Viêm Phế Quản Mạn Tính – 5 Triệu Chứng Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đánh giá bài viết

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tổn thương niêm mạc đường thở gây ho, khạc đờm, khó thở có mức độ nguy hiểm cao, có thể dẫn tới các biến chứng suy hô hấp, lao phổi, ung thư phổi… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn phát hiện bệnh sớm, biết các phòng ngừa và điều trị hiệu quả, tránh biến chứng

Viêm phế quản mạn tính là bệnh gì?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc đường thở khởi phát do các đợt nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm, phù nề, tăng tiết dịch làm thắt hẹp đường thở. Bệnh do không được điều trị kịp thời, đúng cách khiến các đợt nhiễm trùng hô hấp tái phát liên tục và dẫn đến viêm nhiễm mãn tính.

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài đường thở 
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài đường thở

Viêm phế quản mạn tính thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào, diễn tiến tăng dần từ nhẹ đến nặng. Bệnh xuất hiện và tiến triển từ từ, quá trình diễn biến thường kéo dài 5 – 20 năm liên tục. Các triệu chứng viêm phế quản giai đoạn mãn tính cũng không bùng phát dồn dập mà chỉ âm ỉ, rất khó phát hiện khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 

Triệu chứng nhận biết bệnh

Bệnh viêm phế quản mạn tính được nhận biết bởi 5 dấu hiệu điển hình dưới đây:

  • Ho kéo dài: Thường ho húng hắng hoặc ho thành cơn. Ho tăng dần sau những đợt nhiễm trùng cấp tính hoặc khi đường thở tiếp xúc với không khí lạnh, khói bụi, dị nguyên…
  • Khạc đờm kéo dài: Đờm thường có màu trắng, nhầy. Trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn thì đờm chuyển vàng hoặc xanh.
  • Khó thở: Ít gặp. Trong trường hợp khó thở có thể nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hoặc viêm phế quản mãn tính kèm bệnh khác gây khó thở như suy tim…
  • Mệt mỏi: Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, ngủ không sâu giấc, mất ngủ nhưng không suy nhược cơ thể hay sụt cân.
  • Dấu hiệu khác: Thở khò khè, sốt nhẹ… Những triệu chứng này thường ít gặp hơn.
Ho kéo dài là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản mạn tính
Ho kéo dài là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản mạn tính

Những dấu hiệu của bệnh thường không quá rõ ràng thường xuyên tái tại nhiều lần nên dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý hô hấp mãn tính khác như hen phế quản, COPD. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới viêm phế quản mạn tính. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, các nguyên nhân phổ biến có thể gây bệnh gồm:

  • Hút thuốc lá thường xuyên: Khói thuốc lá chứa nhiều nicotin, là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp viêm phế quản mãn tính. 
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Sức đề kháng không tốt là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Các chất kích thích, khói bụi, dị nguyên, hóa chất, đặc biệt là khí clor, phosgen, nito, isocyanate có thể gây tổn thương đường hô hấp nếu tiếp xúc kéo dài.
  • Nhiễm trùng: Viêm nhiễm đường thở, phế quản, phổi do căn nguyên virus, vi khuẩn là điều kiện thuận lợi để gây nên bệnh viêm phế quản mạn tính.
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Ngoài ra, các yếu tố như tuổi cao, điều kiện sống yếu kém, giới tính (tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ), khí hậu lạnh, di truyền, cơ địa dị ứng… có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm phế quản mạn tính. 

Bị viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?

Khi viêm phế quản ở giai đoạn mãn tính, người bệnh không nên chủ quan, coi thường bởi bệnh có thể gây ra một số biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, điển hình như:

  • Hen phế quản
  • Suy hô hấp
  • Giãn phế quản
  • Khí phế thũng
  • Tăng áp động mạch phổi
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Mốt số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ lao phổi, ung thư phế quản, ung thư phổi. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Để hạn chế những biến chứng này, người bệnh nên đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản mạn tính

Người bệnh được chẩn đoán xác định viêm phế quản mạn tính khi có những yếu tố sau:

  • Ho và khạc đờm kéo dài it nhất 3 tháng/ năm và liên tục trong 2 năm liên tiếp
  • X – Quang phổi: Không có tổn thương nhu mô, không có khối u bất thường
  • Đo chức năng thông khí phổi: Không bất thường (chẩn đoán phân biệt với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
  • Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày: Bình thường (phân biệt với các trường hợp ho do trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, viêm mũi họng…)
Chụp X - Quang giúp phát hiện và phân biệt viêm phế quản mạn tính
Chụp X – Quang giúp phát hiện và phân biệt viêm phế quản mạn tính

Sau khi chẩn đoán xác định viêm phế quản mãn tính, tùy thuộc vào mức độ bệnh tật, người bệnh có thể điều trị theo các phương pháp sau:

Chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà bằng mẹo dân gian

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng mẹo dân gian tại nhà cũng là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Cách chữa này sử dụng nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được kiểm chứng khoa học, chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng trong những trường hợp nhẹ. Do vậy, người bệnh không nên lạm dụng.

Một số mẹo chữa viêm phế quản tại nhà:

  • Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không: Chọn 10  -15 lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng sau đó giã nát, lọc bỏ phần bã, chắt lấy nước cốt. Uống trực tiếp dung dịch này mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Chữa viêm phế quản bằng mật ong: Đun sôi 35g mật ong, cho một chút nước vào rồi đập 1 quả trứng gà vào, nấu chín. Ăn hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp mật ong với chanh hoặc gừng để chữa viêm phế quản mạn tính tại nhà.
Mật ong giúp cải thiện ho, đờm hiệu quả
Mật ong giúp cải thiện ho, đờm hiệu quả
  • Cách chữa bệnh với tỏi và giấm ăn: Lựa chọn 1 vài củ tỏi tươi, chắc, bóc sạch vỏ, không làm ướt, cho vào hũ thủy tinh, nhào với đường nâu. thêm giấm ăn vào lấp đầy các tép tỏi. Ngâm hỗn hợp trên ít nhất nửa tháng rồi bắt đầu sử dụng. Uống mỗi ngày 1 muỗng nước cốt tỏi – giấm ăn để làm sạch đường thở, giảm ho.

Điều trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Tây

Để làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh, bác sĩ có thể kê cho người bệnh viêm phế quản mạn tính một số loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Chỉ dùng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn (đờm vàng, xanh hoặc đờm mủ) hoặc đợt bệnh cấp do căn nguyên vi khuẩn gồm: kháng sinh nhóm Amoxicilin, Cephalosprin, Macrolide, Qunilone hoặc kết hợp Amoxicillin + Acid Clavunalic. Dùng kéo dài 7 – 10 ngày.
  • Thuốc long đờm
  • Thuốc kháng Histamine H1
  • Thuốc khác: thuốc hạ sốt Paracetamol/Ibuprofen, thuốc kháng virus, thuốc giãn phế quản, corticoid…

Các loại thuốc điều trị viêm phế quản có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, phát ban, sốc phản vệ, sốt, mệt mỏi, khó thở, làm ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận. mắt, xương khớp…. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị để hạn chế những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Địa chỉ chữa viêm phế quản mạn tính uy tín

Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, dễ biến chứng nếu điều trị không kịp thời, đúng cách. Khi mắc bệnh, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa và điều trị bệnh uy tín như:

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tại TP.Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
  • Bệnh viện Nhân dân Gia định
  • Bệnh viện Đại học Y dược I
  • Phòng khám chuyên khoa YHCT Quân dân 102

Bị viêm phế quản mãn tính nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Để hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả, người bệnh cần chú ý:

  • Các thực phẩm nên ăn: Trái cây xanh, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá, thịt gia cầm, sữa không béo hoặc ít béo, sữa thực vật, uống nhiều nước….
  • Các thực phẩm cần kiêng: Nước ngọt, đồ ăn nhiều đường, các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, sữa nhiều chất béo, phô mai, thức uống có gas, cà phê, đồ uống có cồn… Hạn chế ăn nhiều đậu, bông cải xanh, cải bắp, đậu lăng, súp lơ trắng….
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm phế quản mạn tính
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm phế quản mạn tính

Chăm sóc và phòng bệnh

Để tránh các yếu tố nguy cơ có thể gây bùng phát bệnh, người bệnh viêm phế quản cần tránh các yếu tố sau:

  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp và những môi trường nhiều khói…
  • Tránh để cổ ngực bị lạnh, nên đeo khẩu trang, quàng khăn kín cổ khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách.
  • Tiêm phòng vaccine cúm hằng năm và điều trị dứt điểm các đợt nhiễm trùng đường hô hấp.

Trên đây là những thông tin cần biết về căn bệnh viêm phế quản mạn tính. Đây là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, dễ biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Do vậy, người bệnh cần đến ngay các cơ sở khám chữa uy tín hoặc liên hệ trực tiếp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ điều trị kịp thời.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua