Huyệt Uyển Cốt nằm ở đâu? Công dụng của huyệt là gì?
Huyệt Uyển Cốt là huyệt đạo quan trọng điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Trong y học, huyệt từ lâu đã được biết đến với công dụng thanh thấp nhiệt. Có rất nhiều bệnh lý được điều trị bằng cách tác động tới huyệt đạo này. Người bệnh muốn chữa bệnh bằng các huyệt đạo trên cơ thể cần hiểu rõ về đặc tính và công dụng của huyệt. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyệt.
Huyệt Uyển Cốt là huyệt gì?
Huyệt đạo Uyển Cốt đã được biết đến từ lâu, cho tới ngày nay, đây vẫn là huyệt đạo quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe. Chúng ta có thể hiểu đơn giản tên huyệt như sau: Xương cổ tay của chúng ta được y học cổ truyền gọi là uyển cốt. Huyệt nằm tại vị trí của vùng xương này nên từ đó có tên gọi là Uyển Cốt huyệt.
Trên tay có rất nhiều huyệt đạo, mỗi huyệt tương ứng với các chức năng điều tiết tuần hoàn cơ thể khác nhau. Huyệt đạo Uyển Cốt cũng có những đặc tính riêng biệt.
Đặc tính của huyệt Uyển Cốt
Huyệt đạo này xuất xứ từ Thiên Bản Du, huyệt thuộc kinh Tiểu Trường và huyệt thứ 4 trong tổng số 19 huyệt đạo của đường kinh này. Huyệt Nguyên trong kinh Tiểu Trường. Huyệt có mối liên quan chặt chẽ với các huyệt đạo khác trên đường kinh và là một trong các huyệt quan trọng nhất của Tiểu Trường kinh.
Vị trí huyệt đạo
Vì huyệt nằm trên bàn tay nên để tìm ra huyệt tương đối đơn giản. Huyệt có vị trí nằm ở phía bờ trong của bàn tay. Tại nơi lõm giữa phần xương bàn tay 5 và xương móc. Trên đường tiếp giáp của mu tay và da gan tay.
Để lấy huyệt, bệnh nhân sẽ ngửa bàn tay, các ngón tay đồng thời hơi nắm lại. Từ phía huyệt Hậu Khe ven theo tới xương tháp và xương bàn số 5.
Những công dụng của huyệt đạo Uyển Cốt
Công dụng chính của huyệt đạo là thanh thấp nhiệt ở kinh Tiểu Trường. Bên cạnh đó, huyệt có các khả năng chủ trị gồm:
- Chủ trị chứng đau đầu, cổ bị đau cứng
- Chủ trị bệnh lý ù tai
- Huyệt đồng thời chủ trị bệnh đau dạ dày thể cấp
- Chủ trị triệu chứng khớp khuỷu và cổ tay, khớp ngón tay bị đau, lưng bị đau do vặn vẹo.
Điều trị bệnh bằng phương pháp châm cứu
Huyệt đạo này thường được tác động bằng phương pháp châm cứu. Thầy thuốc sẽ thực hiện cách châm cứu thẳng. Châm với độ sâu 0,3 đến 0,5 thốn, thời gian ôn cứu từ 5 – 10 phút và cứu 3 đến 5 tráng.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm khám chữa bệnh y học cổ truyền, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn địa chỉ chữa bệnh uy tín. Bệnh nhân cũng cần chú ý, tuyệt đối không tự châm cứu hoặc bấm huyệt tại nhà khi chúng ta không có hiểu biết về huyệt đạo. Việc tác động sai tới huyệt đạo sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Phối huyệt:
Đối với từng chứng bệnh cụ thể, huyệt sẽ được phối với các huyệt đạo khác để mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Người bệnh có thể tham khảo một số cách phối huyệt dưới đây:
- Phối huyệt Thiên Tông giúp điều trị chứng tay và vai bị đau nhức
- Phối cùng huyệt Trung Chủ giúp trị chứng không thể co duỗi các ngón tay.
- Huyệt đạo phối cùng huyệt Dương Cốc giúp chủ trị chứng nóng lạnh, sưng ở vùng cổ gáy.
- Huyệt Trung Quản phối cùng Uyển Cốt trị chứng hoàng đản và Tỳ hư.
- Uyển Cốt phối huyệt Thân Mạch của kinh Bàng Quang, huyệt Dũng Tuyền và huyệt Ngoại Quan trị chứng người bệnh bị vàng da sau khi nhiễm thương hàn.
- Huyệt phối Túc Tam Lý trong kinh Vi, huyệt Tỳ Du kinh Bàng quang và huyệt Phi Du trị tiểu đường.
- Phối huyệt Đại Lăng với Uyển Cốt, huyệt Tam Gian, huyệt Gian Sử để điều trị chứng viêm ở khớp cổ tay.
Qua bài viết về huyệt Uyển Cốt này, mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ đều hữu ích đối với bạn đọc. Người bệnh khi gặp các bệnh lý nếu có liên quan tới Uyển Cốt, chúng ta có thể vận dụng phương pháp chữa bệnh bằng cách tác động tới huyệt đạo. Người bệnh trước khi điều trị cần tìm hiểu kỹ về huyệt cũng như lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh uy tín để đạt kết quả tốt nhất.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!