Viêm phế quản cấp và cách điều trị hiệu quả, ngừa biến chứng

Đánh giá bài viết

Viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng trong thời gian ngắn. Bệnh thường gây ho nhiều, ho có đờm, thở khò khè, họng sưng đỏ và đau buốt. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều thuyên giảm nhanh sau vài tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. 

Viêm phế quản cấp là tình trạng niêm mạc ống dẫn khí bị nhiễm trùng trong thời gian ngắn
Viêm phế quản cấp là tình trạng niêm mạc ống dẫn khí bị nhiễm trùng trong thời gian ngắn

Viêm phế quản cấp là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng niêm mạc phế quản (ống dẫn khí) bị phù nề, sưng viêm trong một thời gian ngắn. Phế quản có kích thước nhỏ nhưng bao gồm nhiều nhánh, tạo thành hệ thống ống dẫn khí dày đặc bên trong phổi với chức năng thanh lọc bụi bẩn và độc tố có trong không khí. Cũng chính vì vậy mà niêm mạc phế quản dễ bị nhiễm trùng khi có điều kiện thuận lợi.

Tương tự như các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phế quản cấp khởi phát triệu chứng đột ngột, ồ ạt và diễn tiến nhanh. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có thuyên giảm nhanh nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Viêm phế quản cấp thường xảy ra do nhiễm virus (chiếm hơn 90%), chỉ có một số ít trường hợp xảy ra do vi khuẩn. Nếu xảy ra do vi khuẩn, bệnh nhân cần được soi tiết dịch đờm và làm kháng sinh đồ phù hợp. Bởi viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường có mức độ nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng nếu không xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp

Tác nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp tính là do các tác nhân nhiễm trùng như virus và vi khuẩn – trong đó chiếm hơn 90% là virus. Các loại virus này thường phát triển mạnh vào thời điểm từ mùa lạnh sang mùa nóng (đông – xuân) dẫn đến viêm phế quản cấp và một số bệnh viêm đường hô hấp thường gặp khác.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp thường gặp:

  • Virus: Virus là tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng ống dẫn khí (chiếm hơn 90%). Thường gặp nhất là virus cúm A, RSV, rhinovirus, adenovirus và coronavirus.
  • Vi khuẩn: Chỉ có dưới 10% trường hợp bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn (chủ yếu là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, vi khuẩn gây ho gà, phế cầu khuẩn). Viêm phế quản cấp do phế cầu thường có mức độ nặng và có thể để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nguy cơ mắc viêm phế quản có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như:

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản cấp và một số bệnh hô hấp khác
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản cấp và một số bệnh hô hấp khác
  • Người có hệ miễn dịch kém (trẻ nhỏ, người cao tuổi)
  • Bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Hút thuốc lá lâu năm
  • Sử dụng rượu bia thường xuyên
  • Tiếp xúc gần gũi với người bị viêm phế quản và người mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác
  • Người sinh sống trong môi trường ô nhiễm, điều kiện sống kém
  • Không điều trị dứt điểm viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan và các bệnh viêm nhiễm ở răng hàm mặt

>>> Đọc ngay: CHẤM DỨT chuỗi ngày khổ sở dùng kháng sinh chữa viêm phế quản nhờ bài thuốc quý

Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản cấp

Như đã đề cập, viêm phế quản cấp thường bùng phát triệu chứng ồ ạt, đột ngột và dễ nhận biết hơn so với viêm phế quản mãn tính. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa đông sang mùa xuân và tiến triển trong khoảng vài tuần.

Bệnh thường gây ho nhiều, ho có đờm, ho thành từng cơn và nặng hơn vào ban đêm 
Bệnh thường gây ho nhiều, ho có đờm, ho thành từng cơn và nặng hơn vào ban đêm

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản cấp cũng giống với các tình trạng bệnh hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan, ho. Tuy nhiên, bệnh sẽ có một số biểu hiện điển hình như:

  • Ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng và ho thành từng cơn. Ho được xem là triệu chứng điển hình nhất của viêm phế quản cấp và mãn tính. Mức độ cơn ho thường nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột và ho nhiều vào ban đêm.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Có cảm giác đờm ứ ở cổ họng, thường xuyên phải đằng hắng
  • Có thể không gây sốt hoặc gây sốt nhẹ đến sốt cao tùy theo tác nhân gây bệnh và thể trạng của từng người
  • Ho nhiều dẫn đến khàn tiếng, đau thắt ngực
  • Dịch đờm tiết ra nhiều, đờm trong suốt (virus) hoặc đờm đặc có màu trắng, vàng hoặc xanh (do vi khuẩn)
  • Thở khò khè
  • Họng ngứa, sưng và đau buốt
  • Đôi khi có gây ớn lạnh, cơ thể xanh xao, mệt mỏi và ăn uống kém

Triệu chứng thực tế có thể nặng hoặc nhẹ hơn tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân. Ở những người có sức đề kháng tốt, bệnh gần như chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh thông thường. Ngược lại, cũng có không ít trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản cấp kéo dài và tái phát thường xuyên do hệ miễn dịch kém, thể trạng suy nhược.

Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Có lây không?

Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh hô hấp thường gặp. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em, người lớn và người tuổi. Đa phần các trường hợp mắc bệnh (do virus) đều thuyên giảm nhanh sau khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Ở một số người có hệ miễn dịch tốt, bệnh có thể tự thuyên giảm sau 2 – 3 tuần mà không điều trị. Bởi phần lớn virus gây bệnh đều bị các tế bào miễn dịch tiêu diệt và kiểm soát hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu viêm phế quản xảy ra do vi khuẩn, bệnh nhân cần phải thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Khác với virus, vi khuẩn thường phát triển mạnh khiến nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan hô hấp dưới như tiểu phế quản và phế nang. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây giãn phế quản, suy hô hấp cấp và nhiễm trùng các cơ quan lân cận.

Ngoài ra, các triệu chứng của viêm phế quản cấp ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, sinh hoạt và hiệu suất lao động. Hơn nữa, tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) có khả năng lây truyền qua đường nước bọt. Do đó trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc thân mật với những người xung quanh. Với người có tính chất nghề nghiệp phải giao tiếp và gặp mặt thường xuyên, tình trạng này gây ra không ít phiền toái và khiến công việc bị trì hoãn.

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp gây ra các triệu chứng điển hình và dễ nhận biết. Do đó, phần lớn bệnh nhân đều được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Trong trường hợp nghi ngờ có sự hiện diện của vi khuẩn (đờm đặc có màu trắng như mủ, vàng, xanh), sốt cao > 38 độ C, bệnh nhân có tuổi tác cao > 75 tuổi, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật cận lâm sàng như:

Viêm phế quản cấp chủ yếu được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng 
Viêm phế quản cấp chủ yếu được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng
  • X-Quang phổi
  • Soi cấy dịch đờm

Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp tính là bệnh viêm đường hô hấp dưới có mức độ nhẹ và phần lớn có tự thuyên giảm hoặc thuyên giảm nhanh khi dùng thuốc. Tuy nhiên đối với trường hợp do vi khuẩn, bệnh nhân cần tích cực điều trị và xây dựng chế độ chăm sóc để nâng đỡ thể trạng.

Một số phương pháp điều trị viêm phế quản cấp, bao gồm:

1. Sử dụng kháng sinh

Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân tự ý dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản mà không tham vấn y khoa. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ mang lại hiệu quả đối với viêm phế quản do vi khuẩn. Virus gần như không bị tiêu diệt bởi hoạt tính của các loại kháng sinh và chủ yếu bị đào thải ra khỏi cơ thể sau một thời gian nhất định (khoảng 2 – 3 tuần).

Tự ý sử dụng kháng sinh không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong cộng đồng. Đồng thời gây ra nhiều khó khăn hơn khi điều trị các bệnh viêm đường hô hấp do vi khuẩn về sau. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh nếu chưa được bác sĩ thăm khám và soi cấy dịch đờm.

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm phế quản cấp xảy ra do vi khuẩn
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm phế quản cấp xảy ra do vi khuẩn

Các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm phế quản cấp do vi khuẩn:

  • Ampicillin
  • Amoxicillin
  • Kháng sinh nhóm macrolid
  • Kháng sinh nhóm quinolon
  • Penicillin

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân bị viêm phế quản cấp trong một số trường hợp đặc biệt như:

  • Viêm phế quản cấp bị bội nhiễm, đã xuất hiện biến chứng viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch hoặc có sẵn các bệnh về tim, phổi, gan, thận, thần kinh và cơ
  • Bệnh nhân hơn 65 tuổi
  • Bệnh nhân bị ho cấp, đau thắt ngực, khó thở và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng
  • Người bị tiểu đường (cả type 1 và type 2)
  • Người đang sử dụng corticoid toàn thân

Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc khi dùng kháng sinh, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có chỉ định và cần dùng đều đặn trong 10 – 14 ngày hoặc hơn theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không tự ý ngưng thuốc và hiệu chỉnh liều. Ngoài ra, nên thông báo ngay với bác sĩ các triệu chứng bất thường gặp phải trong thời gian sử dụng.

2. Thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc điều trị triệu chứng viêm phế quản được dùng cho cả viêm phế quản cấp do virus và vi khuẩn. Thuốc được sử dụng với mục đích các cải thiện triệu chứng thường gặp như ho, sốt, ứ đờm, mệt mỏi, sổ mũi,… Tùy theo mức độ triệu chứng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

Có thể dùng thêm một số loại thuốc để điều trị triệu chứng ho, ứ đờm, nghẹt mũi,...
Có thể dùng thêm một số loại thuốc để điều trị triệu chứng ho, ứ đờm, nghẹt mũi,…
  • Thuốc hạ sốt: Sốt là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phế quản cấp. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể dùng Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen. Trong đó, Paracetamol là loại thuốc thông dụng nhất vì độ an toàn cao, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu quá mẫn và dị ứng với loại thuốc này, bệnh nhân có thể thay thế bằng Aspirin hoặc Ibuprofen.
  • Khí dung giãn phế quản: Khí dung giãn phế quản được sử dụng để giảm viêm ống dẫn khí, qua đó cải thiện tình trạng khó thở, thở khò khè và đau thắt ngực. Nhóm thuốc này mang lại hiệu quả nhanh nhưng nguy cơ cao và nhiều rủi ro nên chỉ được sử dụng khi cần thiết.
  • Thuốc long đờm: Là nhóm thuốc có tác dụng thay đổi độ đặc của đờm, từ đó giúp cơ thể loại bỏ dịch tiết hô hấp thông qua phản ứng ho, hắt hơi, khạc,… Khi sử dụng thuốc, dịch đờm có thể tiết ra nhiều hơn nhưng thường loãng và dễ dàng tống khứ ra bên ngoài. Sau vài ngày sử dụng, lượng đờm giảm dần và cảm giác ứ đờm, khò khè cũng được cải thiện đáng kể.
  • Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus được sử dụng nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là virus cúm. Tuy nhiên, thuốc chỉ mang lại hiệu quả khi sử dụng trong vòng 36 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên. Thuốc có thể kìm hãm hoạt động của virus và làm giảm mức độ của các triệu chứng.
  • Viên uống hỗ trợ: Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, bệnh nhân có thể dùng thêm viên uống chứa Kẽm và vitamin C. Hoặc có thể bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua chế độ dinh dưỡng.

Đa phần bệnh nhân đều đáp ứng tốt sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nên chú ý biểu hiện của cơ thể và tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy triệu chứng nặng dần theo thời gian. Bởi ở những người có hệ miễn dịch kém, dịch đờm có thể ứ đọng trong các ống dẫn khí lâu ngày, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm phế quản bội nhiễm.

Nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể ở giai đoạn bình thường cũng như trong giai đoạn điều trị bệnh viêm phế quản cấp, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc với các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. Những sản phẩm này người bệnh có thể tham khảo và tìm mua tại DRVITAMIN – CHUỖI SIÊU THỊ VITAMIN UY TÍN SỐ 1 VIỆT NAM. Sản phẩm chính hãng 100% và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại DrVitamin sẽ giúp khách hàng yên tâm sử dụng mọi sản phẩm. 

>>>XEM NGAY: CÁC SẢN PHẨM BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT HIỆU QUẢ CHO CƠ THỂ<<<

3. Các biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp này thường xuyên còn giúp hạn chế tần suất sử dụng thuốc điều trị triệu chứng.

Nên dành thời gian nghỉ ngơi và sử dụng trà thảo dược để giảm đau buốt, ngứa rát họng
Nên dành thời gian nghỉ ngơi và sử dụng trà thảo dược để giảm đau buốt, ngứa rát họng

Các biện pháp chăm sóc bệnh viêm phế quản cấp tính:

  • Ngậm và súc miệng với nước muối ấm: Nước muối ấm có đặc tính sát trùng, giảm ngứa và đau rát cổ họng. Vì vậy, bệnh nhân nên ngậm và súc miệng với nước muối 3 – 5 lần/ ngày. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm loãng dịch đờm và giảm cảm giác khó chịu ở vùng cổ họng.
  • Chườm mát: Song song với dùng thuốc hạ sốt, nên chườm khăn mát ở vùng cổ, nách và bẹn để giảm thân nhiệt. Ngoài ra, có thể dùng khăn mát lau người để giảm tình trạng sốt cao.
  • Xông mũi: Nếu mũi nghẹt và chảy nước mũi nhiều, nên xông mũi bằng nước ấm 1 lần/ ngày. Hoặc có thể thêm vào 1 ít tinh dầu bạc hà, tràm trà, gừng tươi,… để làm thông thoáng khoang mũi và tăng dẫn lưu dịch ra bên ngoài.
  • Sử dụng trà thảo dược: Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại trà thảo dược như trà bạc hà, trà gừng, quế mật ong,… để giảm cảm giác ngứa rát và đau buốt ở cổ họng. Các loại trà thảo dược còn có đặc tính kháng virus, vi khuẩn và chống viêm tự nhiên nên có thể đẩy nhanh tiến độ phục hồi đáng kể.
  • Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong: Người bệnh viêm phế quản cấp chỉ cần dùng 1 – 2 thìa cafe nhỏ mật ong ngâm trùng thảo pha với nước ấm 80 độ C. Sẽ đem lại hiệu quả giảm đau, ngứa rát cổ họng, giảm ho, tiêu đờm, làm sạch mũi. Đặc biệt vị thuốc này có tính kháng khuẩn, kháng sinh cao, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời giúp cơ thể khoẻ mạnh, hệ miễn dịch, sức đề kháng được cải thiện rõ rệt, dự phòng các lần tái phát bệnh về sau. 

>>> Chớ bỏ qua: Công thức mật ong ngâm đông trùng hạ thảo – Thần dược chữa bệnh đường hô hấp ngay tại nhà

4. Điều trị bằng thuốc Đông y an toàn từ thảo dược thiên nhiên

Theo quan điểm y học cổ truyền, viêm phế quản thuộc chứng khái thấu và đàm ẩm. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể bị tà khí bên ngoài như phong hàn, phong nhiệt xâm nhập làm phế khí bị ngưng trệ dẫn tới ho, có đờm. Để điều trị dứt điểm, Đông y tập trung vào tăng cường sức đề kháng cân bằng các tạng phủ để đẩy lùi triệu chứng khó chịu và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. 

Tuân theo nguyên tắc này, bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang từ Bệnh viện YHCT Tai Mũi Họng Quân dân 102 nhận được sự đánh giá cao từ phía người bệnh. Nhiều bệnh nhân đã có nhận xét tích cực về bài thuốc trên các diễn đàn sức khỏe.

Phản hồi của người bệnh về hiệu quả chữa viêm phế quản
Phản hồi của người bệnh về hiệu quả chữa viêm phế quản
Bệnh nhân viêm phế quản chia sẻ về bài thuốc
Bệnh nhân viêm phế quản chia sẻ về bài thuốc

Đây là bài thuốc được các bác sĩ, lương y của bệnh viện nghiên cứu, phát triển trong thời gian dài nhằm mang tới giải pháp AN TOÀN, TOÀN DIỆN cho người bệnh. Bài thuốc được nghiên cứu, phát triển dựa trên gần 100 bài thuốc cổ phương như: Địch đàm thang, Kinh phòng bại độc tán, Lương cách tán, Ngọc nữ tiễn, Thanh yết lợi cách thang, Quy tỳ thang, Tiêu diêu tán… 

Trải qua quá trình nghiên cứu và kiểm chứng thảo dược, các bác sĩ tại Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã lựa chọn được những thảo dược phù hợp, có tác dụng giải quyết viêm phế quản trong bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang. Bài thuốc sử dụng hơn 30 vị thảo dược nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất:

Thành phần, công dụng của Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần, công dụng của Thanh hầu bổ phế thang

Thành phần trong bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được giả giảm linh hoạt phù hợp với từng tình trạng, mức độ viêm nhiễm và cơ địa người bệnh. Đặc biệt với những người bệnh có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người sức đề kháng yếu,… sẽ có những điều chỉnh về thảo dược phù hợp để an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.  

Bài thuốc Thanh hầu Bổ Phế Thang cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng, tuân theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ trong Đông y từ đó giúp mang tới tác dụng: Dứt điểm viêm nhiễm, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm trừ mủ, tăng cường sức đề kháng, nâng cao chính khí, giải quyết triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát

Đặc biệt, nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị nhanh nhất, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện tai mũi họng Quân Dân 102 đã nghiên cứu và điều chỉnh phác đồ điều trị viêm phế quản phù hợp. Theo đó dựa trên nguyên tắc và hiệu quả của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang kết hợp với việc thăm khám chính xác bằng y học hiện đại, các bác sĩ xây dựng phác đồ trị viêm phế quản với 3 giai đoạn giải quyết các vấn đề của bệnh như:

Phác đồ chữa viêm phế quản từ Thanh hầu bổ phế thang
Phác đồ chữa viêm phế quản từ Thanh hầu bổ phế thang

Với liệu trình này, bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang vừa đảm bảo điều trị triệu chứng vừa chữa căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Điểm nổi bật của liệu trình này là triệu chứng được xử lý ngay giai đoạn đầu giúp người bệnh thoát khỏi khó chịu và yên tâm sử dụng hết liệu trình, cho hiệu quả triệt để.

Một điểm nổi bật trong liệu trình điều trị viêm phế quản tại Bệnh viện Quân dân 102 là việc bệnh nhân thường xuyên được kiểm tra sức khỏe bằng y học hiện đại. Dựa vào kết quả này, các bác sĩ sẽ có cái nhìn chính xác về tình trạng của mỗi bệnh nhân từ đó điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp.

Việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong quá trình điều trị giúp phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của hai nền y học khiến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân được toàn hiện và hiệu quả hơn. Phương pháp khám chữa kết hợp Đông – Tây y này chính là phương pháp Đông y có biện chứng từng được VTV2 Chất lượng cuộc sống thực hiện phóng sự đưa tin.

VTV2 đưa tin về phương pháp Đông y có biện chứng của Quân dân 102
VTV2 đưa tin về phương pháp Đông y có biện chứng của Quân dân 102

>>> Xem thêm: Nỗi ám ảnh của mẹ trẻ 9x chữa viêm phế quản cho con đằng đẵng suốt 3 năm

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản cấp 

Viêm phế quản cấp là bệnh viêm đường hô hấp dưới khá phổ biến. Tương tự như viêm họng và cảm lạnh, bệnh thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa. Do đó, bệnh có nguy cơ tái phát cao nếu không chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tiêm vaccine ngừa phế cầu và virus cúm giúp giảm nguy cơ tái phát viêm phế quản cấp 
Tiêm vaccine ngừa phế cầu và virus cúm giúp giảm nguy cơ tái phát viêm phế quản cấp

Một số cách đơn giản giúp giảm nguy cơ tái phát viêm phế quản cấp tính:

  • Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài việc chải răng, cần súc miệng với nước ấm hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa và đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người. Bên cạnh đó, nên tránh ăn uống chung và tiếp xúc gần gũi với những người bị viêm đường hô hấp cấp.
  • Vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng.
  • Vào giai đoạn chuyển mùa, không khí chứa nhiều virus, nấm mốc và chất dị ứng. Vì vậy, cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên và cân nhắc sử dụng thiết bị lọc không khí cần thiết.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vào mùa lạnh bằng chế độ ăn phù hợp và tận dụng thêm một số nguyên liệu tự nhiên như mật ong, gừng tươi, quế, bạc hà,…
  • Không hút thuốc và sử dụng rượu bia.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh răng hàm mặt và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ở một số trường hợp, virus và vi khuẩn gây ra các bệnh lý kể trên có thể di chuyển từ thanh quản xuống phế quản, tiểu phế quản và gây nhiễm trùng niêm mạc.
  • Tiêm vacxin ngừa virus cúm và phế cầu để giảm nguy cơ bị viêm phế quản và một số bệnh hô hấp thường gặp. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân gây bệnh vẫn chưa vaccine phòng ngừa nên cần thực hiện song song với các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu kể trên.

Viêm phế quản cấp là bệnh viêm đường hô hấp dưới thường gặp nhất. Bệnh thuyên giảm nhanh sau khi sử dụng thuốc và chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên nếu nghi ngờ viêm phế quản cấp do vi khuẩn, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm để tránh các biến chứng nặng nề. 

>>> Xem thêm: Bác sĩ Lê Phương chỉ ra những sai lầm trong điều trị viêm phế quản hầu hết mọi người mắc phải

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua