Thoái Hóa Đốt Sống Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Hiệu Quả

Đánh giá bài viết

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau buốt dọc cột sống cổ chạy xuống lưng, lan sang vai gáy và cánh tay. Thông tin tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, gợi ý một số cách chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất sẽ được đề cập trong bài viết này.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống cổ, tên trong tiếng anh là Cervical spondylosis. Bệnh hình thành do sự hao mòn theo thời gian của xương và sụn khớp gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở các đốt sống đốt sống c5 – c6 – c7 bởi đây là các vị trí phải chịu tác động trực tiếp từ sức nặng của phần đầu. 

Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ

Mặc dù là căn bệnh liên quan tới tuổi tác, tuy nhiên hiện nay do lối sống, thói quen sinh hoạt mà thoái hóa đốt sống cổ đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh. 

Thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến các khớp bị sưng, biến dạng gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu, khả năng vận động bị hạn chế. Người bệnh có nguy cơ mắc các hội chứng thần kinh như: đau dây thần kinh tọa, hội chứng vai, cánh tay. Thoái hóa cột sống nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ để lại biến chứng rất nặng nề như sau:

Thiếu máu lên não: Đốt sống cổ có  liên hệ chặt chẽ đến não bộ. Khi các mạch máu bị chèn ép, lượng máu lưu thông lên não giảm sút. Người bệnh thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng.

Vị trí từ cổ trở xuống yếu và tê dần theo thời gian: Khi bị thoái hóa cột sống cổ các ống xương sống dần bị thu hẹp, tủy sống bị chèn ép. Người bệnh thường xuyên bị tê, yếu ở các vị trí dưới cổ, đặc biệt bị đau dữ dội khi cúi người về trước. 

Mất khả năng vận động: Thoái hóa đốt sống cổ làm dây thần kinh bị chèn ép các khớp vai sẽ dần mất cảm giác, tăng nguy cơ bại liệt một hoặc cả hai tay. Người bệnh dần rơi vào trạng thái rối loạn bàng quang.

Thoái hóa đốt sống cổ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp

Thoái hóa cột sống cổ thường diễn tiến thầm lặng âm ỉ, trong giai đoạn đầu hầu như người những cơn đau không rõ ràng, chỉ khi đau không chịu nổi mới đi khám chữa. Một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh dưới đây giúp quý bạn đọc và người bệnh kịp thời phát hiện bệnh:

  • Đau và cứng cổ là dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ đầu tiên người bệnh phải trải qua. Những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội cản trở vận động quay đầu. 
  • Người bệnh thỉnh thoảng bị vẹo cổ, sái cổ gặp khó khăn trong việc cúi đầu, xoay cổ
  • Đau nhức vùng xương ở bả vai, cánh tay khiến khả năng vận động bị hạn chế. Người bệnh khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật hay nâng tay. 
  • Ngứa ran hoặc tê nhức vị trí xương vai và cánh tay, những cơn đau có thể lan xuống chân.

Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ diễn tiến nặng, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, đau nhức 2 hốc mắt, sạm da, mệt mỏi, không thể cúi – ngửa – xoay đầu cổ, gai xương, phồng lồi đốt sống cổ, cong vẹo cột sống cổ…

Người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện khi gặp các biểu hiện: Đột ngột bị tê hoặc ngứa ran ở vai, cánh tay, chân, những cơn đau mỏi, cứng gáy dữ dội, khiến bạn vận động khó khăn.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất được xác định bao gồm:

  • Tuổi tác: Thực tế, khi tuổi càng cao, chức năng của hệ xương khớp ngày càng suy giảm, sụn khớp suy yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Chấn thương vùng cổ: Những người bị tai nạn đã từng bị chấn thương vùng cổ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ rất cao. 
  • Thói quen sinh hoạt: Ngủ sai tư thế, lựa chọn gối kê đầu quá mềm hoặc quá cứng, tạo áp lực hay vận động nhiều ở vùng cổ,… cũng là nguyên nhân khiến vùng xương đốt cổ bị thoái hóa gây đau đớn. 
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải cúi đầu nhiều, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu hoặc thường xuyên phải mang vác vật nặng; hay thậm chí cả những người ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống. 
  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm đóng vai trò tương tự như một miếng lót giữa các đốt sống tại cột sống. Khi đĩa đệm bị khô chúng sẽ co lại, tạo ma sát lớn giữa các đốt sống gây ra những cơn đau và di chuyển khó khăn.
  • Dây chằng căng cứng: Dây chằng là những sợi dây mô kết nối xương với xương. Các dây chằng cột sống có thể bị cứng lại theo tuổi tác, khiến cổ của bạn kém linh hoạt.
  • Di truyền: Người có các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ như thế nào?

Chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán phát hiện thoái hóa cột sống cổ bao gồm:

Chẩn đoán lâm sàng

Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số bài kiểm tra dựa theo biểu hiện lâm sàng của người bệnh như:

  • Kiểm tra phản xạ, sự thiếu hụt cảm giác hoặc sự yếu cơ
  • Kiểm tra phạm vi di chuyển của vùng cổ 
  • Bác sĩ có thể muốn xem cách bệnh nhân đi bộ để xác  định dây thần kinh và tủy sống có đang chịu nhiều áp lực không.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X – quang: Kiểm tra xem có xuất hiện gai xương hay vấn đề bất thường nào khác
  • Chụp  CT scan: Thu được hình ảnh chi tiết nhất ở vùng đốt sống cổ
  • Chụp quét cộng hưởng MRI:  Xác định chính xác vị trí dây thần kinh bị chèn ép
  • Tín hiệu cơ điện EMG: Đo được hoạt động của điện thần kinh

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến nhất

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp khó điều trị. Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và kéo dài dai dẳng ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể tham khảo một trong những cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ dưới đây để lựa chọn phương án chữa bệnh phù hợp nhất:

Kinh nghiệm chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà theo dân gian

Dân gian lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm hay, bài thuốc quý chữa thoái hóa đốt sống cổ quý bạn đọc có thể tham khảo như sau:

Sử dụng lá lốt

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt được thực hiện đơn giản tại nhà theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá lốt tươi.
  • Rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn sau đó thái nhỏ, sao vàng.
  • Thêm khoảng 1 – 2 thìa muối trắng trộn đều tay.
  • Sau khi thấy dậy mùi thơm cho hỗn hợp vào một tấm vải mỏng.
  • Thực hiện chườm lên vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa khoảng 15 – 20 phút để giảm đau nhức.

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống cổ từ lá lốt

Sử dụng lá ngải cứu

Cách sử dụng ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ tương tự như cách thực hiện bài thuốc từ lá lốt phía trên. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt hơn, người bệnh có thể kết hợp ngải cứu, muối trắng và giấm gạo theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu tươi, 150ml giấm gạo, 1 nắm muối hạt to, 1 miếng vải được giặt sạch sẽ
  • Rau ngải cứu đem rửa sạch xay hoặc giã nát
  • Giấm gạo đem đun nóng trên nồi 
  • Cho hỗn hợp gồm ngải cứu, giấm gạo lên một miếng vải mỏng, thêm vài hạt muối và chườm lên vùng đốt sống cổ bị đau
  • Sau khi hỗn hợp nguội thì cột lại tại vùng đau khoảng 1 tiếng sau đó rửa sạch lại với nước sạch.

Sử dụng xương rồng 

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ sử dụng cây xương rồng được nhiều người áp dụng. Các bước thực hiện cũng khá đơn giản, không cầu kỳ:

  • Sử dụng xương rồng bẹ loại bỏ gai và vỏ ngoài sau đó đập nát
  • Hơ xương rộng cho nóng đều các mặt sau đó cột cố định vào vị trí cột sống bị thoái hóa giảm đau rất hiệu nghiệm
  • Trong quá trình thực hiện, người bệnh nên chú ý nhiệt độ của xương rồng để không quá nóng cũng không quá lạnh.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp mà rất nhiều người gặp phải hiện nay và đang áp dụng các phương pháp chữa theo dân gian. Tuy nhiên phương pháp này mang lại hiệu quả không cao và thời gian chữa kéo dài. Vì vậy cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa hiệu quả những bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp, khô khớp,….người tiêu dùng nên tham khảo và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện được ưa chuộng nhất hiện nay. 

Sử dụng thuốc Tây chữa thoái hóa đốt sống cổ

Nhiều người bệnh lựa chọn uống thuốc Tây để giảm những cơn đau đớn do thoái hóa cột sống cổ gây ra. Nếu bạn đang băn khoăn thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì, có thể tham khảo một số loại thuốc thường được kê trong toa đơn như sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có tác dụng kiểm soát tạm thời cơn đau nhức, ê buốt 
  • Thuốc corticoid: Thuốc giảm đau được kê theo từng đợt có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid
  • Thuốc giãn cơ: Điển hình là thuốc cyclobenzaprine, có tác dụng giảm co thắt cơ, cứng ở cổ.
  • Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc trị động kinh, chẳng hạn như gabapentin (Neurontin, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bởi thuốc có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ cả ngày.

Thận trọng với những rủi ro thuốc Tây mang lại

Sử dụng thuốc Tây có ưu điểm kiểm soát được cơn đau nhanh chóng nhưng thuốc không thể điều trị dứt điểm bệnh, hết thuốc bệnh lại tái phát, thậm chí lần sau còn nặng nề hơn lần trước. 

Ngoài ra, các thành phần trong thuốc Tây thường gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Một số thuốc chống chỉ định với người già, người có cơ địa yếu. Việc tuân thủ liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa là cần thiết giúp quý bệnh nhân hạn chế tối đa biến chứng.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả từ Đông y

Theo quan niệm Y học cổ truyền, thoái hóa cột sống cổ do phong hàn thấp nhiệt bên ngoài xâm nhập vào khiến khí huyết bị bế tắc, âm dương mất cân bằng, can thận suy giảm chức năng, độc tố không thể đào thải ứ tụ tại sụn khớp gây đau nhức. 

Y học cổ truyền chữa bệnh theo nguyên tắc tập trung loại bỏ dứt điểm triệu chứng từ căn nguyên, phục hồi chức năng can thận, giải phóng dây thần kinh chèn ép, mạnh gân khỏe cốt, ngăn bệnh tái phát.

Các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ

Tùy theo triệu chứng lâm sàng, mức độ tổn thương người bệnh có thể lựa chọn một trong những bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1 – Trị thoái hóa cột sống cổ do phong hàn

Người bệnh gặp phải chứng đau cứng cổ, đau vai gáy, tê mỏi tứ chi, cử động khó.

  • Vị thuốc: 15g cát căn; bạch thược, quế chi, đương quy, thương truật, xuyên khung, mộc qua mỗi vị 9g; cam thảo 6g. Gia giảm thêm 3g tam thất, 3 quả đại táo và 3 lát gừng tươi. 
  • Thực hiện: Thêm 750ml nước, sắc mỗi ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần, mỗi liệu trình cần uống ít nhất 10 – 15 ngày.

Bài thuốc 2 – Trị thoái hóa cột sống cổ do can thận âm hư

Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như: đau vai, gáy, lưng, các cơn đau lan lên đầu gây mất cảm giác, đau mỏi gối, chóng mặt.

  • Vị thuốc: đan sâm, thục địa, ngưu tất mỗi vị 12g; tỏa dương, đương quy, bạch thược, hoàng bá, tri mẫu, thố ty tử, quy bản, kê huyết đằng mỗi vị 9g.
  • Thực hiện: Đem hỗn hợp sắc mỗi ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần sử dụng trong ngày. 

Ngoài các bài thuốc uống chiết xuất từ thảo dược, Y học cổ truyền còn ứng dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống cổ với các kỹ thuật: xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ, thủy châm tác dụng kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết tăng hiệu quả điều trị. Một số huyệt vị được tác động như: Huyệt á thị, huyệt kiên tỉnh, huyệt phong trì, huyệt hậu khê.

Bài tập Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Các bài tập Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng giảm đau nhức, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, tăng sức đề kháng, giảm thoái hóa cột sống. Quý bạn đọc có thể tham khảo một số tư thế yoga trị thoái hóa đốt sống cổ dưới đây:

  • Tư thế rắn hổ mang: Bài tập tác động chủ yếu lên vai và toàn thân người. Bài tập giúp định hình cột sống cổ, giúp cột sống tăng thêm sức mạnh, vận động linh hoạt hơn, hỗ trợ giảm cơn đau thần kinh tọa.
  • Tư thế xoay nửa người: Tư thế Yoga này khá phù hợp với dân văn phòng giúp thư giãn lưng, giảm đau mỏi cổ sau một ngày làm việc kéo dài. Đồng thời bài tập cũng giúp kéo dài vai, hông, cổ, tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho phần lưng.
  • Tư thế cánh cung: Giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, căng thẳng, kéo giãn toàn bộ phần thân trước của cơ thể từ đó giúp cơ lưng tăng sức mạnh, cột sống vận động linh hoạt hơn.
  • Tư thế mèo bò: Bài tập Yoga tư thế này được thực hiện khá dễ dàng nhưng mang lại nhiều lợi ích: Giải phóng chèn ép cột sống, kéo căng cơ lưng, vùng ngực, tăng lưu thông máu, dịch nhầy tới sụn khớp. Từ đó giúp cơ thể linh hoạt hơn, vận động dễ dàng.

Kết hợp thăm khám y học hiện đại

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?

Ngoài sử dụng các loại thuốc, áp dụng các bài tập thoái hóa đống sống cổ, quý bạn đọc và người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là một số lưu ý trong thực đơn ăn uống của người bệnh:

Người bệnh nên ăn

Nếu bạn đang không biết thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì thì hãy tham khảo ngay danh sách thực phẩm tốt cho người bệnh dưới đây:

  • Sữa, các chế phẩm làm từ sữa 
  • Các loại thực phẩm bổ sung canxi như trứng, phô mai, các loại hạt đậu
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin D, vitamin C
  • Bổ sung nước hầm xương từ lợn, bò trong chế biến các món ăn
  • Uống nhiều nước mỗi ngày

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với người bị thoái hóa đốt sống cổ

Người bệnh nên kiêng 

  • Đồ ăn được chế biến sẵn, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chứa nhiều hoạt chất Omega 6 được tìm thấy trong hạt điều, hạt hướng dương
  • Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn như mứt, các loại rau muối, mứt,…
  • Đồ ăn đóng hộp là khắc tinh của người bị thoái hóa cột sống cổ
  • Không sử dụng nước ngọt, cà phê, soda, rượu bia, thuốc lá

Khám chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt?

Lựa chọn địa chỉ khám chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt giúp người bệnh xác định chính xác mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, được tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp quý bệnh nhân có thêm nhiều lựa chọn khám chữa cho mình:

Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ có thể đến khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Bạch Mai để thăm khám và điều trị.

  • Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị, máy móc để siêu âm, chụp chiếu hiện đại
  • Các bác sĩ tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm
  • Chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Tuy nhiên mỗi ngày bệnh viện Bạch Mai đón tiếp hàng ngàn bệnh nhân từ nhiều vùng miền về thăm khám và điều trị nên bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, chờ đợi lấy số.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện 108

Bệnh viện 108 tiếp tục là gợi ý cho bệnh nhân có mong muốn điều trị thoái hóa cột sống cổ. 

  • Bệnh viện sở hữu cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; máy móc được đầu tư, nâng cấp
  • Các bác sĩ có học vấn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề
  • Bệnh nhân được điều trị theo phương pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật
  • Bệnh viện không làm việc vào chủ nhật nên thường xuyên trong tình trạng quá tải.

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy

Nếu quý bạn đọc và người bệnh đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh có thể khám chữa thoái hóa cột sống cổ tại khoa nội xương khớp tại bệnh viện Chợ Rẫy.

  • Được trang bị đẩy đủ các phòng nội soi, cấp cứu, siêu âm khớp, phòng điều trị ban ngày. 
  • Áp dụng nhiều phương pháp điều trị kỹ thuật cao
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, được đầu tư bài bản
  • Có thể gặp chuyên gia vào thứ 3 và thứ 6
  • Chi phí khám chữa bệnh cao hơn so với mặt bằng chung

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – P.12 – Q.5 – TP HCM

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng qua đây quý bạn đọc và người bệnh có thể chủ động trong việc tìm nguyên nhân, lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ phù hợp, hiệu quả lâu dài.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo