Ho khan là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách trị nhanh nhất
Ho khan là tình trạng những cơn ho không có đờm, chất nhầy kèm theo nhưng kéo dài khó kiểm soát. Căn bệnh này khiến cho nhiều người cảm thấy ngứa ngáy cổ họng, gây đau rát, khàn tiếng. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiệm trong như viêm họng, viêm tai, ung thư thanh quản,…
Ho khan là gì?
Ho khan là hiện tượng cơ thể bắt đầu xuất hiện những cơn ho theo từng cơn hoặc kéo dài không thể kiểm soát được. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và đau rát ở cổ họng, kèm theo đó là những triệu chứng gây khó chịu, đôi lúc bị khàn tiếng. Tuy nhiên, tình trạng ho khan sẽ không có dịch nhầy hoặc đờm kèm theo.
Tuy ho khan không phải là tình trạng bệnh quá nghiêm trọng đối với sức khỏe con người những chúng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài và không được ngăn chặn, chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn nhu viêm họng, viêm tai, viêm thanh quản, ung thư vòm họng,…Cũng chính vì thế, khi nhận thấy một số biểu hiện của căn bệnh này, bạn cần nhanh chóng tìm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến ho khan
Ho khan là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do cơ thể bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến cổ họng và hệ hô hấp của con người. Để có thể điều trị được tình trạng bệnh nhanh chóng và dứt điểm, bạn cũng cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do cơ thể bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến cổ họng và hệ hô hấp của con người.
1. Cảm lạnh
Cảm lạnh là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các trường hợp người bệnh bị ho khan. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, các vi khuẩn có hại sẽ có cơ hội để bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, phát triển và tấn công vào các cơ quan hô hấp, đặc biệt là cổ họng. Thông thường, sau khi cơ thể bị cảm lạnh, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những con ho khan lâu ngày kéo dài đến tận vài tháng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nếu tình trạng ho khan kéo dài không được ngăn chặn và điều trị dứt điểm sẽ biển chuyển sang các giai đoạn nặng hơn, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
2. Viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng là hai căn bệnh gián tiếp có thể gây ra tình trạng ho khan kéo dài ở người bệnh. Thông thường khi mắc phải bệnh lý này, bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện các dịch nhầy ở màn bên trong mũi. Một phần sẽ được người bệnh tống ra bên ngoài, phần chất nhầy còn lại sẽ bị chảy ngược vào bên trong và đi đến cổ họng, làm cho các vòm họng bị kích thích và phản ứng lại bằng các triệu chứng ho kéo dài.
3. Ho gà
Ho gà là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm khá cao và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan kéo dài. Những con ho sẽ bắt đầu xuất hiện theo từng cơn, sau đó kéo dài và khó có thể kiểm soát tốt được.
4. Hen suyễn
Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản, đây là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Khi đường thở bị sưng tấy do viêm nhiễm sẽ khiến cho phổi không được cung cấp đủ không khí, khiến cho bệnh nhân khó thở, xuất hiện liên tục các cơn ho khan. Bệnh lý này cần phải có thời gian và phương pháp điều trị lâu dài mới có khả năng khỏi hẳn.
5. Xẹp phổi
Xẹp phổi là căn bệnh khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này còn phụ thuộc vào từng cơ địa hoặc đối với những người đã từng gặp phải các tổn thương ở phần ngực, gây ảnh hưởng đến phổi. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho khan kéo dài, khó thở, đau tức vùng ngực.
6. Suy tim
Đây là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi đang mắc phải căn bệnh huyết áp cao, động mạch vành. Khi các cơ tim bị hạn chế và suy giảm khả năng bơm máu để đi nuôi khắp cơ thể sẽ gây nên tình trạng suy tim. Khi gặp phải bệnh lý này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ho khan kéo dài, mệt mỏi, chân bị sưng to, chán ăn, buồn nôn, khó thở, tim đập không đều,…
7. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến kể trên, tình trạng ho khan còn có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Nhiễm vi rút đường hô hấp
- Hội chứng chảy dịch mũi sau
- Ung thư phổi
- Chất gây ức chế ACE
- Tác động từ môi trường: khói, bụi, phấn hoa,…
- Thực phẩm ăn uống hàng ngày
- Ảnh hưởng từ các loại thuốc
- Thay đổi thời tiết đột ngột
Các triệu chứng của người bệnh ho khan
Để có thể nhận biết và không nhầm lẫn ho khan với những căn bệnh khác, bạn cũng cần phải nắm rõ những triệu chứng của bệnh lý này. Thông thường, những cơn ho khan sẽ có dấu hiệu gia tăng vào ban đêm, các triệu chứng và cơn ho dần xuất hiện liên tục gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số triệu chứng ho khan người bệnh thường gặp phải như:
- Thường xuyên mệt mỏi
- Đau đầu
- Thở khò khè, khó thở
- Khàn tiếng
- Ngứa ngáy mũi
- Cổng họng đau rát, ngứa liên tục
- Ớn lạnh
- Buồn nôn, mắc ói
- Nhiều tình trạng sốt khoảng 38 độ đến 40 độ C
- Ra mồ hôi trộm
- Bụng và ngực có cảm giác bị đau tức, đặc biệt là khi cơn ho xuất hiện.
Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?
Ho khan không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, người bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng sau đây, bạn cần chủ động tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và đưa ra biện pháp chữa bệnh tốt nhất.
- Ho khan kéo dài trên 5 ngày
- Ho khan liên tục không khỏi và có kèm theo đờm, chất nhầy.
- Tình trạng ho khan sau khi có uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng vẫn không thuyên giảm sau 20 ngày.
- Ho ra máu
- Ho khan liên tục dẫn đến hơi thở kém, hụt hơi, thở khò khè
- Ho nhiều gây tức ngực, đặc biệt là vào ban đêm
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức tai, đau đầu, phát ban, sốt cao, khàn tiếng
- Huyết áp tăng cao, cân nặng sụt đáng kể.
Chẩn đoán và cách điều trị ho khan nhanh nhất
1. Chẩn đoán
Để đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất cho từng đối tượng bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán để nắm rõ được tình trạng và sức khỏe của người bệnh. Sau khi tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng, người bệnh có thể được yêu cầu để thực hiện một số xét nghiệm như sau:
- Chụp X-quang: Xét nghiệm hình ảnh này sẽ giúp kiểm tra được chính xác các tổn thương ở ngực, xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan.
- Nội soi: Phương pháp này sẽ giúp xác định được tình trạng trào ngược dạ dày và kiểm tra quá trình hoạt động của đường hô hấp.
- Đo phế dung: Thủ thuật này dùng để kiểm tra và xác định được các chức năng hoạt động của phổi.
2. Cách điều trị ho khan nhanh nhất
Ho khan tuy là một bệnh lý phổ biến nhưng lại không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Nếu tình trạng này nhận biết kịp thời sẽ rất dễ dàng chữa trị và ngăn chặn dứt điểm. Thông thường sau khi được thăm khám và chẩn đoán cụ thể, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc để điều trị tại nhà. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số bài thuốc dân gian để cải thiện các triệu chứng của ho khan.
2.1 Sử dụng thuốc Tây
Tùy vào cơ địa và nguyên nhân gây nên căn bệnh ho khan mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp nhất. Để có thể sớm ngăn chặn được bệnh lý này, bạn cũng cần thực hiện theo đúng các chỉ định uống thuốc mà bác sĩ đề ra. Một số loại thuốc mà người bệnh thường được hướng dẫn sử dụng để điều trị ho như:
- Thuốc chống viêm: Loại thuốc này sẽ giúp cho bệnh nhân hạn chế được tình trạng mệt mỏi, đau nhức vai, đầu, giảm nhiệt cho cơ thể.
- Thuốc giảm phản xạ ho: Những loại thuốc mà bác sĩ thường dùng như Dextromethorphan, Codein,…Thuốc sẽ có tác dụng làm giảm ho đáng kể cho bệnh nhân và giúp an thần hiệu quả.
- Thuốc kháng histamin: Những bệnh nhân bị ho khan do dị ứng sẽ thường được kê đơn thuốc có Desloratadine, Chlopheniramin, Alimemazin hoặc Promethazine.
- Kẹo ngậm: Đối với những tình trạng ho mới phát, các cơn ho chưa quá nghiêm trọng bạn cũng có thể sử dụng các loại kẹo ngậm được chiết xuất từ bạc hà, mật ong, cam thảo,…để giảm bớt tình trạng đau rát cổ họng và hạn chế các cơn ho kéo dài.
Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định riêng các loại thuốc để điều trị hiệu quả như:
- Ho gà: Chỉ định sử dụng một số loại thuốc ứng chế như Codein, Dextromethorphan, Clarithromycin và Erythromycin.
- Ho khan do hen suyễn: Theophylline, Salbutamol, Glucocorticoids, axit Chromoglycic.
- Ho khan do tình trạng tắc nghẽn phổi mãn tính: Cortisone dạng xịt, Difillin, Formoterol hoặc một số loại thuốc kháng sinh.
- Ho khan do viêm phổi: Dextromethorphan, những loại thuốc kháng virus.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc trị ho khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa để không gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
2.2 Áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa ho khan
Ngoài phương pháp điều trị ho khan nhanh chóng bằng thuốc tây y, người bệnh cũng có thể tìm hiểu và áp dụng một số bài thuốc Đông y để trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cũng cần tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Bài thuốc trị ho khan do phong hàn
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá tía to, 8g kinh giới, 12g lá xương xông, 12g lá hẹ, 8g gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và để ráo.
- Dùng khoảng 600ml nước để sắc cùng các loại thảo dược trên.
- Đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước cô đặc lại còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước thuốc và chia đều để uống trong ngày.
- Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ giúp cho tình trạng bệnh mau chóng cải thiện.
Bài thuốc trị ho khan do phế hư
Chuẩn bị nguyên liệu: 8 quả sao vàng, 8g cam thảo dây, 12g rễ tre, 12g lá chanh, 16g sao mật, 20g rau má.
Cách thực hiện:
- Mang tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch với nước.
- Sắc các loại thảo dược trên với 600ml nước lọc.
- Đun sôi trên lửa vừa đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Uống khi thuốc còn ấm.
- Người bệnh nên duy trì uống 1 thang thuốc mỗi ngày để cải thiện tình trạng ho khan.
Bài thuốc trị ho khan do phong nhiệt
Chuẩn bị nguyên liệu: 8g lá hẹ, 8g bạc hà, 8h rễ chanh, 8g hoa cúc, 12g lá dâu, 12g rau má, 16g kim ngân.
Cách thực hiện:
- Dùng nước sạch để rửa các nguyên liệu và để ráo.
- Sử dụng 600ml để sắc cùng các loại thảo dược đã chuẩn bị.
- Nấu cho nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Nên uống thuốc khi còn ấm.
- Duy trì uống 1 thang mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Các bài thuốc Đông y dùng để chữa bệnh ho khan kéo dài được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, không gây tác dụng phù và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nguyên liệu của bài thuốc lấy từ tự nhiên nên cần có thời gian thẩm thấu lâu, vì thế người bệnh cần kiên trì thực hiện để thuốc có thể phát huy tối đa công dụng.
2.3 Điều trị ho khan bằng các mẹo dân gian
Với những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, dân gian đã đúc kết được những kinh nghiệm với các bài thuốc chữa ho khan hiệu quả ngay tại nhà. Tuy nhiên, các mẹo chữa bệnh này chỉ có tác dụng với những trường hợp ho khan nhẹ, các triệu chứng còn chưa quá nghiêm trọng.
Dứt điểm ho khan bằng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
Đông trùng hạ thảo được mệnh danh là thiên dược, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm đau, làm sạch phổi. Bên cạnh đó, mật ong nổi tiếng là chất chống oxy hoá, “kháng sinh tự nhiên”, giúp êm dịu cổ họng, giảm ho.
Sự kết hợp hoàn hảo này đem lại vị thuốc quý dứt điểm ho khan, ho kéo dài, êm dịu cổ họng nhanh chóng chỉ sau 1 vài lần sử dụng.
Chữa ho khan với gừng
Gừng có công dụng sát khuẩn, khám viêm cực hiệu quả và được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa cảm cúm, ho khan, đau họng,…Với nguyên liệu dễ tìm và rẻ tiền này, người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng bệnh bằng biện pháp sau đây.
Cách 1: Chuẩn bị một củ gừng tươi, cạo sạch vỏ và rửa sạch. Sau đó cắt gừng thành từng lát mỏng và ngậm trực tiếp vào miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên uống kèm với một cốc nước chanh. Mỗi ngày nên ăn từ 1 đến 2 lần để tình trạng ho khan giảm đáng kể.
Cách 2:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- 10ml mật ong nguyên chất
- 10ml nước cốt chanh
Cách thực hiện:
- Gừng đem cạo sạch vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
- Ngâm gừng, mật ong, nước cốt chanh với khoảng 250ml sôi, để trong khoảng 20 phút.
- Uống khi trà còn đang ấm, uống từng ngụm.
- Mỗi ngày nên uống từ 1 đến 2 lần, tốt nhất là uống vào buổi sáng và tối.
Chữa ho khan với củ cải trắng
Củ cải trắng không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm ăn uống có mặt trong các bữa ăn gia đình. Nguyên liệu này còn được biết đến với công dụng giảm đau, hạn chế sự xuất hiện của các dịch nhầy có trong cổ họng, cải thiện chứng ho khan do hen suyễn, tim mạch rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 củ cải trắng
- 2 đến 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Củ cải trắng gọt sạch vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn.
- Dùng mật ong để trộn cùng củ cải trắng, sau đó đem đi hấp cách thủy khoảng 15- 20 phút.
- Chia đều hỗn hợp thành 2 đến 3 phần.
- Dùng ăn trong ngày để bệnh mau thuyên giảm.
Chữa ho khan bằng tỏi
Tỏi được biết đến với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, trị cảm lạnh, ho khan, đau rát cổ họng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể rất tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5-6 tép tỏi
- Băng gạc
Cách thực hiện:
- Tỏi đem đi bóc vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn.
- Dùng tỏi để đắp lên hai lòng bàn chân và cố định lại bằng băng gạc.
- Để tỏi qua đêm.
- Thực hiện mỗi tối để chứng ho khan được điều trị dứt điểm.
Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh ho khan, các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhanh nhất. Tuy nhiên, để có thể chữa dứt điểm tình trạng này, bạn cũng nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!