Bệnh á sừng bàn tay: Nguyên nhân và cách chữa trị

4.8/5 - (6 bình chọn)

Á sừng bàn tay là căn bệnh ngoài da không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng tapchiyhoccotruyen tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị qua những thông tin dưới đây. 

Á sừng ở bàn tay là gì? Có lây không?

Á sừng ở tay là một vị trí thường gặp ở bệnh nhân á sừng. Loại bệnh này còn được gọi với tên gọi khác là bệnh chàm khô hay eczema. Bệnh gây ra tình trạng nứt nẻ, bong tróc, khiến da bị khô thậm chí chảy máu, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay hay đầu ngón tay. Bệnh sẽ chuyển nặng hơn khi thời tiết trở lạnh và da không được cung cấp đủ độ ẩm. 

Á sừng bàn tay gây nên những bất tiện trong sinh hoạt
Á sừng bàn tay gây nên những bất tiện trong sinh hoạt

Căn bệnh này có thể gặp ở cả người già và trẻ nhỏ, không phổ biến ở bất kì độ tuổi nào. Á sừng ở tay không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây nên những khó khăn cũng như ảnh hưởng đến đời sống khá nhiều. Đặc biệt là với các hoạt động cần cầm nắm, cũng như gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti và ngại giao tiếp với mọi người. 

Á sừng là loại bệnh không lây nhiễm từ người sang người qua đường tiếp xúc hay hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời, vùng da á sừng có thể lan rộng sang các vùng khác và trở nên khó khăn trong việc chữa trị hơn. 

Nguyên nhân gây á sừng ở tay

Bệnh á sừng ở đầu ngón tay hay á sừng ngón tay chủ yếu do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại có trong bột giặt, nước rửa chén, hay xà phòng. Ngoài ra, căn bệnh này còn do một số nguyên nhân khác như sau: 

  • Do yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đã được các nghiên cứu khoa học chỉ ra là nguyên nhân phổ biến gây nên một số bệnh ngoài da, trong đó có á sừng bàn tay. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ đã từng mắc bệnh thì tỷ lệ người con mắc bệnh sẽ thấp hơn khi trong gia đình cả bố và mẹ đều mắc. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. 
  • Do thời tiết: Khi thời tiết lạnh, độ ẩm giảm, nếu không cung cấp đủ độ ẩm cho da thì rất dễ khiến da bị bong tróc, nứt nẻ. Đây chính là điều kiện để á sừng khởi phát. 
  • Do hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm cùng với làn da nhạy cảm là 2 nguyên nhân khiến cho da dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường.
  • Do thiếu chất: Một số loại vitamin như A, C, D, E là những chất giúp da chắc khoẻ. Khi thiếu hụt những chất này sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng da bị á sừng. 

Triệu chứng á sừng ở tay

Triệu chứng của bệnh khá phổ biến và dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, người bệnh rất dễ nhầm lẫn căn bệnh này với một số bệnh ngoài da khác như vảy nến, dị ứng, bệnh viêm da khác… Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu để người bệnh có thể dễ dàng nhận biết: 

  • Đúng như tên gọi của bệnh, những triệu chứng bong tróc, nứt nẻ thường gặp ở lòng bàn tay, ngón tay, móng tay và khuỷu tay 
  • Da khô, xuất hiện các lớp sừng dày, sần sùi, bị bong tróc
  • Khi á sừng xuất hiện ở móng tay sẽ khiến móng tay dày lên, dễ gãy, thậm chí có một số trường hợp, người bệnh còn bị vỡ móng tay 
  • Xuất hiện dấu hiệu chảy máu ở các vùng da bị á sừng
  • Khi thực hiện các hoạt động như cầm, nắm sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát
  • Đầu ngón tay mất dần vân tay 
  • Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện mụn nước ở vùng da á sừng. 

Vì dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, ảnh hưởng đến quá trình điều trị nên khi phát hiện những dấu hiệu á sừng ở tay, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được xác định kết quả một cách chính xác nhất. 

Cách chữa bệnh á sừng ở tay từ chuyên gia

“Bệnh á sừng ở tay có chữa được không, chữa bằng cách nào?” là câu hỏi mà nhiều người khi mắc phải căn bệnh này thắc mắc. Theo một số nghiên cứu, bệnh á sừng ở ngón tay hay ở tay nói chung đều chưa có phương pháp điều trị triệt để. Người bệnh sẽ phải xác định sống chung với căn bệnh này cả đời vì bệnh sẽ tái phát lại theo chu kỳ. Các biện pháp hiện nay chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn không cho bệnh tái phát lại một thời gian dài. 

Dưới đây là một số cách thức phổ biến được nhiều người sử dụng trong điều trị á sừng ở tay. 

1. Các phương pháp chữa tại nhà

Các phương pháp điều trị á sừng bàn tay ở nhà thường đơn giản, dễ thực hiện, các nguyên liệu dễ kiếm và thường dựa theo các mẹo vặt trong dân gian. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới thấy rõ được hiệu quả. 

  • Điều trị bằng nha đam: Nha đam có công dụng kháng khuẩn, làm dịu da, giảm ngứa và cung cấp độ ẩm cực tốt. Nha đam được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có á sừng ở tay. Người bệnh có thể sử dụng nha đam và thoa trực tiếp lên vùng da bị á sừng 2 lần 1 ngày để cải thiện bệnh. 
  • Sử dụng dầu dừa: Cũng như nha đam, dầu dừa có công dụng cung cấp độ ẩm cho da, làm da chắc khoẻ. Thoa dầu dừa trực tiếp lên da hoặc ăn dầu dừa là cách điều trị được nhiều người áp dụng. 
  • Chữa á sừng bàn tay bằng lá lốt: Ngoài việc chế biến trong các món ăn, lá lốt được sử dụng trong điều trị á sừng bằng cách đắp bã, xông hơi hoặc tắm. Người bệnh cũng có thể bổ sung lá lốt vào bữa ăn hàng ngày để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. 
Nha đam giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da
Nha đam giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da

2. Điều trị bằng tây y

Điều trị á sừng bằng tây y có ưu điểm là áp dụng được với cả các tình trạng á sừng nặng, hiệu quả nhanh và thấy rõ trong một thời gian ngắn. Các loại thuốc tây y được sử dụng chủ yếu là loại thuốc bôi và uống. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không được sử dụng trong thời gian dài vì trong một số loại thuốc chứa độc tố sẽ gây hại cho cơ thể. Một số loại thuốc chữa á sừng thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh là: 

  • Thuốc chứa corticoid: Đây là loại thuốc được các bác sĩ kê cho tình trạng bệnh nặng. Thuốc có công dụng kháng viêm, chống sưng, cung cấp độ ẩm và làm giảm nhanh các cơn ngứa rất tốt. 
  • Thuốc salicylic axit: Chủ yếu sử dụng dưới dạng thuốc bôi ngoài da, có tác dụng làm mềm da, giảm á sừng, bong tróc. Ngoài ra, nó còn giúp kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh khi sử dụng loại thuốc này nên tuân thủ theo thời gian mà bác sĩ đã đề ra. Do thuốc có tác dụng phụ gây hoại tử da nếu sử dụng trong thời gian dài. 
  • Thuốc kháng histamin: Đây cũng là loại thuốc được sử dụng với tình trạng bệnh nặng. Thuốc gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ. Người bệnh không nên sử dụng thuốc khi cần tập trung lái xe, làm việc. 
  • Thuốc kháng sinh: Là loại thuốc được sử dụng trong tình trạng bệnh bị viêm nhiễm. 
  • Một số loại thuốc chống nấm khác như imidazol, griseofulvin, nizonal. 
Sử dụng thuốc tây y giúp hiệu quả trị bệnh nhanh chóng
Sử dụng thuốc tây y giúp hiệu quả trị bệnh nhanh chóng

3. Điều trị bằng đông y

Theo đông y, nguyên nhân gây ra á sừng là do các yếu tố bên trong cơ thể như thận hoạt động kém, chức năng giải độc của thận suy yếu dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch làm cho cơ thể dễ bị phong hàn, từ đó gây nên bệnh á sừng. 

Từ nguyên nhân này, đông y chỉ ra rằng, muốn chữa á sừng ở tay thì phải chữa từ bên trong cơ thể. Khi cơ thể được bồi bổ, các cơ quan hoạt động bình thường, sức đề kháng tăng thì sẽ tạo được hàng rào giúp bảo vệ cơ thể, chữa lành bệnh. 

Các bài thuốc trong đông y chủ yếu sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, điều trị bằng đông y chỉ áp dụng và có hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát bệnh. Người bệnh cần kiên trì thực hiện một thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả. Một số bài thuốc đông y được nhiều người lựa chọn sử dụng trong điều trị á sừng như: 

  • Bài thuốc 1: Bao gồm tang bạch bì, ô liên rô, lá trầu không, ích nhĩ tử. bài thuốc này được dùng để ngâm rửa, làm sạch vùng da á sừng. 
  • Bài thuốc 2: Bao gồm mật ong, tang bạch bì, bí đao, thiên mã hồ. Bài thuốc được dùng để bôi ngoài da, giúp làm mềm da và nhanh lành vết thương. 
  • Bài thuốc 3: Bao gồm kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ, bồ công anh. Các nguyên liệu được sắc và uống hàng ngày, vừa giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, vừa điều trị bệnh á sừng hiệu quả. 

Các lưu ý trong quá trình điều trị á sừng ở tay

Trong quá trình điều trị á sừng ở tay, người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc, dưỡng da và ăn uống hợp  lý để hiệu quả chữa bệnh được nhanh chóng hơn. 

  • Thoa thêm kem dưỡng có thành phần lành tính, phù hợp với làn da nhạy cảm để cung cấp độ ẩm cho da
  • Ăn uống hợp lý, không ăn đồ chiên rán, dầu mỡ, kiêng đồ tanh. 
  • Thực hiện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng
  • Thoa kem chống nắng khi ra ngoài đường, che kín vùng da bị á sừng
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất trong nước rửa bát, xà phòng,…
  • Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng
  • Vệ sinh cơ thể đặc biệt là vùng da á sừng sạch sẽ mỗi ngày. 
Thoa kem chống nắng khi ra ngoài
Thoa kem chống nắng khi ra ngoài

Trên đây là những thông tin giúp cho người bệnh hiểu hơn về bệnh á sừng ở tay. Vì là một căn bệnh mãn tính, chưa có cách điều trị triệt để nên người bệnh cần kết hợp giữa các phương pháp điều trị theo tư vấn của bác sĩ và các biện pháp chăm sóc tại nhà. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo