TOP 13 Thuốc Trị Gout Hiệu Quả Nhất Được Bác Sĩ Kê Đơn [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]
Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric gây viêm sưng, đau nhức khó chịu. Để kiểm soát, ngừa biến chứng, việc điều trị sớm, sử dụng đúng loại thuốc trị gout là vô cùng quan trọng. Người bị gout nên uống thuốc gì? Đâu là thuốc cho hiệu quả tốt nhất theo đánh giá của chuyên gia? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Đông y điều trị bệnh gout MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc tây y có tác dụng kiểm soát cơn đau gút, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn bài thuốc đặc trị gút được nhiều người tin tưởng và đánh giá cao. Đây là bài thuốc đã được kiểm chứng vì vậy chúng ta không nên bỏ qua.
Danh sách 13 loại thuốc trị gout được dùng phổ biến nhất hiện nay
Thuốc chữa gout được chia thành nhiều nhóm. Cụ thể là nhóm thuốc điều trị gout cấp, nhóm hạ acid uric máu đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt và chấp thuận dùng trong điều trị.
Tùy vào mức độ gout cấp tính, mãn tính cùng các triệu chứng kèm theo mà bác sĩ kết hợp, chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp. Dưới đây là danh sách thuốc trị gout tốt nhất hiện nay, thường dùng với người bệnh.
1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Với những bệnh nhân gout cấp, sử dụng thuốc chống viêm không steroid được xem là sự lựa chọn hàng đầu. Loại thuốc này ưu tiên cho những bệnh nhân không mắc thêm bệnh lý nào khác. Thuốc được chỉ định nhiều nhất gồm: Diclofenac, Aspirin, Naproxen, Ibuprofen…
– Chống chỉ định: Không dùng cho các đối tượng bị suy gan, thận, loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, bệnh nhân bị chảy máu không kiểm soát.
– Tác dụng phụ: Dùng thuốc không đúng liều lượng có thể dẫn đến tác dụng phụ như chóng mặt, tăng huyết áp, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
2. Thuốc trị gout cấp Colchicin
Nằm trong nhóm điều trị các đợt gout cấp thường được bác sĩ chỉ định đó chính là Colchicine. Thuốc giúp ức chế sự hình thành của acid lactic trong cơ thể từ đó ngăn chặn quá trình kết tủa, gây viêm. Thuốc dùng để điều trị và dự phòng cho bệnh nhân gout cấp, bệnh nhân trong đợt điều trị giảm axit uric máu
– Liều dùng: 0,5 mg x 3 lần/ngày.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc với người bị suy gan, suy thận, bệnh nhân bí tiểu, người dị ứng với thành phần thuốc, phụ nữ đang mang thai…
– Tác dụng phụ: Lạm dụng, dùng thuốc trị gout Colchicin không đúng cách có thể gặp tình trạng: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn…
– Giá bán: Một hộp Colchicine 1mg 1 vỉ x 20 viên có giá khoảng 28.000 VNĐ
3. Thuốc Corticosteroid
Được dùng trong điều trị cơn gout cấp khi bệnh nhân không dung nạp các loại thuốc kháng viêm không steroid, Colchicine. Thuốc dùng ở nhiều dạng khác nhau từ viên uống đến tiêm bắp, tiêm khớp. Loại thuốc thường dùng nhất là Prednisolon.
– Liều dùng: 20 – 50 mg từ 1-3 ngày, sau đó giảm liều trong 2 tuần.
– Chống chỉ định: Không dùng cho các trường hợp bị nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn, bệnh nhân mẫn cảm với thành phần thuốc, phụ nữ có thai, đang cho con bú.
– Tác dụng phụ: Thường gặp nhất là tình trạng chán ăn, buồn ngủ, buồn nôn, đầy hơi, phù chân tay…
– Giá bán: Hộp 10 vỉ, giá khoảng 60.000 VNĐ.
4. Thuốc trị gout Allopurinol
Nằm trong nhóm giảm tổng hợp acid uric, được dùng để điều trị bệnh gout mãn tính. Loại thuốc này được ứng dụng rộng rãi trong điều trị gout hiện nay nhờ khả năng ức chế enzym xanthin oxidase, làm giảm acid uric.
– Liều dùng: Được chỉ định cho từng đối tượng cụ thể gồm:
Liều ban đầu: 100-300mg/ngày với trường hợp nhẹ; 200 – 400mg/ngày với trường hợp trung bình và 600 – 800mg/ngày với trường hợp nặng.
Liều dùng duy trì 100mg/lần/ngày.
– Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử bị suy thận, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, bệnh nhân gout cấp.
– Tác dụng phụ: Dùng sai liều lượng, lạm dụng thuốc trị gout này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như: Nổi mề đay, đau bụng, rối loạn vị giác, buồn nôn, viêm dạ dày, rối loạn máu…
– Giá bán: Một hộp thuốc Allopurinol 300mg loại 2 vỉ x 10 viên giá bán khoảng 24.000 VNĐ.
5. Thuốc điều trị gout hiệu quả Probenecid
Probenecid thuộc nhóm tăng thải trừ acid uric, dẫn chất của sulfonamid. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân gout dùng hàng ngày để dự phòng gout tái phát. Cơ chế của loại thuốc này cạnh tranh ức chế tái hấp thu tích cực acid uric ở ống lượn gần, giảm nồng độ acid uric trong máu và tăng bài tiết acid uric vào nước tiểu để ra ngoài cơ thể.
– Liều dùng: Trong tuần đầu tiên sử dụng với liều lượng 250mg/lần, ngày 2 lần. Tuần tiếp theo: Dùng liều 500ng/lần, ngày 2 lần.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc trị gout này cho bệnh nhân bị sỏi thận do acid uric, bệnh nhân viêm khớp gout cấp, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người bị mẫn cảm với thành phần thuốc.
– Tác dụng phụ: Gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mề đay, sốt…
– Giá bán: Thuốc Probenecid 500mg giá 17.000/viên.
6. Thuốc Febuxostat (Uloxoric)
Febuxostat thuộc nhóm ức chế tổng hợp acid uric. Cụ thể thuốc giúp ức chế enzym xanthin oxidase (chất chuyển hóa thành acid uric) từ đó giảm nồng độ acid uric trong máu cho bệnh nhân gout.
– Liều dùng: Liều khởi đầu người bệnh được chỉ định uống 40mg/ngày. Sau 2-4 tuần điều trị tăng liều 80mg/ngày.
– Chống chỉ định: Những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần thuốc hay phụ nữ mang thai, đang cho con bú; bị tăng acid uric không triệu chứng…
– Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra những phản ứng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, rối loạn chức năng gan, chóng mặt…
– Giá bán: Febuxostat có nhiều loại với mức giá khác nhau. Cụ thể: Febuxostat 40mg (Việt Nam) hộp 3 vỉ x 10 viên giá bán 420.000 VNĐ/ hộp. Febuxostat 80mg (Thái Lan) 3 vỉ x 10 viên giá 771.000 VNĐ và Febuxostat 80mg (Nhật Bản) hộp 30 viên giá 811.000 VNĐ.
7. Thuốc Rasburicase
Loại thuốc trị gout này có tác dụng ngăn chặn nồng độ acid uric cao trong máu bằng cách loại bỏ ra ngoài qua đường tiểu. Đồng thời giảm nguy cơ hình thành kết tủa, ngăn ngừa tiến triển của bệnh gout.
– Liều dùng: Truyền qua đường tĩnh mạch 0,2mg/kg trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần, sử dụng tối đa trong 5 ngày.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc khi mẫn cảm với thành phần thuốc hoặc thiếu glucose-6-phosphate dehydrogenase, bệnh nhân có phản ứng tan máu…
– Tác dụng phụ: Những phản ứng mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng không đúng liều lượng gồm: đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, phát ban…
8. Thuốc Topiroxostat
Là chất ức chế xanthine oxidase làm giảm nồng độ urat huyết thanh, điều trị và kiểm soát tăng acid uric. Thuốc dùng giúp điều trị bệnh và ngăn ngừa viêm khớp gout cấp. Năm 2013 thuốc được chấp thuận dùng ở Nhật Bản để trị bệnh gout.
– Liều dùng: Uống 20mg/lần, ngày uống 2 lần. Liều dùng tối đa là 80mg/lần, ngày uống 2 lần.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dụng ứng, mẫn cảm với thành phần thuốc, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.
– Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc không đúng cách có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, mề đay, khó chịu bụng…
9. Thuốc uống trị gout Lesinurad
Lesinurad (Zurampic) là chất ức chế vận chuyển axit uric 1 có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh. Thuốc thuộc nhóm chất ức chế tái hấp thu acid uric có chọn lọc (SURI) dùng trong điều trị bệnh gout. Thuốc đã được Cục Quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt điều trị gout năm 2015.
– Liều dùng: Thuốc dùng liều tối đa 200ng/lần/ngày. Nên uống vào buổi sáng kết hợp cùng chất ức chế xanthine oxidase.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc trị gout Lesinurad cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 60 mL/phút, bệnh nhân đang dùngAllopurinol ở liều dưới 200mg hoặc dưới 300mg. Bên cạnh đó những người mẫn cảm với thành phần thuốc, phụ nữ mang thai, đang cho con bú…
– Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể gặp các phản ứng như trào ngược thực quản, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, sốt…
10. Thuốc điều trị gout mới nhất Pegloticase
Đây được xem là một trong những thuốc trị gout hiệu quả nhất hiện nay nhờ tác dụng chuyển hóa acid uric thành allantoin và tăng đào thải qua nước tiểu nhanh.
– Liều dùng: Thuốc truyền theo tĩnh mạch 9mg/lần, 2 tuần truyền 1 lần thực hiện trong 6 tháng.
– Chống chỉ định: Thuốc không dùng cho bệnh nhân gout có tiền sử mẫn cảm với thành phần thuốc, phụ nữ có thai, người bị bệnh cao huyết áp, tim mạnh, phụ nữ đang cho con bú…
– Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc chữa gout này có thể gây tác dụng phụ như: nổi mề đay, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, bầm da, dị ứng…
– Giá bán: Hiện mức giá bán thuốc ở Mỹ vào khoảng 2500 USD/lọ 8mg
11. Thuốc trị gout Benzbromarone
Là loại thuốc có tác dụng giảm acid uric trong huyết tương được đào thải qua thận, hạn chế kết tủa và sự lắng đọng tinh thể urat. Thuốc có thể dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
– Liều dùng: 100mg/lần/ngày hoặc có thể dùng từ 50 – 200mg, theo chỉ định của bác sĩ.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân gout bị mẫn cảm với thành phần thuốc, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người bị bệnh về gan.
– Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu
12. Thuốc Sulfinpyrazone
Được sử dụng trong điều trị bệnh gout và ngăn ngừa viêm khớp gout. Tác dụng của thuốc giúp giảm nồng độ acid uric, tránh hình thành tinh thể muối urat.
– Liều dùng: Liều ban đầu dùng 100mg-200mg, ngày uống 2 lần. Liều thông thường có thể tăng thêm 100mg hoặc 200mg. Dùng tối đa không quá 800mg/ngày.
– Chống chỉ định: Thuốc không dùng cho bệnh nhân gout có tiền sử suy thận, sỏi thận acid uric
– Tác dụng phụ: Thuốc không dùng cho các đối tượng như ù tai, buồn nôn, chóng mặt,…
Những lưu ý khi dùng thuốc trị gout người bệnh cần nắm rõ
Để đảm bảo kết quả điều trị, tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra khi sử dụng các loại thuốc trị bệnh gout mọi người nên chú ý:
– Chỉ dùng thuốc khi đã thăm khám, được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc.
– Nói rõ với bác sĩ, chuyên gia về tình trạng sức khỏe, các bệnh lý kèm theo (nếu có) để được kê đơn thuốc phù hợp, tránh tương tác.
– Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc đảm bảo đúng liều lượng.
– Tránh tăng, giảm số lượng thuốc, liều lượng hay ngưng sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Trường hợp dùng thuốc không đạt kết quả, gặp dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay bác sĩ để được xử lý, đổi thuốc cho phù hợp.
– Trong quá trình sử dụng thuốc chữa gout cần kết hợp chế độ kiêng khem, ăn uống hợp lý tránh rượu bia đặc biệt là nội tạng, hải sản. Đồng thời tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý nhằm hỗ trợ và phòng ngừa bệnh gout.
Thuốc trị gout chỉ hiệu quả khi người bệnh sử dụng đúng loại kết hợp với chế độ kiêng khem trong ăn uống. Do đó mọi người hãy tìm hiểu kỹ và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, lương y để “đánh bay” bệnh gout, ngăn ngừa tái phát lâu dài.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!