Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Đánh giá bài viết

Mất ngủ kinh niên hay còn gọi là mất ngủ mãn tính là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc,… trong thời gian dài, tái phát liên tục ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Bài viết dưới đây đề cập đến lý những nguyên nhân gây mất ngủ và các cách chữa mất ngủ kinh niên hiệu quả, an toàn.

Mất ngủ kinh niên là gì? Triệu chứng điển hình

Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) là một dạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ kéo dài và có xu hướng tái phát liên tục. Mất ngủ được coi là mãn tính khi người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay mộng mị, tỉnh giấc nửa đêm, khó ngủ lại với tần suất trên 3 lần mỗi tuần và liên tục trong 3 tháng hoặc lâu hơn.

Những người bị mất ngủ kinh niên thường ngủ ít hơn 3 tiếng mỗi ngày
Những người bị mất ngủ kinh niên thường ngủ ít hơn 3 tiếng mỗi ngày

Người bị mất ngủ kinh niên thường có những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Mất ngủ ít nhất 3 ngày mỗi tuần, dù rất mệt mỏi nhưng không thể ngủ 
  • Thường xuyên trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm
  • Một thời gian dài ngủ dậy nhưng trong trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo
  • Thường xuyên đau nhức cơ bắp, đau đỉnh đầu, đầu óc quay cuồng, người uể oải
  • Luôn thấy lo âu, căng thẳng, rơi vào trạng thái sợ hãi, cô lập bản thân

Bệnh mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Khác với mất ngủ cấp tính, tình trạng mất ngủ chỉ thoáng qua, mất ngủ kinh niên nhiều ngày liên tục khiến cơ thể đối mặt với nhiều hệ lụy cả về sức khỏe và tinh thần. 

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền – Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, mất ngủ kéo dài không được kiểm soát tốt, bệnh gây ra nhiều vấn đề trầm trọng, tàn phá sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn: Thường xuyên bị mất ngủ khiến bạn lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo trong lúc tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc.
Người bị mất ngủ mãn tính sẽ gia tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông
Người bị mất ngủ mãn tính sẽ gia tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông
  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Mất ngủ mãn tính là nguy cơ hàng đầu phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể, các hoạt động của tế bào miễn dịch tự nhiên suy giảm chức năng, tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên 36%.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Thường xuyên bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu có thể làm thay đổi cách cơ thể xử lý glucose. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 2 lần so với bình thường.  
  • Rối loạn tâm lý, không kiểm soát hành vi: Chỉ cần thiếu ngủ, mất ngủ 1 đêm đã khiến bạn cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi, cáu gắt vào hôm sau. Người bị mất ngủ mãn tính có thể đối mặt với những rối loạn tâm thần, trầm cảm, âu lo, 33% người bị mất ngủ kinh niên bị sa sút trí tuệ. 
  • Giảm khả năng sinh sản: Mất ngủ thường xuyên sẽ làm giảm sự sản sinh các hormone sinh sản ở cả nam và nữ, từ đó giảm khả năng thụ thai, ảnh hưởng duy trì nòi giống.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Các nghiên cứu khoa học cho biết mối liên quan chặt chẽ giữa mất ngủ kinh niên và tình trạng tăng nhịp tim, huyết áp, làm vỡ thành động mạch vạch, tăng nguy cơ đột quỵ. 
Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp nhiều lần
Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp nhiều lần

Có thể thấy mất ngủ mãn tính gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực tới cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Vậy, những nguyên nhân nào gây mất ngủ kinh niên? Nội dung tiếp theo sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.

Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên sử dụng rượu, cà phê, trà đặc, bia, thuốc lá, chất kích thích; thói quen ăn quá no vào buổi tối, chu trình ngủ – thức thay đổi, thói quen ngủ ngày cày đêm, làm theo ca kíp không cố định… dễ gây mất ngủ.

Do lạm dụng thuốc: Trong thành phần của các loại thuốc cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc chống dị ứng có chứa cafein gây mất ngủ, lạm dụng dễ gây mất ngủ mãn tính. Thường xuyên uống thuốc an thần, thực phẩm chức năng gây ngủ dễ bị nhờn thuốc, nghiện thuốc, lâu dần đẫn đến mất ngủ mãn tính.  

Mất ngủ kinh niên do bệnh lý: Nhiều người bị mất ngủ kinh niên có liên quan tới một số vấn đề bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đa khớp, viêm xoang, rối loạn tâm thần, trầm cảm,… 

Do thiểu năng tuần hoàn não: 80% bệnh nhân mất ngủ kinh niên có nguyên nhân xuất phát từ thiểu năng tuần hoàn não. Thiểu năng tuần hoàn não là sự thiếu hụt oxy lên não, não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây chứng mất ngủ kinh niên. 

Người bị mắc bệnh viêm khớp, viêm xoang, dạ dày có thể bị mất ngủ mãn tính
Người bị mắc bệnh viêm khớp, viêm xoang, dạ dày có thể bị mất ngủ mãn tính

Chữa mất ngủ kinh niên như thế nào?

Mất ngủ kinh niên thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Người bệnh cần kiên trì tìm hiểu, áp dụng các phương pháp phù hợp kết hợp lối sống lành mạnh, khoa học để khắc phục bệnh. Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ kinh niên quý bệnh nhân có thể tham khảo:

Thuốc trị mất ngủ kinh niên theo Tây y

Thuốc Tây y, thuốc an thần là phương pháp đầu tiên được đông đảo bệnh nhân lựa chọn khi bị mất ngủ mãn tính. Dưới đây là một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định trong kê toa cho bệnh nhân mất ngủ kinh niên:

– Nhóm thuốc benzodiazepin

Đây là nhóm thuốc an thần được các bác sĩ kê đơn cho trường hợp bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ hay mộng mị. Thành phần thuốc gồm hoạt chất kích thích trực tiếp vào hệ thống thần kinh có tác dụng tạo ra các cơn buồn ngủ, giảm căng thẳng tạm thời. 

Hãy thận trọng với những hiểm họa thuốc ngủ gây ra
Hãy thận trọng với những hiểm họa thuốc ngủ gây ra

– Một số nhóm thuốc gây ngủ mạnh khác 

Tùy theo tình trạng mất ngủ cụ thể, các bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc gồm những loại thuốc thế hệ mới như Zolpidem, Zopiclone, Zaleplon. Tác dụng chống co giật, an thần, gây buồn ngủ. Mặc dù thuốc được kiểm soát tối đa tác dụng vụ song nếu sử dụng thuốc lâu ngày người bệnh vẫn có thể rơi vào tình trạng lệ thuộc thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe thần kinh. 

Nhìn chung, những loại thuốc ngủ, thuốc an thần bằng Tây y có thể giúp người bệnh chìm vào giấc ngủ tạm thời, nhưng chúng đều để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, lệ thuộc thuốc, suy nhược thần kinh. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc theo cảm tính.

Bên cạnh các loại thuốc Tây, bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung để nâng cao hiệu quả điều trị mất ngủ. Các chuyên gia y tế và bác sĩ đầu ngành khuyến khích người bệnh nên tìm hiểu và bổ sung những loại vitamin, khoáng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng, tiếp năng lượng cho cơ thể đều đặn và tránh nguy cơ mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ kinh niên và cách điều trị theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, mất ngủ kinh niên được xếp vào chứng thất miên, bất mị xảy ra khi cơ thể gặp các vấn đề như tâm tỳ xảy ra khi cơ thể gặp các vấn đề như can khí uất kết, tâm tỳ hư. 

Đông y quan niệm, chỉ khi tâm an, can thận khỏe mạnh, tinh thần thư thái, thần kinh tốt mới có thể đi vào giấc ngủ ngon tự nhiên. Khi thường xuyên bị mất ngủ, ngủ hay mộng mị, không sâu giấc tức tâm, tỳ, can, phế, thận lúc này không ổn định. Để điều trị mất ngủ kinh niên hiệu quả, các bài thuốc YHCT đi sâu bổ tâm, bổ tỳ, phục hồi chức năng gan thận, trấn an thần kinh, dưỡng tâm, an thần. 

Chữa mất ngủ kinh niên theo YHCT đảm bảo về tính an toàn, hiệu quả
Chữa mất ngủ kinh niên theo YHCT đảm bảo về tính an toàn, hiệu quả

Các bài thuốc chữa mất ngủ phối chế, kết hợp các loại dược liệu có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường dưỡng chất, cung cấp lượng oxy cần thiết cho não bộ. Một số vị thuốc được lựa chọn trong bài thuốc điều trị mất ngủ gồm lá vông, tâm sen, cỏ bình vôi, lạc tiên,…

Một số mẹo chữa mất ngủ kinh niên tại nhà

Kết hợp sử dụng thuốc đặc trị mất ngủ kinh niên, người bệnh cũng nên tìm hiểu, tham khảo và lựa chọn một số cách trị mất ngủ tại nhà có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là một số cách quý bạn đọc có thể tham khảo:

  • Sử dụng cây lạc tiên: Mỗi ngày đun khoảng 15g lá lạc tiên khô cùng 2,5 lít nước, để nguội sử dụng thay thế nước lọc. Hoặc bạn có thể luộc hoặc xào ngọn và lá lạc tiên ăn mỗi tuần 3 lần để cải thiện tình trạng mất ngủ. 
  • Sử dụng tâm sen: Khi bị mất ngủ kinh niên, người bệnh có thể hãm trà tâm sen uống mỗi ngày để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. 
  • Sử dụng đậu xanh: Đậu xanh 50g nấu chín tới khi nhừ, thêm đường phèn khuấy đều nêm nếm cho vừa miệng. Mỗi ngày bạn có thể ăn chè đậu xanh để khắc phục tạm thời chứng mất ngủ kinh niên. 
  • Sử dụng lá vông: Bạn dùng khoảng một nắm lá vông, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn rồi nấu thành canh hoặc đun sôi lọc nước uống mỗi ngày để giấc ngủ ngon hơn, hạn chế mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm.
Uống nước lạc tiên mỗi ngày để dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn
Uống nước lạc tiên mỗi ngày để dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn

Lưu ý: Những mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên sẵn có chỉ có tác dụng tạm thời trong điều trị mất ngủ. Người bệnh chỉ nên xem đây là phương pháp hỗ trợ tạm thời. Ngoài ra những người gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp thấp nên cẩn trọng khi áp dụng. 

Ngăn chặn, phòng ngừa mất ngủ mãn tính hiệu quả 

Nhịp sống hiện đại, áp lực công việc, thói quen không lành mạnh khiến càng nhiều người ngày này bị mất ngủ mãn tính. Hơn ai hết mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần tự giác, thiết lập một cuộc sống khoa học, lành mạnh. Bạn cần lưu lại những lưu ý giúp ngăn ngừa mất ngủ kinh niên sau đây:

– Bạn nên tạo thói quen việc ngủ – thức, không thức quá khuya sau 11 giờ và dậy sau 7 giờ sáng. 

– Trước khi đi ngủ 30 phút bạn nên vận động nhẹ nhàng, nên ưu tiên các bài tập yoga, ngồi thiền,…

– Cân bằng cuộc sống, dành thời gian nghỉ ngơi, không nên để bản thân chịu căng thẳng, áp lực.

– Đảm bảo có không gian ngủ lý tưởng: Phòng ngủ phải yên tĩnh, tránh tiếng ồn, ánh sáng trực tiếp

– Tránh chất kích thích: Hãy kiểm soát thói quen sử dụng cà phê, trà đặc, thuốc lá, rượu, bia,…

– Không làm việc, đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử trên giường ngủ

– Tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần để chìm vào giấc ngủ 

– Người bệnh có thể tạo nhật ký cá nhân theo dõi chu trình ngủ – thức giấc của mình để xác định thói quen xấu gây mất ngủ và loại bỏ chúng

– Tránh ngủ trưa quá nhiều: Bạn chỉ nên có một giấc ngủ trưa ngắn, tối đa khoảng 30 phút để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ ban đêm.

– Ngâm chân cùng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều. 

Mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kinh niên nếu không được kiểm soát tốt sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật tấn công cơ thể, tàn phá người bệnh qua từng ngày. Vì vậy, quý bệnh nhân không được chủ quan, cần thay đổi thói quen kịp thời, thăm khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để bệnh không trở nên quá trầm trọng.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo