Viêm Dạ Dày Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Mới Nhất

Đánh giá bài viết

Theo thống kê của Bộ y tế, cứ 1000 người thì có 8 người có nguy cơ mắc viêm dạ dày. Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe, tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết thậm chí ung thư dạ dày. Vậy viêm dạ dày là gì? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? 

Viêm dạ dày tá tràng là gì? Phân biệt loại bệnh viêm dạ dày  

Viêm dạ dày (tên tiếng anh là Gastritis) là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra triệu chứng phổ biến: cơn đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa dạ dày. 

Viêm dạ dày bệnh học được chia thành 2 giai đoạn: 

  • Viêm dạ dày cấp tính: Bệnh khởi phát nhanh triệu chứng xuất hiện đột ngột. Giai đoạn này phát hiện sớm và điều trị sẽ ít để lại di chứng 
  • Viêm dạ dày mạn tính: Bệnh gây tổn thương kéo dài, khó điều trị, gây tổn thương niêm mạc dạ dày tại vị vị hoặc tổn thương lan tỏa và dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày. 
Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa
Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa

Ngoài ra dựa vào nguyên nhân gây bệnh, có thể chia bệnh lý này thành loại bệnh: 

  • Viêm dạ dày dạng nốt: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do chế độ ăn uống không khoa học, người bệnh dung nạp nhiều thực phẩm gây bào mòn niêm mạc, dẫn đến hình thành nhiều vết viêm, lâu dần hình thành nốt sần. 
  • Viêm dạ dày ruột cấp: Vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng buồn nôn, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi và đi ngoài lỏng. 
  • Viêm dạ dày xung huyết: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày dẫn đến phù nề và xung huyết. Bạn xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn và những cơn đau dữ dội.
  • Viêm dạ dày Hp: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn Hp. Vi khuẩn này lây lan qua 3 con đường: miệng – miệng, phân miệng và qua vật dụng trung gian. Người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, đi ngoài phân đen, cơn đau nóng rát thượng vị.
  • Viêm dạ dày trào ngược thực quản: Bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng trào ngược như ợ hơi, ợ chua, đau nóng rát vùng thượng vị. Bệnh kéo dài dẫn đến biến chứng về viêm đường hô hấp, hẹp thực quản. 

Triệu chứng viêm loét dạ dày 

Để điều trị bệnh sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, bạn nhân nhận biết một số dấu hiệu dưới đây: 

  • Xuất hiện cơn đau dạ dày âm ỉ, hoặc đau quặn từng cơn có thể kèm theo cảm giác nóng rát. Cơn đau thường xuất hiện khi đói, vào ban đêm hoặc sáng sớm. 
  • Thường xuyên buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy vùng, cảm giác ăn không ngon, sụt cân nhanh chóng 
  • Rối loạn tiêu hóa: xuất hiện tình trạng táo bón, khó tiêu, bị tiêu chảy
  • Thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, sút cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi 
  • Đi ngoài xuất hiện máu trong phân hoặc phân màu đen 

Ngoài ra, nhiều trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng khó thở, hay bị nghẹn. Đây là tình trạng dạ dày bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thức ăn. Thực phẩm không được tiêu hóa sẽ bị tổn và lên men, gây áp lực lên khí quản và gây ra tình trạng khó thở. 

Cơn đau thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm dạ dày
Cơn đau thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm dạ dày

Vậy những ai dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày? 

Theo nhiều thống kê cho thấy, trong số bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính, 60% trong số đó là người cao tuổi. Hơn nữa, bệnh lý này phổ biến ở một số đối tượng: 

  • Dân văn phòng: Người bệnh áp lực thường xuyên, ít vận động, thức khuya,.. dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 
  • Nam giới ngoài 40 tuổi: Đối tượng bị bệnh lý dạ dày ở độ tuổi này khác cao khi thói quen xấu thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, …. gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. 
  • Người mắc bệnh lý về tim mạch, xương khớp: Đối với người mắc bệnh lý này, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm cũng tổn thương niêm mạc dạ dày. 
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em: Đối tượng này dễ mắc do sức đề kháng kém, bao tử dễ bị tổn thương và dẫn đến viêm loét. 

Nguyên nhân gây viêm dạ dày – 90% người bệnh chủ quan 

Viêm dạ dày nguyên nhân là gì? Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm yếu tố bệnh lý và những thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh. Điển hình trong đó phải kể đến như: 

  • Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương niêm dạ dày, rối loạn cơ chế điều tiết axit tại đây. Đây cũng là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và nguy cơ cao biến chứng thành ung thư. 
  • Viêm dạ dày tự miễn: Hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, tấn công lại chính tế bào niêm mạc gây viêm loét dạ dày. Theo chuyên gia khuyến cáo, thì rối loạn hệ miễn dịch có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể. 
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm gây tác dụng phụ, ức chế chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét. 
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài kích thích axit dạ dày tiết nhiều, mất cân bằng và tổn thương niêm mạc 
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Việc ăn uống không đúng giờ, không đúng bữa, ăn quá no hay quá đói ảnh hưởng đến dạ dày, hoạt động co bóp bị rối loạn và viêm loét 
  • Hút thuốc lá sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng là nguyên  nhân chính dẫn đến tình trạng này. Hay người bệnh thường xuyên phải sử dụng hóa chất như bị nhiễm HIV, bệnh Crohn, …hệ miễn dịch suy giảm nguy cơ cao mắc bệnh lý dạ dày. 
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày có nguy hiểm không? Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ? 

Theo chuyên gia khuyến cáo, viêm loét dạ dày là bệnh lý không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Nhưng bệnh kéo dài, tổn thương niêm mạc dạ dày ngày càng, gây viêm loét dạ dày. 

Nhiều trường hợp viêm loét nặng có thể dẫn đến xuất hiện, thủng dạ dày. Thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân bị ung thư và nguy cơ tử vong cao. 

Vậy khi nào cần khi thăm khám bác sĩ? 

Khi xuất hiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu,…trong thời gian ngắn bạn không cần quá lo lắng, bởi đây là triệu chứng dễ gặp trong cuộc sống thường ngày. 

Tuy nhiên, những triệu chứng này kéo dài hơn 1 tuần, xuất hiện thêm triệu chứng nôn mửa, đi ngoài ra máu, phân màu đen cần đi thăm khám và điều trị sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn cần đến cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm như X – quang, nội soi đường tiêu hóa, xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori,… từ đó bác sĩ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Người bệnh cần làm xét nghiệm để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh
Người bệnh cần làm xét nghiệm để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh

Điều trị viêm dạ dày như thế nào? 

Sau khi được chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh, dựa vào cơ địa và mức độ của bệnh lý, bạn có thể lựa một trong những phương pháp điều trị phổ biến dưới đây.

Điều trị bằng Tây y chấm dứt nhanh triệu chứng 

Sử dụng thuốc tây điều trị viêm loét dạ dày là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh hiện nay, giúp chấm dứt nhanh triệu chứng trào ngược và cơn đau hiệu quả. Thông thường bạn được bác sĩ kê đơn một số thuốc như: 

  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp: Với trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày dương tính HP, được bác sĩ kê đơn thuốc Clarithromycin, amoxicillin, metronidazole,… Sử dụng thuốc 7-14 ngày giúp chấm dứt viêm dạ dày dương tính Hp hiệu quả. 
  • Thuốc ức chế Histamin H2: Thuốc tác dụng ức chế giải phóng histamine, giảm đau, kháng viêm, giảm axit tiết dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Một số thuốc được sử dụng phỏ biến: Famotidine, nizatidine,… 
  • Thuốc ức chế proton: Bạn sử dụng thuốc; Omeprazole, rabeprazole, pantoprazole,… Thuốc giúp ức chế hoạt proton, ngăn ngừa aixt dạ dày giúp chấm dứt trào ngược, ợ hơi, đầy bụng hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc gặp một số tác dụng phụ gãy cột sống, cổ tay, xương hông 
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Giúp trung hòa axit trong dạ dày ngăn ngừa aixt tấn công dạ dày. Khi sử dụng người bệnh gặp tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,… 

Thuốc tây với công dụng hiệu quả nhanh chóng, nhưng bạn gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa thuốc chỉ cải thiện triệu chứng, sau một thời gian bệnh tái phát và có xu hướng nghiêm trọng hơn. 

Sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh
Sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh

Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh

Mẹo dân gian với ưu điểm tận dụng thảo dược quanh nhà, thực hiện đơn giản hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Bạn tham khảo một số thảo được như: 

  • Bài thuốc từ nghệ và mật ong: Sử dụng tinh bột nghệ hòa với mật ong sử dụng trực tiếp hoặc vo thành viên hoàn sử dụng trước khi ăn. 
  • Gừng chữa viêm dạ dày: Sử dụng gừng thái lát vào nước đun sôi khoảng 15 phút. Bạn sử dụng khi còn ấm giúp giảm đau, chống viêm, cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với gừng và mật ong, giúp nhân đôi công dụng điều trị bệnh hiệu quả. 
  • Bài thuốc từ lá mơ lông: Lá mơ rửa sạch giã nát và chắt lấy nước. Sử dụng 2 lần/ ngày giúp niêm mạc dạ dày phục hồi nhanh chóng, cơn đau hiệu quả. 
Bài thuốc từ nghệ và mật ong
Bài thuốc từ nghệ và mật ong

Tuy nhiên, bài thuốc trên chỉ tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày nhẹ, mới khởi phát. Ngược lại với trường hợp nghiêm, người bệnh cần đi thăm khám lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Phẫu thuật ngoại khoa 

Đây được coi là giải pháp cuối cùng của người bệnh, điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng thuyên giảm. Chuyên gia khuyến cáo sử dụng với trường hợp người bệnh niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến xuất huyết bao tử, thủng dạ dày hay bị ung thư. Hiện nay ứng dụng 3 kiểu phẫu thuật điều trị bệnh: 

  • Cắt dạ dày: Cắt bỏ phần dạ dày bị tổn thương sau đó nối trực tiếp ruột non và phần còn lại của dạ dày. Ứng dụng phương pháp này, người bệnh gặp biến chứng thiếu máu, khả năng hấp thụ kém hơn,… 
  • Cắt dây thần kinh: Bác sĩ tiến hành cắt dây thần kinh điều hòa axit tiết trong dịch vị, giúp ngăn ngừa axit tiết quá mức và tấn công niêm mạc. Tuy nhiên, thủ thuật y khoa này có thể tác động đến một số cơ quan khác và phản tác dụng khiến viêm loét nghiêm trọng hơn. 
  • Tạo hình môn vị: Người bệnh viêm dạ dày ở môn vị dẫn đến hẹp môn vị, bác sĩ tiến hành môt nội soi, cải thiện tình trạng trên. 
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng điều trị viêm dạ dày
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng điều trị viêm dạ dày

Chữa viêm dạ dày bằng vật lý trị liệu 

Điều trị viêm dạ dày bằng vật lý trị liệu là xu hướng điều trị của thế kỷ 21, đảm bảo an toàn, người bệnh không gặp tác dụng phụ như sử dụng thuốc tây. Những phương pháp được sử dụng phổ biến như: 

  • Điều trị bằng ion tĩnh điện: Phương pháp này giúp cơ quan tạo máu, niêm mạc dạ dày phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng viêm loét. 
  • Liệu pháp Balneotherapy: Tình trạng niêm loét được phục hồi bằng nước khoáng (có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo). 

Bài thuốc Đông y trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ

Trong Đông y, nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày là do cơ thể suy nhược, chức năng dạ dày bị suy giảm, axit dạ dày tiết nhiều và gây viêm. Do đo bài thuốc Đông y sử dụng những thảo dược tác dụng giảm đau và khắc phục nguyên nhân trên. Bạn tham khảo một số bài thuốc được sử dụng phổ biến như:

Bài thuốc số 1: 

Nguyên liệu: 20g rau má, 16g các loại thảo dược mã đề, cam thảo, tần quy, liên nhục, củ mài, bạch truật cùng 10g trần bì, bán hạ, chi tử cùng một số thảo dược khac theo chỉ định của lương y 

Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc và sử dụng 2 lần/ ngày, giúp giảm nhanh cơn đau, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng hiệu quả

Bài thuốc số 2: 

Nguyên liệu 

  • 20g táo đen, phòng sâm 
  • 16 g một số thảo dược: củ mài, liên nhục, bạch truật, ngưu tất,… 
  • 12g cam thảo, trần bị, viễn trĩ
  • 10g chỉ xác và hạ chế

Sử dụng: Đem nguyên liệu sắc và sử dụng 2 lần/ ngày sau khi uống. 

Điều trị viêm dạ dày bằng Đông y 
Điều trị viêm dạ dày bằng Đông y

Viêm dạ dày nên ăn gì kiêng gì? 

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, còn giúp tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy bị viêm dạ dày nên ăn gì kiêng gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm dưới đây: 

  • Bổ sung thực phẩm chống viêm kháng khuẩn tốt cho dạ dày như: chuối, táo, dứa, gừng, tỏi,… trong bữa ăn hàng ngày 
  • Bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa như (món luộc, hấp, canh). thực phẩm giàu chất xơ tăng cường khoáng chất và vitamin cho cơ thể. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu  probiotic như sữa chua, kefir,… giúp giảm đau và tăng cường sức đề kháng 
Chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hiệu quả

Bên cạnh đó bạn cần hạn chế thực phẩm: 

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán 
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có gas khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn 
  • Không sử dụng thực phẩm ăn quá cứng, thức ăn muối chua 

Ngoài ra bạn cần lưu ý: 

  • Cần ăn uống điều độ, đúng bữa, không nên bỏ bữa,
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày tránh để bụng quá no hoặc quá đói khiến cơn đau và triệu chứng xuất hiện thường xuyên 
  • Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và chức năng của hệ tiêu hóa. 
  • Không thức quá khuya làm việc muộn khiến dịch vị dạ dày tiết nhiều hơn và tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng 
  • Nhận biết dấu hiệu bệnh, cần đi thăm khám và điều trị sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về viêm dạ dày, cùng cách điều trị bệnh hiệu quả. Do đó, nhận biết dấu hiệu bạn cần thăm khám và điều trị sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo