Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Cách Nhận Biết Và Điều Trị An Toàn

Đánh giá bài viết

Trẻ bị viêm phế quản thường gặp phải tình trạng ho nhiều, khạc đờm, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tổn thương đến phổi và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách nhận biết sớm và điều trị an toàn bệnh viêm phế quản ở trẻ em.

Viêm phế quản ở trẻ em là gì? 

Phế quản nằm tiếp sau khí quản, là các ống dẫn đưa không khí vào phổi. Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng tại niêm mạc các phế quản khiến chúng bị kích thích ho nhiều, phù nề, tăng tiết đờm nhầy, gây cản trở hô hấp của các bé. Nếu không điều trị tích cực bệnh có thể lan xuống phổi gây viêm phổi.

Viêm phế quản thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi
Viêm phế quản thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể là cấp tính (diễn ra trong thời gian ngắn) hoặc mãn tính (kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm). Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc viêm phế quản nhất. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ nhỏ, chỉ đứng sau bệnh tiêu chảy.

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản

Trẻ có các triệu chứng dưới đây có thể đã mắc phải bệnh viêm phế quản:

  • Cảm giác đau, nóng, rát ở cổ họng
  • Ho nhiều, ho khan hoặc ho có đờm trong. Đờm có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng, kèm mủ nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. 
  • Thở nhanh, thở ngắn, thở khò khè do đờm và hiện tượng co thắt phế quản làm hẹp đường thở khiến trẻ phát ra tiếng thở khó khăn.
  • Sốt từ 39 – 40 độ C. Trường hợp trẻ bị viêm phế quản mãn tính có thể sốt nhẹ hoặc không sốt.
  • Dấu hiệu khác: Chảy dịch mũi, đau tức vùng ngực, rút lõm lồng ngực, da xanh xao, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, nôn trớ…

Thông thường, phải sau 24 -72 giờ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trẻ mới xuất hiện triệu chứng viêm phế quản đầu tiên. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu thường gần giống với một số bệnh hô hấp như viêm họng, cảm sốt thông thường. Do vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng.

Ho là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ bị viêm phế quản
Ho là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ bị viêm phế quản

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

  • Trẻ tím tái, khó thở, tay chân lạnh, đầu chi tím
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Trẻ bỏ bú, ho không ngừng, li bì, khó đánh thức, mất ý thức

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em thường là virus, chủ yếu là virus hợp bào hô hấp RSV, Rhinovirus, Adenovirus, cúm, á cúm…. 

Khi trẻ bị nhiễm virus nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất gồm tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn, H.influenzae…. Các chủng vi khuẩn này thường có mặt thường xuyên ở mũi – họng, khi sức đề kháng của trẻ giảm sút, chúng sẽ hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh.

Thời tiết thay đổi đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm cũng là yếu tố thuận lợi khiến trẻ bị viêm phế quản nhiều hơn.

Trẻ nào dễ bị viêm phế quản hơn?

Trẻ thuộc nhóm đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn so với các trẻ khác, gồm có:

  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất….
  • Trẻ sống trong không gian ẩm thấp, nấm mốc, chật chội…
  • Trẻ có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử hen suyễn
  • Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hoặc các tác nhân ngoại lai đến từ môi trường
  • Trẻ béo phì, thừa cân

Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

Thầy thuốc ưu tú Lê PhươngGiám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 khuyến cáo cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị viêm phế quản. Bởi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do không được cấp cứu kịp thời khi gặp biến chứng.

Trẻ bị viêm phế quản có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng
Trẻ bị viêm phế quản có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng

Các biến chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm:

  • Viêm phổi
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD
  • Suy hô hấp, suy tim
  • Hoại tử phổi, áp xe phổi, tràn khí/dịch màng phổi
  • Giãn phế quản
  • Khí phế thũng
  • Lao phổi

Cách chẩn đoán và điều trị cho trẻ bị viêm phế quản 

Chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ em thường dựa trên kết quả khám thực thể và kết quả cận lâm sàng:

  • Triệu chứng lâm sàng: ho khan, rát họng sau đó chuyển sang ho có đờm, sốt cao hoặc sốt nhẹ, đau ngực, có hội chứng phế quản….
  • Cận lâm sàng: X – Quang rốn phổi đậm, công thức máu bạch cầu đa nhân tăng, xét nghiệm đờm…

Nguyên tắc đề điều trị viêm phế quản ở trẻ em là phải giữ ấm cho trẻ, tống đờm ra ngoài để giúp trẻ dễ thở hơn và chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, trẻ bị viêm phế quản có thể áp dụng các cách điều trị sau: 

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em bằng thuốc tây

Phương pháp sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu là điều trị triệu chứng. Các loại thuốc tây được sử dụng gồm:

  • Thuốc hạ sốt Paracetamol, Ibuprofen
  • Thuốc giãn phế quản Salbutamol trong trường hợp viêm phế quản co thắt gây khó thở
  • Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Cefixim, Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin…
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với các triệu chứng bệnh
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với các triệu chứng bệnh

Cha mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc ho, thuốc long đờm… cho trẻ tại nhà vì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Mẹo dân gian chữa viêm phế quản tại nhà

Để điều trị cho trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian như:

  • Mẹo chữa viêm phế quản bằng tỏi: Thêm tỏi khi chế biến thức ăn, chế cao tỏi mật ong cho trẻ dùng 1 thìa nhỏ vào buổi sáng và tối. Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể ăn nhiều tỏi và cho trẻ bú để đạt hiệu quả.
  • Mẹo chữa bằng mật ong: Dùng mật ong ngâm tỏi hoặc trà mật ong khi ấm có thể giúp bé cải thiện các cơn ho, làm loãng đờm và dịu cổ họng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi và chỉ nên dùng mật ong nguyên chất.
  • Mẹo chữa viêm phế quản bằng củ cải: Dùng củ cải chế biến thành các món ăn hoặc nấu nước củ cải để thay thế nước trắng cho trẻ có thể mang lại hiệu quả rất tốt.
Mật ong giúp cải thiện ho, đờm hiệu quả
Mật ong giúp cải thiện ho, đờm hiệu quả

Cha mẹ cần lưu ý các mẹo dân gian chữa viêm phế phế quản chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh trong những trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả các phương pháp này không cao, còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi bé. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không áp dụng các cách chữa này cho trẻ sơ sinh, không áp dụng trong những trường hợp nặng và không lạm dụng.

Trẻ bị viêm phế quản đến đi khám ở đâu tốt?

Để đảm bảo an toàn điều trị, cha mẹ nên đưa trẻ bị viêm phế quản đến các cơ sở khám bệnh uy tín như:

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
  • Bệnh viện Nhi Trung Ương
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102
  • Bệnh viện Phổi Trung Ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Nhi Đồng I
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Khoa Hô hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Phòng khám YHCT Quân dân 102

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì? Kiêng gì? 

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn:

  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa bò, trứng gà, sữa chua, đậu phụ…
  • Thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như súp, cháo, canh…
  • Rau xanh và các trái cây có nhiều vitamin C, A, E và các khoáng chất như cà rốt, bí ngô, dâu tây…
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ sơ sinh nên tăng các cữ bú mẹ để bổ sung phần nước và điện giải đã mất.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh gây chán, nôn trớ
Tăng cường rau xanh, trái cây hỗ trợ điều trị viêm phế quản cho trẻ
Tăng cường rau xanh, trái cây hỗ trợ điều trị viêm phế quản cho trẻ

Các thực phẩm nên kiêng:

  • Bánh kẹo ngọt, nước có gas, đồ ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn
  • Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, muối, đường
  • Các thực phẩm có vị chua, chát như khế, mận, xoài…
  • Các thực phẩm chứa gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, sa tế…

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ 

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phế quản ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

  • Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa
  • Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, khói thuốc
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, khuyến khích trẻ uống đủ nước và tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh về hô hấp
  • Tiêm phòng vắc xin phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ
  • Với mẹ bầu khi mang thai cần ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi đầy đủ để giúp thai nhi khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt. Với trẻ sơ sinh, tốt nhất nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Trẻ bị viêm phế quản có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên liên hệ chuyên gia hoặc đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả, an toàn.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua