BỆNH GOUT là gì? Cách điều trị AN TOÀN, KHÔNG TÁI PHÁT từ thảo dược [ĐỪNG BỎ LỠ]

5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh gout triệu chứng phổ biến tại Việt Nam với hơn 95% nam giới tuổi trung niên mắc phải. Bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính và gây ra những cơn đau kinh niên cho bệnh nhân. Điều trị gout mất nhiều thời gian, đòi hỏi người bệnh phải kết hợp hướng dẫn chuyên khoa và tuân thủ lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh.

Bệnh gout thường xảy ra ở bàn chân và các đầu ngón chân
Bệnh gout thường xảy ra ở bàn chân và các đầu ngón chân

Theo thống kê của Bộ Y Tế ghi nhận, tỷ lệ mắc bệnh gout ở Việt Nam là 1/200 ở người trưởng thành. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị gout  dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng việc kiểm soát cân nặng, ăn uống và tầm soát bệnh bằng các xét nghiệm sức khỏe định kỳ.

Bệnh gout là gì? 

Là chuyên gia lâu năm chữa trị bệnh gout bằng YHCT, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020) cho biết, bệnh thống phong còn được gọi là bệnh gout (gút) – một triệu chứng chuyển hóa nhân purin trong thận. Lúc này thận không đào thải được toàn bộ lượng axit uric từ trong máu. Khi tích trữ trong cơ thể, axit uric hình thành tinh thể và tập trung tại các khớp. Đây là nguyên nhân gây viêm khớp, sưng đỏ và đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh gout có biểu hiện đặc trưng là những cơn viêm đau khớp cấp tái phát. Bệnh nhân có khuynh hướng đau nhức khi chuyển mùa, thường xuyên đau nhức giữa đêm và sưng đỏ các khớp. Vị trí viêm khớp chủ yếu là ngón chân cái, ít gặp hơn ở khu vực đầu gối, mắt cá, các khớp ngón tay…

Khi số lượng tinh thể axit uric lắng đọng càng nhiều, khớp có nguy cơ biến dạng, cứng khớp. Bệnh gout là bệnh mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khi không điều trị sớm. Nếu lắng đọng ở thận lâu dài dẫn đến viêm thận kẽ, sỏi thận gây đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh gout 

Nguyên nhân chính gây bệnh gout là do cơ thể hấp thụ quá nhiều thực phẩm chứa purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, các loại thực phẩm chiên rán, nấm khô,… Bên cạnh đó những yếu tố nguy cơ khiến gout bùng phát còn được liệt kê gồm có:

  • Tuổi tác và giới tính (nam giới và người lớn tuổi có khả năng mắc bệnh cao).
  • Tăng cân quá mức, người bị thừa cân và béo phì.
  • Người đã và đang mắc bệnh huyết áp, tiểu đường.
  • Đối tượng có chức năng thận bất thường
  • Người có tiền sử mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch.
  • Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, viêm khớp dạng thấp.
  • Người có thói quen không uống nước khiến cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu.
  • Người lạm dụng thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix,.. khiến các tinh thể axit uric sản sinh mạnh gây gout.

Ngoài ra, gout cũng là bệnh có yếu tố di chuyển. Vì vậy nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh này bạn nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nhận biết triệu chứng bệnh Gout

Ở giai đoạn mới bùng phát bệnh, bạn sẽ không chú ý đến các đặc điểm của gout. Các cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện và biến mất trong phút chốc. Người bệnh có thể nhầm lẫn gout với các cơn đau nhức xương khớp thông thường.

Triệu chứng phổ biến của bệnh gout
Triệu chứng phổ biến của bệnh gout

Tuy nhiên ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh gout có dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
  • Lắng đọng sỏi urat với các cục nổi dưới da di động. Chúng thường xuất hiện tại các vùng mỏm khuỷu, xương bánh chè, xung quanh khu vực gân gót.
  • Vùng khớp bị nóng,chuyển sang sưng đỏ và đau nghiêm trọng khi di chuyển và khi đụng vào.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu.
  • Nồng độ axit uric hơn 400 micromol/lit.

Những triệu chứng của bệnh gout có khuynh hướng bùng phát về đêm. Với những đợt bệnh cấp tính, cơn đau chỉ kéo dài vài giờ hoặc trong 1–2 ngày. Đối với các trường hợp mãn tính lâu năm, mỗi đợt bùng phát có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác ngoài những biểu hiện kể trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được kiểm tra.Bệnh gout có nguy hiểm không?

Bệnh gout có những triệu chứng lành tính và có thể khống chế được bằng thuốc. Nhưng tiến triển xấu của bệnh ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Bên cạnh tình trạng đau đớn và mất ngủ, hạn chế vận động, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn phụ thuộc và mức độ nguy hiểm:

Giai đoạn 1. Bệnh nhân chưa có biểu hiệu gout cụ thể nhưng nồng độ axit uric đã cao hơn so với bình thường. Cơn đau chưa xuất hiện, và đa số người mắc bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của gout sau khi chẩn đoán sỏi thận.

Giai đoạn 2. Các cơn đau cấp tính bắt đầu xuất hiện nhưng không kéo dài. Các khớp sưng đau, nóng đỏ, chưa hình thành hạt tophi.

Giai đoạn 3. Nồng độ axit uric ở giai đoạn 3 rất cao, tinh thể bắt đầu hình thành cục u ở ngón chân. Cơn đau xuất hiện với cường độ và tần suất gia tăng hơn theo thời gian.

Giai đoạn 4. Tinh thể axit uric bắt đầu hình thành nhiều hơn và tấn công các khớp trên diện rộng. Người bệnh có thể cảm nhận các khối chất nổi dưới da bằng tay. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, diễn biến lâu dài gây phá hủy sụn.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh gout
Các giai đoạn tiến triển của bệnh gout

Bệnh gout thường được kiểm soát ở giai đoạn 1 hoặc 2 giai đoạn. Hiếm có trường hợp bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn 3 nếu bệnh nhân tiến hành thăm khám và điều trị đúng hướng dẫn.

Điều trị bệnh gout không quá khó khăn nhưng bệnh nhân chậm trễ trong chẩn đoán sẽ đối mặt với nguy cơ tổn thương khớp vĩnh viễn. Cần lưu ý nếu bệnh nhân có biểu hiện đau khớp và sốt cao. Lúc này cần nhập viện ngay để loại trừ viêm khớp do nhiễm trùng.

Biến chứng bệnh gout

Một số biến chứng nghiêm trọng gây tổn thương khớp nghiêm trọng có thể xảy ra ở bệnh nhân Gout. Điều này xảy ra khi bệnh nhân bước vào giai đoạn 3 của bệnh, lượng axit uric càng cao thì những ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi: Xảy ra khi lượng tinh thể axit uric tích tụ lượng lớn dưới da. Những khối u có dạng tròn, kích thước tùy biến xuất hiện tại đầu ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Khối u tophi phát triển lớn hơn khi người bệnh không điều trị sớm.
  • Tổn thương khớp: Bệnh gout có liên quan mật thiết đến cấu trúc khớp và đầu sụn. Khi không dùng thuốc trị gout để duy trì, vùng khớp có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn. Bệnh có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các khớp khác.

Biến dạng khớp là biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Sỏi thận: Biến chứng sỏi thận thường đi kèm với triệu chứng bệnh gout.  Số lượng axit uric hình thành tinh thể không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn hình thành trong thận làm thận yếu và hình thành sỏi.

Biến chứng nguy hiểm do gout gây ra
Biến chứng nguy hiểm do gout gây ra

Cách chẩn đoán bệnh gout

Người bệnh hiện nay có thể nhận biết bệnh gout thông qua các xét nghiệm axit uric máu và dịch khớp. Trước tiên bệnh nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe, sau đó thăm khám tại chuyên khoa Xương khớp để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh Gout sau:

Xét nghiệm acid uric máu

Nồng độ acid uric máu ở nam giới cao hơn 70 mg/l (420 µmol/l), nữ giới trên 60 mg/l (360µmol/l) nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp tăng acid uric lành tính. Vì thế bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm thêm ở vài thời điểm khác nhau. Xét nghiệm axit uric không dùng để đánh giá bệnh gout mà chỉ tầm soát nguy cơ mắc bệnh.

Xét nghiệm dịch khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh gout càng sớm người bệnh càng có khả năng phục hồi

Phương pháp chẩn đoán gout bằng cách hút dịch khớp đưa ra đánh giá chính xác về bệnh lý này. Sau khi hút dịch khớp, dịch được soi trên kính hiển vi thấy được tinh thể urat tồn tại. Từ đó phân biệt urat là biểu hiện của gout hay các bệnh khớp khác (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do bệnh lao,…).

ĐỪNG BỎ QUA: Người bị gout nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ trị bệnh

Gout được chẩn đoán thông qua các triệu chứng và chỉ số acid uric
Gout được chẩn đoán thông qua các triệu chứng và chỉ số acid uric

Ngoài ra người bệnh cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu, đường máu để đánh giá sức khỏe chính xác. Chụp Xquang, siêu âm khớp, siêu âm thận được thêm vào chẩn đoán  giúp cho việc quyết định dùng thuốc điều trị đúng đắn.

Phương pháp điều trị bệnh gout phổ biến hiện nay

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh gout đặc hiệu loại trừ được bệnh. Mục đích chính của quy trình điều trị là kiểm soát cơn viêm khớp cấp tính, và ức chế sự lắng đọng của các tinh thể urat hình thành trong ổ khớp.

Một số phương án dự phòng tái phát cơn gout được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Sử dụng thuốc là chủ yếu giúp bệnh nhân gout phòng ngừa biến chứng.

Người bệnh cần khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc điều trị (chủ yếu là thuốc chống viêm không steroid kết hợp với colchicin, thuốc giảm đau) nếu cần. Các loại thuốc điều trị qua đường uống hay bôi ngoài da chỉ được chỉ định khi bác sĩ chuyên khoa thấy thật cần thiết.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo việc chữa bệnh gout bằng Y học cổ truyền. Bởi lẽ so với việc sử dụng thuốc Tây để giảm đau, chống viêm tức thời thì Y học cổ truyền hướng tới mục đích chữa bệnh tận gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, phòng ngừa nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy được công dụng cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Bởi thuốc có thành phần là thảo dược tự nhiên nên hiệu quả khá chậm, nhưng khi bệnh đã giảm thì rất ít khi quay trở lại. Đây cũng vừa là ưu và là nhược điểm của phương pháp này.

Hiện nay, một trong những bài thuốc Y học cổ truyền mà được nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout tin dùng là bài thuốc GOUT ĐỖ MINH của nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường.

Bài thuốc Gout Đỗ Minh – Niềm hy vọng cho bệnh nhân gout

Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh gout, lương y Đỗ Minh Tuấn đã phục dựng và nâng tầm thành công bài thuốc gia truyền 3 thế kỷ của dòng họ Đỗ Minh.

Khác hẳn với các bài thuốc thông thường chỉ chú trọng vào việc thông kinh hoạt lạc, loại trừ sưng viêm tại vị trí đau nhức, bài thuốc Đỗ Minh Đường can thiệp trực tiếp vào tỳ vị (nguyên nhân sâu xa gây bệnh), phục hồi tỳ vị, loại trừ bệnh từ căn nguyên với cơ chế 2 chiều “Vừa tấn công – Vừa phòng thủ”.

Theo đó, bài thuốc Đỗ Minh Đường kết hợp hài hoà cùng lúc 3 phương thuốc trong 1 liệu trình là:

Với cơ chế này, bài thuốc Gout Đỗ Minh làm tốt nhiệm vụ TIÊU THỐNG PHONG – ĐỒNG DƯỠNG CỐT. Một mặt, thuốc đi sâu khắc phục tổn thương, ngăn ngừa hình thành acid uric, mặt khác chú trọng nuôi dưỡng sụn khớp, hỗ trợ lưu thông khí huyết để tăng cường sức khỏe tổng quát cho người bệnh.

Mỗi phương thuốc trên được được chọn lọc và gia giảm từ các vị thảo dược quý như Hy thiêm, Gối hạc, Vương cốt đằng, Phòng phong,… giúp thanh nhiệt, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết trì thống, phát huy công dụng chữa bệnh tối đa. (THAM KHẢO CHI TIẾT)

Thành phần thảo dược có trong bài thuốc

Đặc biệt, số thảo dược này được ươm trồn, thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu SẠCH HỮU CƠ do đơn vị xây dựng theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm. Bài thuốc Gout Đỗ Minh an toàn, thân thiện với mọi thể trạng người bệnh, bệnh nhân có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch suy giảm vẫn an tâm dùng thuốc.

Nhằm hỗ trợ bài thuốc này phát huy được hiệu quả cao hơn và giúp người bệnh giảm đau, cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã bổ sung thêm:

  • VẬT LÝ TRỊ LIỆU: Châm cứu bấm huyệt giúp tác động vào huyệt đạo, vào mạch máu, các cơ quan cảm thụ làm thay đổi thần kinh, thể dịch, nội tiết. Từ đó giúp giảm viêm sưng, giảm cơn đau cấp tính, hồi phục chức năng vận động.
  • DINH DƯỠNG, LUYỆN TÂP: Đây là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh Gout, quyết định không nhỏ tới suốt quá trình điều trị.

Nhấn mạnh thêm, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn hỗ trợ chăm sóc hậu mãi cho người bệnh với LIỆU TRÌNH NHẮC LẠI hàng năm. Đây là liệu trình giúp người bệnh củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn, thăm khám MIỄN PHÍ, bạn đọc nhanh chóng liên hệ đến hotline 0963 302 3490938 449 768 hoặc đến địa chỉ số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Ba Đình, HN/ Số 179 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh, HCM

 

Người bị bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì?

Điều trị gout là quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh cần kết hợp điều trị nội khoa và nghỉ ngơi tại nhà. Đồng thời bệnh nhân chế độ ăn uống đóng vai trò mật thiết để kiểm soát bệnh.

Người bị gout nên ăn gì?

  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, các loại trà thảo mộc hỗ trợ hoạt động đào thải acid uric.
  • Bổ sung các loại trái cây có tính mát và có hàm lượng vitamin cao, trung bình người bệnh cần 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
  • Khẩu phần ăn có đủ tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate, chúng cung cấp hàm lượng purin an toàn cho bệnh nhân gout. Nhóm tinh bột có lợi cho nhóm bệnh nhân này gồm mì, phở, bún, khoai, gạo,  bánh mì, ngũ cốc, ….
  • Tăng cường nhóm đạm là các loại thịt màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt cá biển, thịt heo …). Trung bình mỗi ngày người bệnh cần 50-100g protein cần thiết cho cơ thể.
  • Nhóm thịt trắng được khuyến khích cho bệnh nhân mắc bệnh gout
  • Tăng thêm khẩu phần rau xanh trong bữa ăn, chúng giúp cơ thể hoạt động đào thải axit uric trong máu ra ngoài hiệu quả hơn. Bao gồm các loại rau có màu xanh đậm, cải bẹ xanh, dưa chuột, lá sake, rau cần, súp lơ, cải bắp,các loại cà….
  • Thay thế dầu động vật bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.
  • Bệnh nhân nên ưu tiên ăn các món hấp, luộc và hạn chế tối đa các món ăn chế biến nhiều lần, chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Thịt trắng tốt cho người bị gout
Thịt trắng tốt cho người bị gout

Người bệnh gout không nên ăn gì?

  • Kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, thịt thú rừng,…
  • Hạn chế ăn hải sản có vỏ (sò, ốc, hến, tôm, cua…..), chúng là nguyên nhân gây ra các cơn đau cấp tính cho bệnh nhân gout.
  • Người bệnh gout tiết giảm các loại nấm, hoa quả và rau sấy khô, đồ ăn lên men, măng tây, rau bina.
  • Kiểm soát lượng chất béo trong khẩu phần hàng ngày, đồng thời tiết giảm sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Người bệnh gout không nên ăn nhiều giá đỗ vì chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
  • Món ăn không nên chế biến cùng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, bột cà phê,… chúng khiến hệ thần kinh hưng phấn làm tái phát bệnh gout.
  • Tránh uống nhiều bia rượu, chất có cồn sẽ làm tăng lượng axit uric hình thành trong gan và hạn chế hoạt động đào thải của thận.
Người bị gout cần kiêng rượu bia
Người bị gout cần kiêng rượu bia

Phương án phòng bệnh Gout

Bệnh gout xuất phát từ thói quen ăn uống chủ quan của người bệnh. Do đó, việc thay đổi sinh hoạt lành mạnh hơn hoàn toàn có thể giúp chúng ta kiểm soát bệnh lý này. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế sự tái phát bệnh gout gồm:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất, nhóm rau xanh và trái cây được ưu tiên hàng đầu.
  • Bổ sung tinh bột có lợi, loại bỏ lượng dầu mỡ và chất béo có hại khỏi khẩu phần ăn.
  • Thường xuyên tập luyện và vận động để hỗ trợ chuyển hóa chất trong cơ thể, từ đó đào thảo độc tố tốt hơn.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý thay đổi liều dùng.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh gây áp lực lên khớp xương.
  • Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để được theo dõi diễn tiến bệnh lý và tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý nguy cơ gây gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …

Khi mắc phải bệnh gout, bệnh nhân không nên quá lo lắng vì bệnh có thể kiểm soát tốt dưới phác đồ điều trị của bác sĩ. Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học và dùng thuốc theo chỉ dẫn sẽ giúp bệnh nhân chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua