắm lá ngải cứu, khuấy đều cùng 1 quả trứng gà rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 1 tiếng. Dùng món trứng – lá ngải này ăn khi còn ấm trước khi ngủ.

9. Dùng cam thảo chữa ho

Cam thảo là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y với tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, đào thải chất độc, làm dịu họng và ngăn chặn các cơn ho do kích ứng cổ họng. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Lấy khoảng 8g cam thảo khô rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước
  • Đun khoảng 25 phút thì tắt bếp. Sử dụng nước này để thay nước lọc uống trong ngày.

10. Chữa ho bằng củ cải trắng

Củ cải trắng có vị ngọt, là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm nhiễm đường hô hấp được nhiều người sử dụng. Để trị ho bằng củ cải trắng, ngoài cách kết hợp với mật ong, người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước luộc củ cải mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách trị ho bằng củ cải trắng dễ làm, cho hiệu quả cao

Cách trị ho bằng củ cải trắng dễ làm, cho hiệu quả cao

11. Quất chưng đường phèn chữa ho nhanh chóng

Đây là bài thuốc quen thuộc với người dân Việt Nam, có tác dụng trong nhiều trường hợp như cảm lạnh, cảm cúm, ho khan, ho có đờm….

Cách thực hiện:

  • Lấy 3 – 5 quả quất (tắc) xanh, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng
  • Cắt đôi quất cho vào bát con rồi thêm đường phèn vào 
  • Hấp cách thủy trong khoảng thời gian 15 – 20 phút 
  • Ăn cả nước lẫn cái. Dùng mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn ít nhất 30 phút.

Người bệnh có thể thay đường phèn bằng mật ong.

12. Cách làm giảm ho tại nhà với lá húng chanh

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong thành phần lá húng chanh có chứa nhiều loại tinh dầu và các phenolic có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tương tự các kháng sinh thực vật.

Cách trị ho tại nhà bằng lá húng chanh được nhiều người áp dụng

Cách trị ho tại nhà bằng lá húng chanh được nhiều người áp dụng

Để trị ho tại nhà, người bệnh có thể sử dụng lá húng chanh đun sôi với nước sạch để uống thay nước lọc. Để gia tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể pha thêm vào nước lá húng chanh 1 – 2 thìa mật ong, uống khi còn ấm.

13. Cách trị ho sổ mũi tại nhà với lá bạc hà

Tinh dầu lá bạc hà không chỉ giúp làm dịu cổ họng, cải thiện các cơn ho mà còn giúp thông thoáng đường thở, đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một vài lá bạc hà hãm cùng nước sôi, khuấy thêm 1 – 2 thìa mật ong và uống khi còn ấm, các triệu chứng sẽ giảm đi đáng kể.

14. Chữa ho bằng muối

Súc họng bằng nước muối là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện các cơn ho và làm dịu cổ họng. Ngoài cách này, người bệnh cũng có thể chuẩn bị 1 vài lát chanh tươi, rắc thêm vài hạt muối hạt rồi ngậm trong khoảng 15 phút.

15. Chữa ho với củ tỏi

Ngoài một số vitamin và khoáng chất, trong thành phần củ tỏi còn chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho niêm mạc đường hô hấp như Allicin, Diallyl Sulfide,…. Các hoạt chất này giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau và làm dịu cổ họng nhanh chóng. 

Tỏi được sử dụng để trị nhiều thể bệnh ho

Tỏi được sử dụng để trị nhiều thể bệnh ho

Cách trị ho tại nhà hiệu quả với củ tỏi: 

  • Cách 1: Chứng cách thủy 1 – 3 tép tỏi đã đập dập với 1 – 2 viên đường phèn trong khoảng 20 phút. Dùng nước cốt, uống mỗi ngày 3 lần.
  • Cách 2: Đun sôi hỗn hợp gồm 2 – 3 tép tỏi đã đập dập với 1 nhánh gừng tươi thái sợi. Thêm 1 – 2 thìa đường nâu, uống 2 – 3 lần mỗi ngày. 

16. Nghệ tươi chữa ho hiệu quả tại nhà

Để giảm ho nhanh chóng, người bệnh có thể hấp cách thủy 1 củ nghệ đã đập dập với 2 viên đường phèn trong khoảng 15 phút. Dùng nước cốt hỗn hợp này uống 3 lần mỗi ngày. 

Ngoài cách này, bạn cũng có thể pha sữa nóng với 1 thìa bột nghệ, uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng ngứa, rát họng.

17. Cách trị ho đau họng tại nhà với quả lê

Lê có tính mát, có tác dụng làm loãng đờm, tiêu đờm, thích hợp sử dụng trong các trường hợp ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày.

Mẹo chữa ho bằng quả lê được sử dụng phổ biến

Mẹo chữa ho bằng quả lê được sử dụng phổ biến

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả lê rửa sạch, cắt bỏ phần núm, loại bỏ hạt và khoét 1 phần lõi trong. 
  • Rửa sạch 3 quả táo đỏ, kỷ tử cho vào trong quả lê, thêm đường phèn vừa đủ
  • Chưng cách thủy trong khoảng thời gian 20 phút
  • Ăn cả nước và cái khi còn ấm.

Lưu ý khi trị ho tại nhà

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, các cách trị ho tại nhà sử dụng hoàn toàn nguyên liệu tự nhiên, chủ yếu là thuốc nam, khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, do sử dụng vị thuốc đơn lẻ nên hiệu quả của các mẹo dân gian này không cao, không đủ dược lực để trị ho dứt điểm. Người bệnh chỉ nên sử dụng trong các trường ho nhẹ do cảm lạnh hoặc cảm cúm, không lạm dụng trong các trường hợp ho có đờm, ho dai dẳng, mãn tính, lâu ngày không khỏi.

Những trường hợp ho lâu ngày, ho dai dẳng hoặc ho nặng, nguyên nhân gây bệnh thường xuất phát từ sự tổn thương phủ tạng bên trong, chủ yếu ở phế, tỳ. Những trường hợp này, việc áp dụng các mẹo dân gian chữa ho không những không điều trị được bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn, rất dễ gây ra biến chứng.

Không nên lạm dụng các mẹo chữa ho tại nhà trong trường hợp ho nặng

Không nên lạm dụng các mẹo chữa ho tại nhà trong trường hợp ho nặng

Có nhiều cách trị ho tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên an toàn, dễ sử dụng. Tuy nhiên, các cách chữa này thường chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, trường hợp nặng người bệnh không nên lạm dụng các mẹo này. Để bệnh ho không diễn tiến nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, người bệnh nên chủ động khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua