Ho Có Đờm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Ho có đờm là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh được đánh giá là không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài lâu ngày thì có thể là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Ho có đờm là gì?
Đờm là một loại chất dịch tiết ra ở đường hô hấp, nó bao gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và nhiều chất độc hại xâm nhập vào bên trong đường hô hấp. Dịch nhầy được tiết ra từ khí phế quản, các xoang trán, phế nang, họng, hốc mũi…cà tích tụ nhiều ở cổ họng, hốc mũi khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy kích thích phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
Vì vậy, ho có đờm là tình trạng người bệnh ho và kèm theo chất dịch nhầy được tống ra ngoài thông qua đường mũi và miệng. Đây là căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Tùy vào tình trạng cùng thời gian mắc bệnh mà bác sĩ sẽ đánh giá mức độ và kết luận là bệnh cấp tính hay mãn tính.
Trong nhiều trường hợp bị ho có đờm còn gây ra tình trạng khó thở, ngưng thở tạm thời khi ngủ do đờm tiết ra trong cổ họng quá nhiều nhưng không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm bởi ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm phản ứng lại với những vật thể lạ trong cơ thể. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Theo thông tin từ các chuyên gia, những cơn ho có đờm kéo dài chủ yếu xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, nhất là thời điểm giao mùa là điều kiện lý tưởng để gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm… và dễ làm tăng tiết dịch đờm trong đường hô hấp… khiến người bệnh ho có đờm kéo dài trong suốt thời gian bị cảm.
- Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất… cũng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào, đặc biệt là viêm nhiễm đường hô hấp.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp do các nguyên nhân như tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, cơ thể suy giảm sức đề kháng, cơ địa nhạy cảm… cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm xuất hiện các cơn ho có đờm dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tình trạng viêm xoang mũi kéo dài không khỏi khiến cho dịch đờm chảy xuống cổ họng, kích thích các cơn ho có đờm dai dẳng.
- Mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng cấp, mãn tính, viêm amidan,… cũng sẽ gây ho, đau rát họng.
- Nghiện hút thuốc lá là con đường ngắn nhất hủy hoại hệ hô hấp của bạn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó triệu chứng điển hình đó là ho có đờm kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết dấu hiệu ho có đờm là bệnh gì?
Màu sắc dịch đờm phản ánh rất rõ căn bệnh mà bạn đang mắc phải, chẳng hạn như:
- Dịch đờm màu vàng hoặc xanh lá: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm vi khuẩn, virus bệnh. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và tạo ra nhiều tế bào bạch cầu để tìm đến tiêu diệt vi khuẩn. Các tế bào này có chứa protein nên khi ho dịch đờm sẽ có màu xanh. Bên cạnh đó, tình trạng viêm phổi, viêm phế quản mãn tính thì khi ho sẽ thấy dịch đờm có màu xanh hoặc vàng.
- Dịch đờm màu nâu hoặc đỏ: Nếu đờm có màu đỏ hoặc nâu chứng tỏ cổ họng của bạn có thể đang bị xuất huyết, nhiễm trùng. Lúc này, cần nhanh chóng đi khám trong vòng 24 giờ vì đây là triệu chứng khá nguy hiểm cảnh báo các biến chứng bệnh như lao hay ung thư phổi.
- Dịch đờm có màu trắng trong: Thực chất đây là màu sắc bình thường của dịch đờm, chứng tỏ mặc dùng bạn bị ho nhưng lại không phải do các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng cần chủ động khắc phục càng sớm càng tốt và cảnh giác đi khám ngay.
Tình trạng ho có đờm có nguy hiểm không?
Những cơn ho kéo dài dai dẳng và lâu ngày càng trở nên nghiêm trọng kéo theo các biến chứng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như:
- Lao phổi: Hầu hết những người mắc bệnh lao phổi đều xuất hiện các triệu chứng của bệnh ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi. Thậm chí, trong nhiều trường hợp nguy hiểm có thể xuất hiện các triệu chứng ho ra máu, tức ngực, khó thở…Từ đó, người bệnh bị suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng…Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng nghiêm trọng, biến chứng suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Ung thư phổi: Một thống kê gần đây cho thấy hiện nay có khoảng 65% những người mắc bệnh ung thư phổi sẽ có triệu chứng ho có đờm. Đặc điểm nhận biết là dịch đờm có màu hồng hoặc đỏ nâu. Ngoài ra, còn kèm theo tình trạng đau họng, khản tiếng, khó nuốt, mất giọng, tức ngực…Cảnh báo đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Giãn phế quản: Ho có đờm trong một khoảng thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị giãn phế quản. Bệnh này gồm 2 thể chính là thể khô và thể ướt. Nếu ho có đờm ra máu, có thể là người bệnh bị giãn phế quản thể khô, còn ho có đờm kéo dài thì là do bị giãn phế quản thể ướt, kèm theo các chất dịch mủ gây khó chịu cho vùng cổ họng.
- Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Bệnh này thường gặp ở những người nghiện hút thuốc lá, sống trong môi trường bụi bẩn, nhiều chất độc hại, hóa chất đe dọa đến sức khỏe. Khi mắc bệnh, không chỉ đơn giản gây ra bệnh ho có đờm mà còn kéo theo tình trạng khó thở, tức ngức do dịch nhầy tiết ra vượt mức kiểm soát. Không kịp thời chữa trị sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp, làm tăng nguy cơ tử vong.
- Các bệnh lý đường hô hấp: Một số lý viêm đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm amidan…cũng có thể gây ra triệu chứng ho có đờm kéo dài. Ban ngày, đờm tiết ra đi xuống cổ họng rồi trôi xuống hệ tiêu hóa hoặc nằm trong các hốc mũi rồi được tống ra ngoài khi hắt hơi, hỉ mũi. Ngược lại vào ban đêm thì lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn, trong lúc nằm ngủ dịch nhầy có thể tập trung nhiều ở phía sau cổ họng và kích thích phản xạ ho, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Cách chữa trị ho có đờm hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị khắc phục tình trạng ho có đờm. Tùy vào từng trường hợp, mức độ mắc bệnh từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như:
Sử dụng thuốc Tây
Trước khi được sử dụng thuốc Tây, người bệnh sẽ phải trải qua trình thăm khám lâm sàng dựa trên triệu chứng, kiểm tra tiền sử mắc bệnh…để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào từng loại bệnh, triệu chứng của bệnh và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc trị ho có đờm phổ biến thường dùng có thể kể đến như:
- Terpin Hydrat: Thuốc này có khả năng hydrat hóa dịch nhầy phế quản, làm lỏng dịch và long đờm. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc trong vòng từ 3 – 5 ngày, không sử dụng hơn để tránh gây tác dụng phụ.
- Acetylcystein: Thuốc phát huy công dụng chữa ho có đờm bằng cơ chế giảm độ đặc của dịch đờm, giúp cơ thể tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
- Bromhexin hydroclorid: Có tác dụng hỗ trợ làm tiêu đờm và điều hòa sự ổn định của đường hô hấp. Sử dụng thuốc này theo thời gian quy định, tránh lạm dụng quá 8 – 10 ngày để tránh gây ra tác dụng phụ.
Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều thuốc hay ngưng thuốc, lạm dụng thuốc…để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hút dịch đờm
Để kết quả chữa trị ho có đờm đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh kết hợp với phương pháp hút dịch đờm. Cách này không chỉ hiệu quả mà còn rút ngắn thời gian điều trị. Một số loại máy được chỉ định sử dụng như:
- Máy hút đờm: Đây là thiết bị có khả năng hút sạch các chất dịch đờm nằm bên trong cổ họng, trong xoang mũi. Cách này không chỉ làm sạch, thông thoáng đường thở vừa loại bỏ bớt virus, vi khuẩn bệnh, giúp khỏi bệnh nhanh chóng.
- Máy khí dung: Loại máy này hoạt động theo cơ chế khuếch tán thuốc Corticoid thành từng hạt sương li ti và thẩm thấu vào trong cơ thể, tác động đến hệ thống niêm mạc đường hô hấp và làm loãng dịch nhầy. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh lạm dụng khí dung vì có thể gây tổn hại cho phổi.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều người ưa chuộng chọn lựa các mẹo dân gian để chữa bệnh hiệu quả, lành tính và an toàn. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều các bài thuốc dân gian có khả năng giảm bớt triệu chứng ho có đờm như:
- Gừng tươi: Gừng có đặc tính ấm, vị cay nồng nên được sử dụng rất phổ biến trong điều trị viêm họng, cảm lạnh, làm thông thoáng đường mũi bằng cách tiêu đờm, kháng virus, vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh sử dụng một củ gừng tươi cạo sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng, cho vào ly nước nóng, thêm một chút mật ong rồi uống mỗi ngày. Hoặc nhai gừng trực tiếp, dùng để chế biến món ăn hằng ngày cũng là cách rất hiệu quả.
- Lá húng chanh: Theo Đông y, lá húng chanh có vị hơi cay, chua, mùi thơm, tính ấm nên có tác dụng hiệu quả làm giảm các triệu chứng ho, làm loãng dịch đờm. Đặc biệt, tinh dầu lá húng chanh còn có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn đường hô hấp.
- Cam thảo: Cam thảo là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến để làm tiêu đờm, giảm ho và bồi bổ sức khỏe. Cách này rất phù hợp với những người mắc các bệnh về đường hô hấp, bị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính…sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn.
- Mật ong: Mật ong có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, mang đến hiệu quả trị ho, long đờm, làm loãng dịch đờm trong họng và mũi rất hiệu quả, an toàn. Đồng thời, mật ong có vị ngọt tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng, ngăn ngừa sự xâm nhập gây bệnh của các loại vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh có thể sử dụng mật ong theo nhiều cách như hấp lá hẹ, tỏi ngâm mật ong, chanh ngâm mật ong…
- Củ cải trắng: Ăn củ cải trắng sống có khả năng chữa trị ho có đờm lâu ngày không khỏi cực kỳ hiệu quả. Hoặc dùng củ cải rửa sạch, ép lấy nước cốt pha cùng vài lát gừng, thêm chút mật ong rồi uống ngày 2 lần.
- Tỏi: Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ tốt. Từ đó tiêu diệt hoàn toàn các ổ viêm và cải thiện tình trạng ho có đờm. Người bệnh sử dụng khoảng 2 – 3 tép tỏi, bóc sạch vỏ rồi đập hơi dập ra, pha thêm 1 muỗng mật ong nguyên chất đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó lọc lấy phần nước cốt uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Rau diếp cá: Chuẩn bị một nắm rau diếp dá, rửa sạch và giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Đun sôi nước cốt này cùng nước vo gạo và uống mỗi ngày giúp long đờm, làm loãng chất dịch nhầy trong mũi, trong họng và khỏi bệnh nhanh chóng.
- Đông trùng hạ thảo mật ong: Sự kết hợp giữa mật ong và đông trùng hạ thảo tạo thành vị thuốc quý giúp chữa nhanh và dứt điểm tình trạng ho có đờm, làm êm dịu cổ họng. Đặc biệt, dược liệu này có tính sát khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, tiêu đờm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh. Đồng thời đây còn là vị thuốc bổ tăng cường sức khoẻ, hệ miễn dịch và sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ phát bệnh.
Lưu ý: các mẹo dân gian chữa ho có đờm chỉ có phát huy tác dụng hiệu quả đối với những trường hợp giai đoạn nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát và chưa có biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa ho có đờm hiệu quả
Đối với những người bị ho có đờm do bệnh lý và đã điều trị dứt điểm thì không sao, nhưng nếu bị ho có đờm là do các tác nhân dị ứng thì bệnh rất dễ bị tái phát. Chỉ cần thời tiết thay đổi thất thường một chút là sẽ ảnh hưởng ngay đến sức khỏe của bạn, gây ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi…Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính nguy hiểm.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe tổng thể bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống bằng các biện pháp sau đây:
- Hằng ngày súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý NaCl 0.9% để diệt khuẩn hoàn toàn trong cổ họng và khoang họng, hạn chế tình trạng tiết dịch đờm.
- Khi ra ngoài phải đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận để tránh các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn…
- Giữ ấm cơ thể kỹ lưỡng, đặc biệt là trong thời tiết lạnh mùa đông.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất như rau, củ quả, trái cây, các món ăn lành tính. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chế biến nhiều gia vị, cay nóng gây tác động tổn hại cho cổ họng.
- Uống nhiều nước ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Có thể thay thế bằng các loại nước trái cây, nước ép rau củ quả…
- Chăm tập luyện thể dục thể thao vừa giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện hàng rào bảo vệ sức khỏe, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân bằng giữa công việc và sinh hoạt hằng ngày. Tránh hạn chế làm việc quá sức, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện triệu chứng của bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, tình trạng ho có đờm được đánh giá không quá nghiêm trọng, trong vài trường hợp thì lành tính nhưng cũng có trường hợp bệnh kéo dài gây bệnh mãn tính nguy hiểm. Tốt nhất người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!