Bị vảy nến có tắm biển được không? Cần lưu ý điều gì để tránh ảnh hưởng đến bệnh

4.8/5 - (6 bình chọn)

Muối biển vốn được biết đến với khả năng kháng khuẩn cực tốt cho người mắc bệnh về da, viêm ngứa. Tuy nhiên bị vảy nến có tắm biển được không? Cần lưu ý những điều gì khi tham gia hoạt động này? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để có thể thoải mái tắm biển mà không lo ảnh hưởng đến da hay những người xung quanh.

Người bị vảy nến có tắm biển được không? Các chuyên gia giải đáp

Vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính, không thể điều trị triệt để mà tái phát lại nhiều lần theo chu kỳ. Vảy nến gây nên hiện tượng bong tróc, nứt nẻ, ở da khiến nhiều người băn khoăn, lo ngại rằng bị vảy nến có tắm biển được không? 

Muối biển là một loại nguyên liệu dùng để chữa các bệnh ngoài da cực kì hiệu quả, trong đó có vảy nến. Vì thế, người bị bệnh vảy nến hoàn toàn có thể đi tắm biển bình thường. 

Giải đáp bị vảy nến có tắm biển được không
Giải đáp bị vảy nến có tắm biển được không

Theo một số nghiên cứu trong y học hiện đại, trong muối biển có chứa nhiều thành phần, hợp chất tốt cho sức khoẻ và tốt cho da, có thể kể đến như: 

  • I-ốt, lưu huỳnh, canxi là một số hợp chất có trong muối biển, có tác dụng ức chế quá trình hình thành vảy sừng, kháng viêm, sát khuẩn và làm da mịn màng hơn. 
  • Hợp chất Bromua và kẽm đều là các chất có tác dụng kháng viêm, chống sưng cực mạnh. Khi đi tắm biển, máu trong cơ thể sẽ được lưu thông tốt hơn và giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. 

Ngoài ra, sóng biển được coi là một liệu pháp massage rất tốt. Không chỉ giúp làm sạch da, tắm biển còn hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến và đặc biệt giúp cải thiện giấc ngủ, chữa bệnh về xương khớp rất hiệu quả. 

Hướng dẫn cách tắm biển đúng với người bị vảy nến

Bị vảy nến có tắm biển được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên tắm thế nào đúng cách, tránh ảnh hưởng đến bệnh không phải ai cũng nắm được. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách tắm biển đúng mà bệnh nhân vảy nến có thể tham khảo: 

1. Chỉ tắm biển từ 15-20 phút một lần

Muối có trong nước biển có tác dụng tốt với sức khoẻ. Tuy nhiên, không vì thế mà người bị vảy nến có thể tắm biển quá lâu. Theo một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những người mắc các bệnh về da khi ngâm nước biển từ 15-20 phút mỗi ngày đã được cải thiện bệnh một cách đáng kể. Không chỉ vậy, các triệu chứng ngoài da như nứt nẻ, mẩn đỏ, ngứa ngáy cũng mất dần đi. 

Nên tắm biển từ 15-20 phút
Nên tắm biển từ 15-20 phút

Khi bạn tắm quá lâu trong nước biển, nồng độ muối cao sẽ khiến da bạn bị khô, mất độ ẩm tự nhiên và dễ bị kích ứng hơn rất nhiều. Đặc biệt với những người bị vảy nến, tắm nước biển quá lâu sẽ làm diện tích vùng vảy nến lan rộng, khiến da khó lành hơn. Với tình trạng vảy nến nặng như bị chảy máu, viêm loét thì nồng độ muối cao làm vết thương nặng hơn, dễ nhiễm trùng hơn. 

2. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Người bị vảy nến nên tắm nắng thường xuyên 10 phút mỗi ngày từ 6-8 giờ sáng, khi mà cường độ các tia UV không quá mạnh. Ngoài thời gian này, người bệnh được khuyến cáo nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào các khoảng thời gian còn lại trong ngày vì khi đó các tia UVA, UVB có thể làm da bị yếu đi. 

Nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây nhiễm trùng trên da. Vì vậy, khi đi tắm biển, người bệnh có thể sử dụng các loại kem chống nắng phù hợp, dành cho da nhạy cảm, đồng thời lựa chọn khung giờ tắm biển vào sáng sớm hoặc chiều tối. 

3. Tránh đổ mồ hôi 

Da thiếu độ ẩm là nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến. Nồng độ muối trong nước biển kết hợp với việc đổ mồ hôi khi trời nóng rất dễ khiến da bạn bị khô và mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có. Chính điều đó khiến tình trạng vảy nến trở nên nặng hơn, da bạn sẽ ngứa ngáy và dễ bị kích ứng hơn. 

Tránh hoạt động mạnh gây đổ mồ hôi
Tránh hoạt động mạnh gây đổ mồ hôi

Do vậy, việc chăm sóc da sau khi tắm biển là điều cực kì quan trọng và cần thiết, đặc biệt với người bị bệnh vảy nến. Bạn có thể lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm để thoa trước và sau khi tắm. Đồng thời tránh vận động quá mạnh để gây đổ mồ hôi. 

Những điều cần lưu ý khi đi tắm biển ở bệnh nhân vảy nến

Dù là bị vảy nến hay bất kì loại bệnh ngoài da nào khác, khi đi tắm biển, người bệnh cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để bảo vệ sức khoẻ và tránh làm tình trạng bệnh trở nặng hơn: 

  • Chỉ nên tắm biển trong thời gian nhất định, không tắm quá 3 lần 1 tuần.
  • Thoa kem chống nắng khi đi tắm biển hoặc bất kì khi nào ra ngoài đường dưới trời nắng
  • Tắm lại bằng nước sạch (nước ngọt) sau khi tắm biển
  • Thoa kem dưỡng ẩm hoặc các loại dầu dừa, dầu oliu sau khi tắm biển để tăng độ ẩm cho da
  • Ngoài tắm biển, người bệnh nên kết hợp song song với các biện pháp điều trị khác theo tư vấn của bác sĩ.
  • Chọn các loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng lành tính, phù hợp với làn da nhạy cảm. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh gây kích ứng, dị ứng cho da. 

Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc: “Bị vảy nến có tắm biển được không?”. Tắm biển vừa giúp người bệnh điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, vừa làm tinh thần thoải mái và giúp da dẻ khoẻ mạnh hơn. 

Chia sẻ

Giải pháp từ các chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm này đang được đánh giá là bước đột phá giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da liễu dai dẳng, ngăn nguy cơ tái phát

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua