Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em cảnh báo bệnh lý gì? Nguy hiểm không?

4.9/5 - (22 bình chọn)

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu sớm cảnh báo vấn đề sức khỏe của trẻ cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Vậy trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì, có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì để xử lý triệt để tình trạng này? Chuyên trang xin đưa ra những thông tin hữu ích về bệnh trong bài viết dưới đây.

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu bệnh gì?

Khi trẻ bị sốt kèm theo dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, cha mẹ không được chủ quan. Việc xác định nguyên nhân là điều quan trọng để tìm được hưởng xử lý, điều trị hiệu quả. Theo chuyên gia da liễu, hiện tượng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ có thể liên quan tới một số bệnh lý bao gồm:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh trong điều trị mề đay. [Đọc ngay để Khám phá hiệu quả thực sự của bài thuốc]

Sốt phát ban, sốt xuất huyết

Khi bé bị sốt cao có xuất hiện ban đỏ dưới da có thể trẻ bị sốt phát ban. Cha mẹ để ý nếu không chứa nhân khắp cơ thể thì đây là dấu hiệu hiệu trẻ bị sốt xuất hiện. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện khoảng 3 ngày sau đó tự lặn mà không để lại sẹo.

Sốt nổi mẩn ngứa ở trẻ em có thể cảnh báo trẻ bị sốt phát ban, sốt xuất huyết
Sốt nổi mẩn ngứa ở trẻ em có thể cảnh báo trẻ bị sốt phát ban, sốt xuất huyết

Một số triệu chứng kèm theo khi trẻ bị sốt xuất huyết như: sổ mũi, trẻ không ho nhưng người lờ đờ, quấy khóc liên tục. 

Bệnh tay chân miệng

Là bệnh lý trẻ dễ gặp phải vào thời gian giao mùa. Khi bị bệnh trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn, tiêu chảy. Khi mới khởi phát, các nốt mụn đỏ này xuất hiện chủ yếu ở khoang miệng, chân và bàn tay. Sau đó mụn đỏ sẽ biến thành mụn nước nhỏ li ti như đầu tăm, không gây ngứa ngáy. Bệnh chân tay miệng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo thâm. 

Bệnh thủy đậu

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu tương tự như bệnh chân tay miệng. Trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ nhưng thường ở lưng và bụng là chính. Thời gian bệnh diễn tiến nặng mới lan dần lên cổ, mặt gây nóng rát, đóng vảy. Thậm chí nếu không kiêng cữ và chăm sóc cẩn thận có thể để lại sẹo. 

Trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Bệnh Rubella

Triệu chứng điển hình nhận biết bệnh đó là sốt và nổi mẩn ngứa ở trẻ, kèm thêm tiêu chảy. Một số ít bệnh tiến triển nặng trẻ có thể bị sưng hạch. Thời gian đầu cha mẹ sẽ thấy da bé xuất hiện nốt ban màu hồng mịn sau đó lan rộng toàn thân. 

Viêm da dị ứng

Khi trẻ bị nổi mẩn ngứa kèm sốt có thể là trẻ bị viêm da dị ứng. Tuy trường hợp này rất hiếm gặp nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. 

Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, trong miệng hoặc bên ngoài làn da.

  • Nấm Candida ở miệng: Triệu chứng ban đầu là xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ ở má, lưỡi, nướu răng hoặc vòm họng.
  • Nấm Candida ngoài da: Loại nấm này chỉ xuất hiện ở các vùng da đã bị tổn thương do dị ứng, mề đay hay chàm. Đặc biệt, chúng thường phát triển nhất ở vùng bẹn và xung quanh mông. Các vùng da bị nấm xâm nhập sẽ nổi mẩn đỏ gây ngứa, xung quanh đóng vảy khô. 

Lác sữa 

Các bé có cơ địa đặc biệt, dễ bị dị ứng thì trong giai đoạn từ 2 tháng đến 2 tuổi rất dễ gặp tình trạng lác sữa. Căn bệnh này khiến làn da của trẻ khô ráp, dễ nứt nẻ, nổi mẩn đỏ thành vùng gây khó chịu. Nếu cha mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng thì trẻ thường bị di truyền và nguy cơ bị lác sữa sẽ cao hơn. 

Bé sốt nổi mẩn đỏ ngứa nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bình thường, bé sốt nổi mẩn đỏ không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng phụ huynh không được chủ quan. Thay vào đó, hãy chủ động cho trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân, điều trị bệnh sớm tránh bệnh tiến triển phức tạp. 

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới trẻ
Cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới trẻ

Nếu sốt nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của bệnh lý mà không chữa trị đúng cách, kịp thời có thể để lại hậu quả khôn lường như: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, nghẽn mạch, suy tim, một số bệnh lý liên quan đến máu, da,… 

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ trong trường hợp:

  • Sốt cao, không hạ sốt, các nốt mẩn ngứa ngày càng lan ra toàn thân. 
  • Các vết mẩn sưng tấy và có hiện tượng áp xe dưới da.
  • Nhiễm khuẩn da, xuất hiện các vết lở loét.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ, tiêu chảy.

Điều trị sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em

Để điều trị sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, bác sĩ sẽ tùy theo biểu hiện lâm sàng, độ tuổi và cơ địa của trẻ để đưa ra phác đồ phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp xử lý tình trạng bé bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa:

Xử lý sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ bằng Tây y 

Tây y sử dụng thuốc giảm triệu chứng theo kê toa của bác sĩ. Tùy thuộc vào thể trạng bệnh, sức khỏe của trẻ bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Theo đó, hai phương pháp điều trị sốt nổi mẩn ngứa ở trẻ em bằng Tây y phổ biến bao gồm:

Điều trị dựa theo nguyên nhân:

Sử dụng trong trường hợp trẻ bị sốt nổi mẩn ngứa do cơ thể bị virus, vi khuẩn xâm nhập khiến hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài da để giả nhanh các triệu chứng bệnh. Trường hợp phát hiện trẻ bị vi khuẩn xâm nhập, bác sĩ sẽ chỉ định phụ huynh cho trẻ sử dụng kháng sinh liên tục khoảng 5 – 7 ngày. 

Chú ý khi sử dụng thuốc Tây cho trẻ
Chú ý khi sử dụng thuốc Tây cho trẻ

Điều trị triệu chứng:

Khi trẻ bị sốt, nổi mẩn ngứa kèm theo một số triệu chứng như: ho, khó thở, sổ mũi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để thuyên giảm triệu chứng như: kali permanganat, pimecrolimus, steroid, calcineurin… Thuốc có thể bào chế dưới dạng bôi, xịt…

Trường hợp bệnh diễn tiến phức tạp, tùy theo biểu hiện lâm sàng bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, điện giải…

Ngoài ra cha mẹ cũng có thể tìm hiểu bổ sung một số loại thuốc bổ, vitamin giúp trẻ giảm nhanh triệu chứng, tăng hệ miễn dịch. 

Ưu điểm của thuốc Tây đó là thuyên giảm triệu chứng rất nhanh chóng nhưng thuốc lại để lại nhiều tác dụng phụ không tốt. Cha mẹ cần tham vấn kỹ ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh biến chứng khôn lường. 

Mẹo dân gian xử lý trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa

Dân gian truyền tai nhau rất nhiều mẹo hay chữa sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em. Cha mẹ có thể ghi lại một số bài thuốc hay có tác dụng giảm triệu chứng sốt, nổi mẩn ngứa ở trẻ như sau:

  • Sử dụng lá khế: Hoạt chất trong lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, làm dịu nhẹ da hiệu quả. Mẹ có thể đun nước lá khế tắm cho trẻ hàng ngày. 
  • Dùng lá trầu không: Các hoạt chất trong lá trầu không như phenol, chavicol có công dụng kháng viêm, tiêu diệt nấm hiệu quả. Đây cũng là bài thuốc được nhiều cha mẹ tin dùng để giảm sốt nổi mẩn ngứa cho con. 
Áp dụng một số mẹo dân gian giảm triệu chứng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em
Áp dụng một số mẹo dân gian giảm triệu chứng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em
  • Lá bạc hà: Trong lá bạc hà chứa hàm lượng Menthol dồi dào có tác dụng làm mát, dịu da, cải thiện vùng da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy. Mẹ có thể rửa sạch 1 ít lá bạc hà sau đó vò nát, đun cùng 2 – 3 lít nước rồi chế nước tắm cho trẻ. 
  • Chanh muối: Chanh muối vừa có tác dụng giảm sốt, lại được xem là thảo dược giúp diệt virus, tăng sức đề kháng cho trẻ. Để trẻ dễ sử dụng cha mẹ có thể thêm 1/3 thìa mật ong cho trẻ uống. 
  • Chườm lạnh tạm thời: Nếu không có sẵn các loại lá trong vườn nhà, mẹ có thể xử lý nhanh tình trạng sốt nổi mẩn đỏ ngứa bằng cách chườm lạnh cho trẻ. Chú ý không chườm quá lâu tránh gây tổn thương da của trẻ. 

Ưu điểm của bài thuốc dân gian chính là tính thông dụng, dễ thực hiện. Tuy nhiên mẹo chữa chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, các dấu hiệu mới chớm nở. Trường hợp nặng hơn, cha mẹ cần chủ động cho trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế. 

Sử dụng bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả

Theo Đông y, hiện tượng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em chủ yếu xuất phát do chức năng nội tạng suy giảm, hệ miễn dịch yếu kém, các chất độc hại ứ đọng bên trong cơ thể. Dựa theo căn nguyên gây bệnh, bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên vừa đi sâu đào thải độc tố, vừa bồi bổ cơ thể cho trẻ.

Bài thuốc Đông y trị bệnh từ gốc, ngăn bệnh tái phát
Bài thuốc Đông y trị bệnh từ gốc, ngăn bệnh tái phát

Một số bài thuốc Đông y chữa sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ phổ biến bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm cát cánh 12g, xuyên khung 12g, thục địa 12g, cam thảo 12g, đương quy 12g, trần bí 12g. Thêm vào 8g quế, 10 ga bạch chỉ, 10g tế tân. Thang thuốc muốn hiệu quả cần có thương nhĩ, xương bồ mỗi vị 12g. 
  • Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm 8g mỗi loại: Rau má, thổ linh, cát căn, nam hoàng bá, bồ công anh, kinh giới, thương nhĩ. Thêm vào 12g hoàng cầm, 12g chi tử, 12g liên kiều, 12g ngân hoa. 
  • Bài thuốc 3: Thang thuốc gồm thiên niên kiện, kim ngân hoa, sài hồ mỗi thứ 8g; cam thảo đất, bồ công anh, hạ khô thảo, ngải diệp, tang ký sinh mỗi thứ 12g; quế 6g. 

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên tìm hiểu và cho trẻ sử dụng bài thuốc Đông y để đảm bảo tính an toàn. Tuy không có tác dụng giảm nhanh triệu chứng như Tây y nhưng bài thuốc Đông y có thể giải quyết tận gốc bệnh, ngăn tái phát hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được điều đó, phụ huynh nên kiên trì cho bé sử dụng đúng theo liệu trình. Ngoài ra việc tìm tới cơ sở khám chữa YHCT uy tín là cần thiết để đảm bảo chất lượng của dược liệu. 

Chăm sóc, ngăn ngừa sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em

Khi trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa thay vì lo lắng cha mẹ nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý đúng bệnh. Song song với việc sử dụng thuốc cha mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý về chăm sóc, phòng tránh bệnh sau đây:

Chăm sóc sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em
Chăm sóc sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên để vệ sinh da cho trẻ. Tuy nhiên hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, cha mẹ cần chọn địa chỉ uy tín. Ngoài ra tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng sản phẩm nào. 
  • Hằng ngày nên cho trẻ mặc đồ rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất,…
  • Đảm bảo môi trường vui chơi, học tập của trẻ sạch sẽ, không khói bụi, ô nhiễm,…
  • Vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, để ý không cho trẻ cào gãi vùng da bị nổi mẩn đỏ. 
  • Bổ sung thêm vitamin A, C, D trong khẩu phần ăn cho trẻ để tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. 
  • Khi trẻ bị sốt cao liên tục, cha mẹ cần đưa con tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
  • Cha mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Trường hợp trẻ hay bị nôn trớ nên chia nhỏ các bữa ăn. 
  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi cần cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên nơi trẻ.
  • Ngoài ra, bạn nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng ( khoảng 6:00 – 7:00) để cung cấp hàm lượng vitamin D thiết yếu cho da.

Bài viết trên đây thông tin tới bạn về hiện tượng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em. Hy vọng qua đây, các bậc phụ huynh có thêm kiến thức bổ ích trong cẩm nang chăm sóc con trẻ của mình. Tốt nhất, khi thấy hiện tượng bất thường hãy cho trẻ đi thăm khám để tránh biến chứng đáng tiếc sau này. 

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Chia sẻ

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh qua phản hồi bệnh nhân được VTV2 phỏng vấn]

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo